Quyết tâm minh bạch hoạt động đào tạo đại học
Chiều 28-1, bên lề Đại hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trả lời báo chí về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ
Theo bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đến thời điểm này, chúng ta đã có hành lang pháp lý đầy đủ để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đổi mới. Kinh nghiệm rút ra là phải kiên trì đổi mới và cho đến nay có thể thấy đổi mới đã đi đúng hướng, đây là điểm quan trọng.
Đối với đại học (ĐH), chúng ta đã thực hiện tự chủ ĐH rất mạnh. Lần đầu tiên tư duy tự chủ ĐH đã ngấm được vào đội ngũ lãnh đạo các trường ĐH. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm thời gian bởi tự chủ ĐH là một quá trình. Quan trọng là lãnh đạo các trường ĐH thấy được tự chủ là tất yếu. Bên cạnh tự chủ là gắn với trách nhiệm giải trình và thực hiện tốt tự chủ là gắn với chất lượng. Các trường ĐH hiện nay đang thực hiện theo cơ chế cạnh tranh nên chương trình đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, chất lượng, điều kiện đảm bảo chất lượng phải được công khai, minh bạch.
Trong bối cảnh tự chủ ĐH, Bộ GD-ĐT sẽ tập trung rà soát, ban hành cơ chế, chính sách, tạo môi trường đủ thông thoáng và chặt chẽ cho các cơ sở GD-ĐT hoạt động mang tính cạnh tranh và tăng cường thanh, kiểm tra. Tới đây phải làm mạnh hơn công tác thanh kiểm tra theo hướng không phải để siết lại mà thực chất là để “gỡ khó” cho các trường. Trong môi trường cạnh tranh nếu một số trường ĐH hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng tới các trường khác. Nên thực chất thanh kiểm tra ở đây là xóa bỏ những “u nhọt” để môi trường cạnh tranh thực sự công bằng, dân chủ. Các trường và các ngành đào tạo phải thể hiện được nhu cầu của thị trường.
Video đang HOT
Bộ GD-ĐT đang triển khai rất mạnh chuẩn chương trình. Tất cả các chương trình phải đáp ứng chuẩn đầu ra còn các cơ sở đào tạo theo điều kiện đảm bảo trên chuẩn đó. Hiện nay, nhiều trường được tự chủ mở ngành và tuyên bố chuẩn đầu ra nhưng chuẩn phải được công khai. Như vậy, những trường không đủ điều kiện không thể tồn tại được. Ở đây không phải sử dụng biện pháp hành chính mà qua công khai, minh bạch và giám sát để người học có quyền lựa chọn. Bộ GD-ĐT có trách nhiệm làm minh bạch và hiện nay đã triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia của ĐH. Trong 5 năm tới sẽ triển khai mạnh chuyển đổi số đối với ĐH. Một mặt chuyển đổi số để xây dựng tài nguyên số và xây dựng phương thức đào tạo trực tuyến kết hợp với trực tiếp nhưng đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa điều kiện đảm bảo chất lượng, bởi có nhiều trường có thể quảng cáo rất hay nhưng thực tế không hẳn như vậy.
Hiện nay, một trong những điều kiện để mở mã ngành là đội ngũ giảng viên, khi không minh bạch hoặc chưa minh bạch đầy đủ danh sách giáo viên thì có thể các trường mượn tên của nhau. Nhưng bây giờ minh bạch, giảng viên nào đã ở trường này thì không có tên ở trường kia. Như vậy, những cơ sở giáo dục ĐH, đặc biệt là một số trường tư thục không đảm bảo chất lượng thì thậm chí Bộ GD-ĐT chưa cần thiết phải có biện pháp hành chính mà chỉ cần công khai đã có thể tự điều chỉnh. Thực tế, một số trường tư không tuyển được sinh viên nên sẽ phải điều chỉnh. Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường minh bạch, tạo cơ chế cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi cho người học, bảo vệ những cơ sở giáo dục ĐH làm tốt, để từ đó sắp xếp trật tự thị trường ĐH.
Bộ GD-ĐT quyết tâm, những cơ sở nào kém chất lượng và có biểu hiện gian dối sẽ xử lý trong thẩm quyền và kiến nghị các cấp có thẩm quyền làm mạnh để tạo ra môi trường minh bạch. ĐH là bậc đào tạo nguồn nhân lực, sự minh bạch sẽ sắp xếp lại các nguồn lực, điều chỉnh lại các trường. Với những nền tảng đó, sẽ có sự chuyển động mạnh mẽ về chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tới đây.
Tự chủ đại học - cơ hội cho phát triển
Sau hơn một năm chính thức được quyền tự chủ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (có hiệu lực từ ngày 1-7-2019), các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đã có sự chuyển mình đáng kể.
Việc trao quyền tự chủ là cơ hội để các trường nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, tạo sức bật cho phát triển.
Đẩy mạnh tự chủ, coi trọng quyền lợi người học là quyết tâm của nhiều cơ sở giáo dục đại học hiện nay. Trong ảnh: Một giờ thực hành của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Đỗ Tâm
"Cởi trói" cho đào tạo đại học
Hiện việc thực hiện quyền tự chủ đã được thí điểm tại 23 cơ sở giáo dục đại học theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24-10-2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017. Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học chính thức được luật hóa, quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, có hiệu lực từ ngày 1-7-2019. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học được phép tự chủ về hoạt động chuyên môn (mở ngành, tuyển sinh, đào tạo...), về tổ chức và nhân sự, về tài chính và tài sản. Đây được coi là cơ hội để các cơ sở giáo dục đại học "cởi trói", tạo sức bật cho các trường phát triển.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho rằng, hầu hết các cơ sở giáo dục đại học tham gia thí điểm tự chủ đều đã có sự bứt phá về chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, tạo diện mạo mới cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Theo kết quả thí điểm tự chủ của 23 đơn vị (tính từ năm 2014 đến năm 2017), tỷ lệ tuyển sinh tăng từ 87% lên 92%; số chương trình đào tạo được kiểm định tăng từ 1 lên 100; nhiều cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng đại học uy tín của châu Á và thế giới.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều cơ sở chưa có chuyển biến về chất lượng đào tạo; sinh viên còn thiếu kỹ năng; tỷ lệ tuyển sinh ở một số trường thấp... Theo Giáo sư Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nguyên nhân cơ bản là do nhiều trường vẫn quen được ngân sách "nuôi", khi thực hiện tự chủ còn lúng túng. Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, hệ thống quy định về tự chủ chưa đồng bộ, nên khó khăn khi thực thi. Một số trường chỉ chú trọng đến vấn đề tự chủ tài chính, bằng mọi giá tăng nguồn thu từ học phí, bỏ qua trách nhiệm xã hội, làm giảm cơ hội học tập của những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn...
Coi trọng quyền lợi của người học
Đẩy mạnh quyền tự chủ, tăng năng lực sáng tạo trong mọi hoạt động, coi trọng quyền lợi của người học là quyết tâm của nhiều cơ sở giáo dục đại học hiện nay.
Xác định tự chủ trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn là điều kiện quan trọng hàng đầu để đẩy mạnh hiệu quả đào tạo, nâng cao kỹ năng cho sinh viên, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động hợp tác với các doanh nghiệp. Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Trần Đình Lý cho biết, nhà trường đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp; triển khai nhiều hoạt động hợp tác giữa nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nhân lực, coi trọng sự phản hồi của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo. Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp với doanh nghiệp để triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, vừa nâng cao năng lực cho nhà trường, vừa tăng kỹ năng cho sinh viên.
Với kinh nghiệm của một đơn vị đã thực hiện thí điểm tự chủ thành công, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Huỳnh Quyết Thắng thông tin, nhà trường thực hiện đồng bộ việc đổi mới chính sách học phí, học bổng. Phần kinh phí có được từ nguồn học phí tăng thêm được sử dụng để cải thiện điều kiện học tập, nghiên cứu cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Các sinh viên tài năng và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên thuộc diện chính sách được hưởng chính sách học bổng với mục tiêu khích lệ sự cố gắng và tạo cơ hội, điều kiện học tập bình đẳng, hiệu quả nhất.
Để tháo gỡ căn bản những "điểm nghẽn" trong quá trình tự chủ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đề xuất, Quốc hội, Chính phủ rà soát, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản đồng bộ cho việc thực hiện cơ chế tự chủ, đồng thời tăng tỷ trọng đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ chế giám sát các cơ sở giáo dục thực hiện việc tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, coi trọng trách nhiệm giải trình với người học, với xã hội về chính sách chất lượng và cam kết bảo đảm chất lượng; công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm...
"Bộ sẽ tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự chủ; tăng cường công tác thanh tra, giám sát và quản lý chất lượng đào tạo đại học, quyết tâm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.
Sứ mạng của các trường đại học là tạo điều kiện cho du học sinh trở về được học ở môi trường tốt nhất Đại dịch Covid-19 xảy ra bất ngờ khiến cho kế hoạch học tập của nhiều du học sinh Việt Nam ở nước ngoài bị đảo lộn, nhiều em đã về nước, số khác đang đứng trước lựa chọn tiếp tục học ở nước ngoài hay trở về... Trước những băn khoăn của các du học sinh Việt Nam, Bộ GDĐT cho biết, 'sứ...