Quỳnh Lưu mạnh tay xử lý nạn “cò đất”
Ở huyện Quỳnh Lưu, có thời điểm ở một số nơi “cò” thao túng hoạt động đấu giá đất. Để giải quyết thực trạng này, huyện đã vào cuộc chấn chỉnh với cách làm có thể xem là thí điểm cho các địa phương khác tham khảo, thực hiện.
Vén “bức màn bí mật”
Trong một số cuộc đấu giá, “ cò đất” xuất hiện, dàn xếp giá cả tại các phiên đấu giá đất ở huyện Quỳnh Lưu diễn ra một cách công khai.
Trong vai một “cò” mới vào nghề, qua nhiều lần thuyết phục, chúng tôi đã được chị Vũ Thị N chia sẻ những “mánh khóe” làm ăn: Để dàn xếp được mình phải kêu đông đủ người có hồ sơ, ai đưa ra giá phù hợp thì tất cả nhường cho một người lấy luôn. Muốn làm như thế thì trong đó phải có cả dân cả “cò”, tiền ai cũng được chia cả, nếu được 50 triệu đồng mà có 10 hồ sơ thì mỗi hồ sơ được 3 triệu, còn 20 triệu chia cho những anh em có công đi làm.
“Bật mí” của chị N. đã phần nào dần hé lộ bức màn bí mật của các phiên đấu giá đất với những phức tạp lâu nay chưa có lời giải.
Quang cảnh một phiên đấu giá đất tại xã Quỳnh Hồng (Quỳnh Lưu). Ảnh P.V
“Phát súng” mở màn
Nhưng không phải lúc nào chiêu bài của “cò đất” cũng được diễn ra như ý. Điển hình tại phiên đấu giá đất xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu trong ngày 21 và 22/7/2018, qua điều tra, theo dõi, thu thập bằng chứng từ các phiên đấu giá trước, Công an Quỳnh Lưu đã bắt quả tang việc dàn xếp giá cả.
Ngay tại phòng chờ đấu giá, công an đã có đầy đủ bằng chứng các đối tượng này dàn xếp giá lô số 3 với 41 hồ sơ, giá khởi điểm là 1.041 triệu đồng. Nếu mỗi hồ sơ đồng ý nhận 10 triệu đồng thì lô đất này sẽ được bán với giá ấn định là 1,2 tỷ đồng cho người đã thỏa thuận trước với “cò”, nếu không “cò” sẽ đẩy giá lên cao. Người muốn trúng sẽ phải trả 1,8 tỷ đồng cho nhóm dàn xếp, tiền chênh lệch 600 triệu đồng sẽ được chia đều hồ sơ và phần lớn rơi vào túi nhóm người này. Nếu không nghe theo “cò” thì lô đất này khó bán được.
Ở vụ đấu giá trên, tuy tình hình rất phức tạp, nhưng với sự phối hợp xử lý chặt chẽ giữa các bên liên quan, nên không chỉ 25/27 lô đất được đấu giá thành công mà an ninh trật tự được đảm bảo.
Video đang HOT
Tình trạng “cò đất” lộng hành, dàn xếp giá cả tại các phiên đấu giá đất ở huyện Quỳnh Lưu diễn ra một cách công khai. Ảnh: P.V
Công an còn bắt giữ 3 ô tô chở vũ khí đi quanh trụ sở xã Sơn Hải với tang vật gồm 20 dao mác, 15 dao bầu, 2 kiếm, 8 tuýp sắt…, mục đích nhằm hù dọa, đòi tiền những người tham gia đấu giá chính đáng; đồng thời bảo kê cho những tên “cò đất”.
Chuyên án này đã huy động tới 80 cán bộ, chiến sỹ nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phá án. Và đây được xem là “phát súng” mở màn của lực lượng công an khi bắt đầu tấn công vào loại hành vi phạm tội mới này.
Lực lượng công an chốt chặn, kiểm tra hồ sơ chặt chẽ những người vào khu vực đấu giá đất. Ảnh: P.V
Cách làm – kinh nghiệm quý
Theo ông Trần Văn Hùng – Chủ tịch UBND xã Sơn Hải, qua đợt đấu giá đất thành công này địa phương rút ra kinh nghiệm: Cơ sở phải nắm chắc giá đất thị trường và đưa ra mức giá hợp lý, phải có sự phối hợp với công ty bán hồ sơ khách quan; phải kiểm soát được các thông tin, tình hình an ninh, các đối tượng hoạt động.
