Quỳnh Lưu đi trước, về sau trong xây dựng trường chuẩn quốc gia
Quỳnh Lưu giai đoạn trước là địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ I và từ mức độ I lên mức độ II; song hiện tại công tác này đang chững lại, xếp thứ 16 toàn tỉnh.
Chiều 31/10, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh có cuộc làm việc với UBND huyện Quỳnh Lưu theo chương trình giám sát công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội chủ trì cuộc làm việc. Ảnh: Mai Hoa
Nợ chuẩn khó trả
Buổi sáng, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh tiến hành giám sát việc xây dựng trường chuẩn tại một số trường học trên địa bàn. Thông qua giám sát, vấn đề mà đoàn giám sát băn khoăn nhất là khuôn viên, sân chơi, bãi tập chưa đảm bảo.
Đơn cử tại Trường THPT Quỳnh Lưu 1, thời điểm được công nhận đạt chuẩn năm 2018 đang nợ về diện tích, nhưng đến nay vẫn chưa trả nợ, mặc dù đến thời điểm này trường đã hết thời hạn đạt chuẩn và đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện để thẩm định công nhận lại trường chuẩn.
Hiện tại quy mô Trường THPT Quỳnh Lưu 1 có gần 1.700 học sinh nhưng tổng diện tích khuôn viên chỉ 15.300m2.
Hệ thống máy tính tại Trường THPT Quỳnh Lưu 4 cũ kỹ, hư hỏng nhiều. Ảnh: Mai Hoa
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học ở các bộ môn lạc hậu; công năng sử dụng phòng Tin học và Ngoại ngữ trong trường THPT chưa cao.
Tại Trường THPT Quỳnh Lưu 4, mặc dù được trang bị phòng học tiếng có cabin, tai nghe, nhưng qua kiểm tra lịch học 10 tuần thì có 2 tuần không sử dụng tiết nào, có 2 tuần thì mỗi tuần sử dụng 2 tiết.
Tại Trường THPT Quỳnh Lưu 1, qua khảo sát ở một lớp khối 11, từ đầu năm học đến nay đã có 8 bài Tin học, nhưng hôm nay mới có tiết thực hành đầu tiên.
Công trình vệ sinh cũng là vấn đề đáng bàn, khi quy mô học sinh ở Trường THPT Quỳnh Lưu 1 gần 1.700 học sinh, nhưng chỉ có 2 dãy vệ sinh dành cho nam và nữ, mỗi dãy có 8 ô.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu Hoàng Văn Bộ cho biết, trong tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia hiện nay, khó khăn nhất là cơ sở vật chất, hiện đang có hơn 30 phòng học tạm, phòng học mượn. Ảnh: Mai Hoa
Tại Trường THPT Quỳnh Lưu 4, trước mỗi phòng học đặt 1 thùng rác di động chứa đầy rác, vừa mất vệ sinh môi trường, vừa không đảm bảo mỹ quan.
Tại xã Quỳnh Thuận, trường mầm non dù đã được công nhận trường chuẩn, nhưng diện tích và các phòng chức năng chưa đảm bảo; 2 trường tiểu học, THCS đều đã đạt chuẩn và đầu tháng 9/2019 vừa sáp nhập thành trường phổ thông 2 bậc học cũng đang đặt ra nhiều khó khăn để tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn.
Khắc phục tình trạng đi trước, về sau
Buổi chiều, thông qua cuộc làm việc, các thành viên đoàn giám sát đánh giá cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và kiểm tra, thẩm định công nhận lại trường đạt chuẩn. Công tác xã hội hóa được triển khai tốt, trong vòng 5 năm, từ năm học 2014 – 2015 đến năm học 2018 – 2019, huyện đã huy động được gần 73 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Tuy nhiên, vấn đề được các thành viên đoàn giám sát quan tâm, Quỳnh Lưu giai đoạn trước là địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng trường chuẩn mức độ I và từ mức độ I lên mức độ II, song hiện tại công tác này đang chững lại.
Toàn huyện hiện có 73/105 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm 69,5%. So mặt bằng chung toàn tỉnh, Quỳnh Lưu xếp thứ 16, trong đó chỉ đứng trước 4 huyện 30a.
Đặc biệt trong số 69 trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn được huyện thống kê đã có 17 trường học đã quá thời hạn được công nhận đạt chuẩn (theo quy định, trường đạt chuẩn chỉ có thời gian 5 năm kể từ ngày được công nhận). Trên địa bàn huyện cũng đang còn hơn 30 phòng học tạm và mượn.
Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thu Hường phát biểu kết luận buổi làm việc. Ảnh: Mai Hoa
Từ thực tiễn đó, kết luận tại cuộc làm việc, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thu Hường đề nghị UBND huyện Quỳnh Lưu tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, nâng cao chất lượng các trường đã đạt chuẩn gắn với trả nợ chuẩn, tránh tình trạng nợ chuẩn cũ chưa trả lại thêm một số tiêu chí về cơ sở vật chất tiếp tục xuống cấp theo thời gian.
Gắn với đó, huyện cần rà soát các trường đạt chuẩn trong thời hạn để có kế hoạch củng cố các tiêu chuẩn, tránh rớt chuẩn khi đến thời hạn công nhận lại; đồng thời có kế hoạch, lộ trình để công nhận lại các trường hết hạn chuẩn.
Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh cho rằng, hai nội dung cốt lõi trong xay dựng trường chuẩn quốc gia, đó là cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục; bởi vậy, huyện Quỳnh Lưu cần có sự tập trung huy động mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội hóa từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm để xây dựng cơ sở vật chất; quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, trong đó cần lưu tâm chất lượng giáo viên Tin học, Ngoại ngữ.
Bên cạnh đó quan tâm chỉ đạo các trường xây dựng môi trường các nhà trường xanh – sạch – đẹp; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các trường tổ chức bán trú; an toàn giao thông các trường học….
Mai Hoa
Theo baonghean
Học sinh trường Ngàm Đăng Vài phải leo qua cả quả đồi để đi vệ sinh
Không có kinh phí để xây nhà vệ sinh tự hoại, học sinh trường Tiểu học dân tộc Nội trú Ngàm Đăng Vài phải leo cả quả đồi để đi vệ sinh trong thời tiết giá rét.
Trường tiểu học dân tộc Nội trú Ngàm Đăng Vài thuộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
Đây là một trong những ngôi trường thuộc vùng khó khăn của miền tây Hà Giang.
Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của thầy và trò nơi đây là thiếu một nhà vệ sinh tự hoại.Mặc dù được nhà nước tạo rất nhiều điều kiện ăn, ở, học tập theo các tiêu chuẩn hiện nay.
Nhà vệ sinh cũ được xây dựng trên quả đồi bên cạnh trường trong tình trạng xập xệ, thiếu nước, trai gái đi chung.
Thậm chí theo phản ánh, học sinh còn phải xếp hàng...vào giờ cao điểm. Nhà vệ sinh vận hành theo lối truyền thống là dùng giấy, lá và tro bếp.
Trời nắng thì không sao nhưng trời mưa việc trèo lên ngọn đồi để đi vệ sinh rất nguy hiểm vì đây là vùng cao núi đấy, rất dễ trơn trượt.
Hiện nay Trường tiểu học dân tộc Nội trú Ngàm Đăng Vài đang có tổng số 219 học sinh, trong đó có 190 em nội trú.
Do điểm trường cách xa nhà, địa bàn rừng núi nên hầu hết học sinh cứ chiều chủ nhật lại khăn gói quả mướp đến trường, chiều thứ 6 được về nhà. Các em chủ yếu là tự đi lại, phụ huynh không đón.
Nhà vệ sinh của trường xây dựng trên một quả đồi, học sinh đi lại rất khó khăn (Ảnh:B.T)
Nhà trường không có kinh phí để xây dựng nhà vệ sinh vì thế các em phải chịu đựng mùi hôi thối, mất vệ sinh, xập xệ của nhà vệ sinh cũ.
Theo kinh phí của nhà trường đưa ra: Để xây một khu nhà vệ sinh khang trang cần phải huy động khoảng 150 triệu đồng. Số tiền này được xem là quá sức với một ngôi trường vùng cao.
Trước tình cảnh đó, nhà văn Đỗ Bích Thúy - tác giả cuốn sách "Chuyện của Pao" đã đứng ra kêu gọi, ủng hộ xây nhà vệ sinh cho các em học sinh trường tiểu học dân tộc Nội trú Ngàm Đăng Vài.
Nhà vệ sinh xập xệ, hôi thối rất cực khổ cho các em (Ảnh:Đ.B.T)
Nhà văn Đỗ Bích Thúy chia sẻ: Cuối năm ngoái bạn bè trên facebook này đã cùng tôi tổ chức một cái tết rất ấm áp tưng bừng cho gần 500 em bé, tôi đã dự định mỗi năm sẽ cố gắng tổ chức một cái tết như vậy cho một trường tiểu học.
Nhưng năm nay, cái thực trạng nhà vệ sinh ở Ngàm Đăng Vài khiến tôi không thể bỏ qua được.
Vì vậy, tiếp tục kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp, bạn đọc cùng tôi cố gắng mang đến cho 190 em bé này một cái nhà vệ sinh khép kín, mùa đông đến rồi, có đi tắm hay đi vệ sinh cũng không phải co ro theo nhau lên đồi. Toàn trẻ con lít nha lít nhít thôi các bác ạ.
Nhà văn Đỗ Bích Thúy khẳng định: Tôi xin hứa bằng danh dự của một nhà văn sinh ra và lớn lên ở Hà Giang, sẽ cố gắng sử dụng từng đồng một khoản tiền ủng hộ đúng mục đích, tiết kiệm và minh bạch.
Thiết nghĩ, giáo dục vùng cao còn nhiều khó khăn, mỗi người trong xã hội chỉ cần góp chút sức mình là có thể đem lại những giá trị tốt đẹp, tử tế.
Để ủng hộ và quyên góp xây nhà vệ sinh cho trường tiểu học dân tộc Nội trú Ngàm Đăng Vài, độc giả vui lòng liên hệ qua:
Nhà văn Đỗ Bích Thúy, số điện thoại: 0979752868
Số tài khoản ngân hàng: 12810000027841, Ngân hàng BIDV chi nhánh Chương Dương.
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: Họ tên - Ủng hộ học sinh Ngàm Đăng Vài.
Nam Dương
Theo giaoduc.net
Để nhà vệ sinh trường học thực sự "thân thiện" Trong chỉ thị nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 2020 của ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT nêu rõ: Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh và công trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục; không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học, nhà vệ sinh chưa bảo đảm an toàn theo quy...