Quyết tâm đứng đầu thế giới vào năm 2030, Trung Quốc áp dụng trí tuệ nhân tạo AI vào giáo dục
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới cũng cược lớn vào trí tuệ nhân tạo AI.
Vẫn biết rằng Trung Quốc hiện tại đang là một trong những quốc gia cực kỳ năng nổ trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống (AI). Thế nhưng, có vẻ như cách tiếp cận của họ còn… đáng sợ hơn chúng ta tưởng tượng.
Các hãng công nghệ trong đó có Tencent, Baidu hiện đang cạnh tranh với Thung lũng Silicon trong việc phát triển ứng dụng mới của AI. Tỉ phú công nghệ Jack Ma, ông chủ Alibaba thậm chí còn tin rằng các CEO là con người sẽ sớm trở nên lỗi thời mà thôi.
Trung Quốc là một trong những quốc gia áp dụng AI rất năng nổ
Mới đây, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch đầy tham vọng cho ngành công nghiệp AI trị giá 150 tỉ USD. Đến năm 2030, họ muốn đưa Đại lục trở thành “trung tâm hàng đầu thế giới về AI.” Và để làm được điều đó, họ sẽ trang bị cho các thế hệ tương lai kiến thức về lĩnh vực này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Cụ thể, Trung Quốc vừa xuất bản cuốn sách giáo khoa trí tuệ nhân tạo đầu tiên cho các học sinh trung học. Mục tiêu của họ là đào tạo được một thế hệ trẻ hơn, tài năng hơn để thu hẹp khoảng cách trong cuộc chiến tài năng AI toàn cầu.
Cuốn sách giáo khoa với tên gọi “Nguyên tắc cơ bản về trí tuệ nhân tạo” xuất bản khoảng sáu tháng sau khi Hội đồng Nhà nước Trung Quốc yêu cầu đưa các khóa học liên quan đến AI vào giáo dục tiểu học và trung học.
Video đang HOT
AI – trí tuệ nhân tạo là quá trình mô phỏng lại trí tuệ của con người một cách tự động bằng máy móc. Quá trình mô phỏng này bao gồm học tập, lý luận và tự sửa chữa.
Hiện tại, AI đang trở thành một nền tảng được áp dụng trong kinh doanh. Giá trị của các ngành công nghiệp từ AI dự kiến đạt 3,9 nghìn tỷ USD vào năm 2022, theo dự báo của trung tâm nghiên cứu Gartner.
Cuốn sách này là thành quả kết hợp của SenseTime Group, startup AI có uy tín nhất thế giới và ