Quýt có công dụng như… Viagra
Đông y từ lâu đã biết đến tác dụng làm thuốc của vỏ quýt (tên thuốc là trần bì), nhưng ít người biết lá quýt, vỏ quýt, nước quýt còn là “viagra” của đấng mày râu.
Bài 1
Lá quýt 15g, hương phụ tử 20g, lộ lộ thông 30g, uất kim 10g, mật ong 30ml. Hương phụ tử, lộ thông, lá tắc kè rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước nấu 30 phút, bỏ bã, đợi khi nguội cho mật ong vào quấy tan là được. Uống vào buổi trưa và chiều. Công dụng: sơ can giải uất, trị rối loạn cương dương do can uất.
Quả quýt chín.
Bài 2
Nước quýt 0,5 lít, hoa phấn 30g, mật ong 30ml. Đặt phấn hoa vào tủ lạnh trên 24 giờ, sau khi lấy ra lập tức cho vào 180ml nước sôi 800C khuấy đều, để yên trong 24 tiếng, lại khuấy đều vài lần. Lọc bằng vải sạch làm thành sữa hoa phấn, tiếp theo cho mật ong vào, khuấy tan rồi hòa chung với nước quýt, đổ vào lọ đậy lại. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml, pha thêm 100ml nước ấm. Công dụng: trị rối loạn cương dương do tâm thận bất giao.
Bài 3
Vỏ quýt (trần bì) cửu chế 15g (vỏ quýt 9 năm chưng 9 sái), dầu thực vật, muối, đường, rượu nếp, nước tương, hành xắt nhuyễn, gừng băm, tỏi băm đủ dùng. Tôm sú rửa sạch, cắt bỏ râu và chân, dùng dao chẻ giữa sống lưng, bỏ đường chỉ đen để ráo nước. Bắc chảo lên bếp, cho dầu thực vật, dầu nóng thì thả tôm vào, đảo đều tay đến khi vỏ ngả sang màu đỏ thì vớt ra. Giữ lại một chút dầu trong chảo, vặn lửa nhỏ đun nóng rồi cho hành, gừng băm và tỏi băm phi thơm, cho tôm và trần bì cửu chế vào, nêm muối, đường, rượu, nước tương, cho tôm lên xào, sau đó thêm chút nước xào sơ lại lần nữa, bớt lửa nấu đến khi nước chắt được hút hết rồi thêm chút giấm là được. Dùng trong bữa ăn. Công dụng: bổ thận tráng dương, trị rối loạn cương dương.
Bài 4
Quả quýt khô 25g, hạt sen 50g, bạch quả 25g, hạt dẻ 30g, táo 25g, chuối 25g, mật táo 25g, đường 100g. Đem hạt sen, bạch quả, hạt dẻ, táo, chuối, quýt và mật táo rửa sạch, sau đó cắt nhỏ như hạt sen, cho vào nồi, thêm đường và nước nấu đến khi chè quánh lại là được. Dùng trong bữa ăn, mỗi ngày 3 lần. Công dụng: bổ tâm kiện tỳ, cố thận ích tinh, dưỡng huyết an thần, kiện não ích trí. Trị tâm thận bất giao do tỳ thận hư, mất ngủ mơ nhiều, di tinh hoạt tinh, bị thương mất máu, tim loạn nhịp, trí nhớ giảm.
Vỏ quýt cho vị thuốc trần bì
Video đang HOT
Bài 5
Lá quýt tươi 10g, thịt chó 1,5kg, đương quy 30g, nhãn nhục 10g, rượu vang, nước tương, dầu thực vật, muối đủ dùng. Thịt chó rửa sạch, cho vào nước sôi luộc chín, vớt ra để ráo nước loại bỏ mùi tanh, cắt thành miếng vuông; lá quýt rửa sạch, bó lại. Bắc chảo lên bếp, cho dầu đun nóng già thì cho thịt chó vào xào khô, thêm rượu vang tiếp tục đảo đều, cho nước tương và muối xào đều, thêm nước, đương quy, nhãn nhục, lá quýt đun sôi rồi đổ vào nồi, bớt lửa nấu đến khi thịt chó chín mềm, bỏ lá quýt, đương quy, nhãn nhục là được. Dùng trong bữa ăn. Công dụng: trị xuất tinh sớm do can thận dương hư.
