Quyết tâm trở thành trung tâm sản xuất thiết bị điện tử và bài toán nhân lực của VN
Công nghệ cao, đặc biệt ngành công nghiệp vi mạch đã được UBND TP.HCM xác định sẽ tạo bước chuyển dịch lớn cho kinh tế cả nước nói chung, TP.HCM nói riêng. Các chương trình phát triển, đầu tư vi mạch cũng đã được soạn thảo, phê duyệt. Nhiều tập đoàn điện tử, bán dẫn đa quốc gia đã xây dựng nhà máy với quy mô lớn tại Việt Nam. Phía các đơn vị đào tạo hiện cũng đang rất nỗ lực trong cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao đón đầu thị trường.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành trung tâm sản xuất thiết bị điện tử thế giới
Thị trường đầy tiềm năng
Ngành công nghiệp kỹ thuật cao (bao gồm các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông) tại các nước phát triển trong đó có Việt Nam đang được mở rộng với tốc độ chóng mặt. Theo số liệu thống kê, đến năm 2020 dự đoán sẽ có khoảng 500 tỉ thẻ RFID, và khoảng 500 tỉ thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, lò vi sóng, tivi, đồng hồ, bộ phận định vị trên xe hơi… được sử dụng và kết nối trên toàn cầu. Trong mỗi thiết bị, sản phẩm điện tử để hoạt động đều được cấy ít nhất một vi xử lý (chip) đóng vai trò như một bộ não trung tâm, lợi nhuận doanh thu từ thị trường bán dẫn ước đạt 400 tỉ USD vào năm 2016. Tại Việt Nam, hiện mỗi năm chi khoảng 2 tỉ USD mua chip, linh kiện điện tử về để thiết kế các bo mạch thành sản phẩm ứng dụng.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia ổn định chính trị, lực lượng lao động trẻ, có chính sách hấp dẫn thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Bằng chứng là thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp bán dẫn, điện tử nước ngoài tầm cỡ đã đầu tư xây dựng nhà máy. Điển hình là nhà máy lắp ráp và kiểm định chip của Intel đặt tại khu công nghệ cao TPHCM; 2 nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử của Samsung đặt tại Bắc Ninh và Thái Nguyên (Samsung đang có kế hoạch xây dựng nhà máy thứ 3 sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử cho điện thoại di động); nhà máy sản xuất điện thoại di động của Nokia tại Bắc Ninh; Canon với 3 nhà máy ở Hà Nội và Bắc Ninh; hãng LG cũng vừa công bố chi hơn 1,5 tỉ USD mở rộng hai nhà máy hiện nay của mình tại Việt Nam…
Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử từ Việt Nam tăng gần 90% trong năm 2012, đạt 22,25 tỉ USD, chiếm 19,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Video đang HOT
Mỗi tập đoàn đến Việt Nam xây dựng nhà máy còn kéo theo hàng trăm công ty vệ tinh để cung cấp các thiết bị, linh kiện phụ trợ. Việt Nam chính vì thế đang dần hình thành một hệ sinh thái công nghệ, đầy triển vọng trong việc trở thành một trung tâm sản xuất các thiết bị thông minh toàn cầu đầy hứa hẹn.
Cần kíp một nguồn nhân lực vi điện tử chất lượng cao
Có hai Quyết định có tầm ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp vi mạch Việt Nam. Một là Quyết định 49/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.
Hai là “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM giai đoạn 2013-2020″ do UBND TP.HCM phê duyệt ngày 14.12.2012 với 7 dự án lớn (đào tạo nhân lực vi mạch, ươm tạo, thiết kế sản xuất thử nghiệm, nhà thiết kế, xây dựng cơ chế chính sách, xây dựng nhà máy sản xuất chip và phát triển thị trường bán dẫn). Trong đó, nhân lực, xây dựng chính sách, phát triển thị trường là 3 yếu tố được ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND TP.HCM kiêm Trưởng ban chỉ đạo chương trình phát triển vi mạch thành phố nhấn mạnh phải ưu tiên giải quyết trước.