Chỉ với 27 lô đất mà hồ sơ tham gia tại xã Sơn Hải đã lên tới gần 1.000 bộ, bình quân mỗi lô đất có gần 40 bộ hồ sơ tham gia, lô nhiều nhất có tới 81 hồ sơ tham gia đấu giá. Đây được xem là phiên đấu giá lịch sử nhất về số lượng hồ sơ, số người tham gia; cũng là lần đầu tiên lực lượng chức năng đã thu giữ tang vật 400 triệu đồng của các đối tượng dàn xếp để thu lợi bất chính. Sau đó, nhóm người này đã bị đưa về trụ sở phục vụ điều tra.
Trung tá Tạ Đình Tuấn – Trưởng Công an huyện Quỳnh Lưu cho biết thêm: “Lâu nay, tình trạng cò đất móc nối nhiều, chúng tôi thấy có những bất cập ở chỗ dù nói là đấu giá đất nhưng thực tế chúng thông đồng với nhau làm cho giá đất chênh lệch. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho nhà nước. Qua quá trình đấu tranh nghiên cứu, chúng tôi tìm ra quy luật mới vào cuộc, phương châm là phát hiện đến đâu xử lý đến đó. Thực ra việc đấu tranh với nạn cò đất còn mới và trong tiền lệ chưa thực hiện”.
Mặc dù đã qua hơn 1 tháng, nhưng anh Nguyễn Huy Nam và nhiều người dân xã Sơn Hải vẫn không dấu được lo sợ khi kể về sự xuất hiện của nhiều nhóm người lạ xăm trổ đầy mình, lảng vảng gần khu vực đấu giá. Hơn nữa còn có nhiều ô tô của Vinh, Diễn Châu… thậm chí là Quảng Ninh cũng về nên người dân sợ không mua được đất. Nhưng tâm lý ấy được giải tỏa khi công an đã bắt được nhóm đối tượng dàn xếp và thu hung khí của nhóm xã hội đen lượn vòng ngoài.
Thành công của hoạt động đấu giá đất thoe quy định ở xã Sơn Hải đã đánh dấu sự bắt tay vào cuộc của các cơ quan chức năng đối với loại hành vi phạm tội mới này, vì trên thực tế, các địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có kinh nghiệm, phương án hiệu quả trong giải quyết nạn “cò đất”.
Khu đất mới được đấu giá ở huyện Quỳnh Lưu. Ảnh: P.V
Lê Chu
Theo baonghean
TP.HCM chỉ đạo 'siết' tình trạng chuyển nhượng đất công để trục lợi
Trước những vấn đề nhức nhối trong chuyển nhượng đất công, dự án diễn ra tại TP.HCM thời gian qua, UBND TP đã ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện các giải pháp kiểm soát việc chuyển nhượng dự án nhằm mục đích trục lợi, công tác đấu giá đất và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư...
Một góc khu đất 32ha ở Phước Kiểng, Nhà Bè.
Cú chuyển nhượng "thổi bay" 2.000 tỷ đồng
Điển hình là vụ Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) chuyển nhượng 32ha đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai với giá rẻ "không tưởng" 1,29 triệu đồng/m2. Trong khi tại thời điểm đó theo giá trị thị trường, 1m2 đất tại khu vực trên có thể được giao dịch với mức giá 8 triệu đồng.
Thương vụ chỉ thu về 419 tỷ đồng đáng ra có thể thu về ngân sách 2.400 tỷ, gây thất thoát của nhà nước trên 2.000 tỷ đồng khiến người dân nghi ngờ có điều khuất tất sau vụ việc.
Điều đáng nói, trước khi chuyển nhượng, Công ty Tân Thuận chỉ đề nghị Văn phòng Thành ủy TP.HCM chấp thuận cho hợp tác đầu tư xây dựng dự án Khu dân cư Phước Kiển với Công ty Quốc Cường Gia Lai. Dự án này có quy mô 50ha, trong đó có 32ha đất công do Công ty Tân Thuận quản lý. Và rất nhanh sau khi được chấp thuận hợp tác đầu tư theo tỷ lệ góp vốn và phân chia lời lãi, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng hết 32ha đất cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.