Bài 6
Quýt khô và táo to 5 quả, gạo nếp 50g, ngô hạt 25g, táo tàu, hạnh nhân, thanh mai, nhãn nhục, hạt bí mỗi thứ 15g; đường cát 50g; tương quế hoa 2g; dầu mè 5ml. Táo rửa sạch, gọt vỏ, cắt ngang từ cuống trở xuống đến 1/5 chiều cao quả, móc hết hạt ra. Gạo nếp, ngô vo sạch để vào bát, thêm 100ml nước sạch đem hấp. Táo tàu, hạnh nhân, quýt khô, thanh mai, nhãn nhục xắt hạt lựu. Cho táo vào nước sôi nấu sơ, để ráo nước. Táo tàu, hạnh nhân, quýt khô, thanh mai, nhãn nhục cho vào nước sôi chần qua, đổ vào bát, sau đó cho gạo nếp, ngô đã hấp chín, hạt bí, dầu mè, đường, tương quế vào trộn đều, chia ra 5 phần, múc vào quả táo rồi đậy lại, đem hấp chín, lấy ra. Thêm nước vào chảo, cho đường vào đun sôi, sau đó đổ lên quả táo là được. Dùng trong bữa ăn. Công dụng: ích khí dưỡng tâm, trị chứng phì đại tuyến tiền liệt.
Theo BS. Phó Đức Thuần ( Sức khỏe & Đời sống)
Bí quyết giải rượu nhờ "cây nhà lá vườn"
Đôi khi trong căn bếp, tủ lạnh lại có những vị thuốc vô cùng quý giúp giải rượu.
Trái cây có vị chua
Các loại quả chua thường có tác dụng rất tốt trong việc giải rượu. Các loại quả như táo, cam, quýt, dâu tươi... xay thành sinh tố để uống.
Trà
Thành phần tanin có trong trà rất có ích trong việc giải độc cồn trong rượu. Uống từng hớp trà nhỏ nhiều lần sẽ làm tỉnh cơn say.
Mía
Mía bỏ vỏ, rửa sạch. Ép lấy nước uống vài lần sẽ giúp bạn tỉnh cơn say.
Nước mía ép giúp bạn tỉnh cơn say
Củ cải
Củ cải còn sống giã nhuyễn, vắt lấy nước để uống chung với chút đường, uống trong nhiều lần sẽ bớt say.
Cà phê
Nếu bạn thiếp đi vì cơn say, tách cà phê pha đặc uống từng ngụm nhỏ trong nhiều lần sẽ rất công hiệu trong trường hợp này.
Gừng
Gừng tươi giã nhuyễn, trộn chung với đường cát và giấm, lọc lấy nước để uống giúp hạ cơn say.
Gừng tươi giã nhuyễn trộn với đường và giấm giúp giảm cơn say
Rau cải trắng
Rửa sạch búp rau cải trắng, thái sợi trộn chung với đường và giấm để ăn, cơn say sẽ giảm.
Cháo
Cách hạ say khác cũng hay không kém là một chén cháo loãng hoặc nước cơm cũng rất công hiệu.
Đậu xanh
Rửa sạch đậu xanh bằng nước sôi, giã nhuyễn, hòa chung với nước sôi và lọc lấy nước để uống. Thêm một cách khác là nấu nhừ đậu xanh và cam thảo để ăn.
Lựu
Giã nhuyễn lựu để uống hoặc ăn sống sẽ có tác dụng giảm say
Khoai lang
Những củ khoai lang sống được giã nhuyễn, trộn chung với đường để ăn khi bị say.
Ngó sen
Có hai cách, thứ nhất bạn giã nhuyễn ngó sen tươi, lọc lấy nước uống. Thứ hai, ngó sen tươi được cắt nhỏ, trộn chung với đường và giấm để ăn.
Ngó sen lọc lấy nước uống cũng giải rượu rất tốt
Trứng
Ăn hai lòng trắng trứng gà còn tươi hoặc ăn một trứng vịt muối chung với giấm giúp giảm bớt lượng rượu đã uống. Cách này giúp đề phòng hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày có nguy cơ xảy ra, rất hiệu nghiệm.
Rau cần
Rau cần tươi rửa sạch, giã nhuyễn lọc lấy nước uống
Nước
Một cốc nước nóng sẽ giúp bạn tống rượu ra ngoài.
Theo Ngọc Anh (Việt Q)
Giúp dân công sở duy trì thói quen uống nước Lượng nước cần thiết mỗi ngày phụ thuộc vào tình trạng thể chất, khối lượng cơ thể và hoạt động của từng người. Lập mục tiêu Viết ra mục tiêu hàng ngày cần uống bao nhiêu nước và các lí do tại sao phải làm như vậy. Đặt nhắc nhở Đặt nhắc nhở trong điện thoại hoặc lịch về thời gian uống nước...