Nhu cầu nhân lực trong ngành vi mạch dự báo tăng trưởng mạnh trong thời gian tới
Cùng với mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực công nghệ cao trong đề án “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin đến năm 2020″ của Chính phủ đang mở ra nhiều cơ hội học tập và tìm kiếm việc làm cho các kỹ sư, kỹ thuật viên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đầu ngành, vi điện tử là một lĩnh vực khó, đòi hỏi người học phải có kiến thức nền tảng về khoa học và kỹ thuật. Vì vậy để kiến tạo một đội ngũ nhân lực có thể tham gia vào chuỗi những công việc trọng yếu ở những tập đoàn điện tử, bán dẫn đa quốc gia, cần phải có những chương trình đào tạo nâng cao, chuyên sâu kết hợp thực hành trong những điều kiện, mô hình hiện đại mang tầm quốc tế.
Theo TNO
RMIT ra mắt chương trình cử nhân công nghệ thông tin
Điểm đặc sắc của chương trình cử nhân CNTT tại RMIT là học sinh có thể hoàn thành khóa học trong vòng 2,5 năm và bằng cấp được công nhận toàn cầu.
Chiều 17/10, tại cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT đã tổ chức lễ ra mắt chương trình cử nhân công nghệ thông tin. Khóa đầu tiên tại đây sẽ khai giảng vào tháng 2/2014. Buổi lễ nhận được sự quan tâm của không chỉ phụ huynh và học sinh cuối cấp phổ thông trung học mà còn của nhiều người đang làm việc trong ngành công nghiệp sôi động này. Tại buổi lễ này, tiến sĩ Anna Shillabeer nói: "Học CNTT không phải chỉ để làm việc với máy móc, mà là để làm việc với con người". Lời phát biểu của cô nhận được sự đồng tình của không ít người đến tham dự sự kiện.
Giải thích về phát biểu của mình, tiến sĩ Anna Shillabeer - trưởng khoa CNTT, Đại học RMIT, nhấn mạnh: "Phụ nữ có những thế mạnh riêng về khả năng giao tiếp, truyền đạt và thuyết phục, vì vậy, không nên chỉ nghĩ CNTT là dành cho nam giới, và chỉ có nam giới mới thành công. Rất nhiều vị trí quản lý cao cấp về CNTT trên thế giới do phụ nữ đảm nhiệm. Các bạn có biết chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Yahoo, Marissa Mayer là một người phụ nữ, bà cũng từng là quản lý cao cấp tại 'đế chế' Google". Cô cũng hóm hỉnh đưa ra nhận xét: "Tại RMIT, chúng tôi dạy các chàng trai cách giao tiếp và làm việc với con người, dạy các cô gái cách để làm chủ máy móc và công nghệ; kết hợp với đào tạo kỹ năng tự nghiên cứu, tìm kiếm thông tin. Đó là cách giáo dục toàn diện cho một ngành học khô khan như CNTT".
Tiến sĩ Anna Shillabeer giới thiệu về chương trình.
Điểm đặc sắc của chương trình cử nhân CNTT tại RMIT là học sinh có thể hoàn thành khóa học trong vòng 2,5 năm, bằng cấp được công nhận toàn cầu và đủ điều kiện trở thành thành viên của hiệp hội máy tính Australia. Ngoài ra, chương trình chú trọng vào việc đào tạo các kỹ năng mềm cho sinh viên, thông qua việc học tập, thực hành và thực tập tại các công ty lớn về CNTT tại Việt Nam. Chương trình học đào tạo sâu hai chuyên ngành đang "hot" là lập trình ứng dụng (bao gồm cả lập trình di động và game) và thiết kế truyền thông đa phương tiện trên các nền tảng như Java và Microsoft.