Việc chuyển nhượng đất công không thông qua đấu giá, không báo cáo cơ quan quản lý là Thành ủy đã gây thất thoát số tiền lớn của ngân sách. Nhiều người dân TP.HCM đã bức xúc khi nguồn tài nguyên đất đai của Nhà nước đã không được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí có dấu hiệu khuất tất trong quản lý bởi đất công được chuyển nhượng với giá rẻ quá dễ dàng, tùy tiện.
Đến công an vào cuộc
Một vụ chuyển nhượng dự án khác cũng có dấu hiệu khuất tất, gây bức xúc trong dư luận. Đó là việc Công ty Cổ phần Kim khí TP.HCM (có 51% vốn nhà nước) chuyển nhượng khu đất 9.125m2 tại phường Phú Thuận, quận 7 cho 1 công ty bất động sản không thông qua đấu giá, giá chuyển nhượng quá "bèo".
Khu đất ở quận 7 được chuyển nhượng cho 1 công ty bất động sản với giá "bèo" xây dựng 2 tòa cao ốc 25 tầng.
Khu đất 9.125 m2 tại đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM là tài sản Nhà nước, được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cho công ty này thuê đất, hình thức hợp đồng mỗi năm. Khi cổ phần hóa, khu đất được xem là tài sản của Nhà nước góp vốn vào công ty để tham gia cổ phần.
Sau khi đã đóng tiền sử dụng đất là 87 tỷ đồng để làm dự án bất động sản (tổng mức đầu tư dự kiến 734 tỷ đồng), công ty đã làm thủ tục để xây dựng chung cư Kim khí. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Kim khí TP.HCM đã chuyển nhượng dự án cho công ty bất động sản kia với giá trị nhận chuyển nhượng chỉ là 102 tỷ đồng.
Ngày 19.7.2018, Đoàn xác minh của Bộ Công thương do Chánh thanh tra Bộ chủ trì đã vào TP.HCM để kiểm tra vụ chuyển nhượng dự án này. Trước đó, ngày 29.6, UBND TP.HCM cũng đã ban hành Công văn số 7059/VP-TH, gửi công an, thanh tra và các cơ quan chức năng TP.HCM yêu cầu làm rõ việc công ty này chuyển nhượng lô đất nói trên.
Thành phố ra văn bản "siết" chặt
Nhằm kiểm soát tình trạng chuyển nhượng dự án để trục lợi, chặt chẽ trong công tác đấu giá đất và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản số 4473/UBND-ĐT chỉ đạo các sở, ngành thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn tình trạng trên.
Theo đó, UBND TP giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị rà soát các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, chuyển nhượng dự án kinh doanh bất động sản; Đề xuất xây dựng chuyên đề về giải pháp kiểm soát việc chuyển nhượng dự án nhằm mục đích trục lợi.
UBND TP đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra các quy định pháp luật liên quan đến đấu thầu trong lĩnh vực bất động sản; đồng thời đề xuất xây dựng chuyên đề đấu thầu dự án có sử dụng đất do Nhà nước trực tiếp quản lý.
Đối với Sở Tư pháp, yêu cầu chủ trì, phối hợp rà soát các quy định pháp luật liên quan đến đấu giá trong lĩnh vực bất động sản; Đề xuất xây dựng chuyên đề về đấu giá đất do Nhà nước trực tiếp quản lý.
UBND TP.HCM cũng yêu cầu các sở, ngành khẩn trương, nghiêm túc thực hiện, báo cáo và trình UBND TP.HCM trước ngày 1.11.2018.
Theo Danviet
Nếu đấu giá 26.000 ha đất nông nghiệp, TPHCM sẽ thu 1,5 triệu tỷ đồng Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, thành phố được phép chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ. Nếu mang đấu giá nguồn đất này sẽ thu về cho ngân sách 1,5 triệu tỷ đồng. Phát biểu tại kỳ họp thứ 9 của HĐND TPHCM khóa IX diễn ra ngày 10/7, Bí thư Thành ủy...