Lê Xuân Bách - cựu sinh viên RMIT, đang là lập trình viên và quản trị hệ thống của tập đoàn Viettel, cho biết: "Tại RMIT, tôi được đào tạo về kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng tự tìm kiếm và tự học tốt nên khi đi làm, tôi đã hòa nhập rất nhanh và được đề bạt làm việc trong dự án chính chỉ trong vòng một tháng. Bên cạnh đó, các đồ án ở RMIT đều thực tế và cập nhật các công nghệ mới nhất, vì vậy, sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc ở bất cứ môi trường nào". Bạn cũng chia sẻ mình là một trong 4 sinh viên Hà Nội duy nhất "lặn lội" vào cơ sở RMIT tại TP HCM để theo đuổi chương trình này và cảm thấy vui vì cuối cùng chương trình cũng ra đến Hà Nội để "các bạn như mình sẽ không phải vất vả đi xa nữa", Bách cho biết.
Đông đảo các bạn học sinh và phụ huynh đến tham dự chương trình.
Hồ Việt Dũng - một cựu sinh viên RMIT (tốt nghiệp cử nhân CNTT năm 2011), chia sẻ: "Tại RMIT, cái bạn học được không chỉ là kiến thức chuyên ngành, các kỹ năng mềm mà còn là các mối quan hệ, cách làm việc trong môi trường đa văn hóa và chuẩn mực quốc tế. Đây chính là các tiêu chí mà nhà tuyển dụng cần ở nhân viên của mình nên tỷ lệ sinh viên ra trường có các công việc tốt tại các tập đoàn lớn là rất cao". Bản thân Dũng đang làm chủ công ty của chính mình, mang tên Ideawave Vietnam.
Nguyễn Đình Hải (sinh năm 1994) - một trong những bạn trẻ đến tham dự chương trình, chia sẻ: "Em đã học qua nhiều môi trường nhưng vẫn chưa tìm được một nơi thực sự phù hợp. Em từng học CNTT ở trường đại học và học viện ở Việt Nam nhưng đều cảm thấy thiếu thiếu một điều gì đó trong chương trình đào tạo. Đó là các kỹ năng mềm. Em hy vọng chương trình tại RMIT là điều em đang tìm kiếm".
Phạm Hồng Nhật (sinh năm 1997, PTTH Ngô Quyền, TP Hải Phòng) - một trong số những "bóng hồng" quan tâm tới chương trình, nói: "Em tự nhận thấy CNTT vẫn đang là một ngành hot và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian 3-5 năm tới, lại hiếm nữ giới trong ngành này, nên em hy vọng sẽ tận dụng được những ưu điểm đó".
Bên cạnh xét tuyển các sinh viên mới, chương trình này còn cho phép sinh viên đang theo học hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo tại các cơ sở Aptech tại Việt Nam học liên thông và nhận bằng cử nhân CNTT do chính RMIT cấp. Tại buổi lễ ra mắt, không ít các bạn đang theo học FPT Aptech và NIIT đã trực tiếp tham khảo ý kiến tiến sĩ Anna Shillabeer về trường hợp của mình. Nếu đạt đủ điều kiện về tiếng Anh, các bạn sẽ được nhập học và được miễn giảm khoảng 1/3 số môn học bắt buộc trong chương trình.
Hạn nộp hồ sơ đăng ký học của chương trình tại Hà Nội là 13/12 cho kỳ nhập học tháng 2/2014. Đây là khóa đầu tiên tại cơ sở Hà Nội của Đại học RMIT, bạn có thể truy cập tại đây để biết thêm thông tin.
Theo TNO
RMIT ra mắt ngành công nghệ thông tin Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam sẽ tổ chức lễ ra mắt và lần đầu tiên giới thiệu chương trình cử nhân công nghệ thông tin tại cơ sở Hà Nội. Khóa học đầu tiên sẽ khai giảng vào tháng 2/2014. Chương trình ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao ngành công nghệ thông tin ngày càng...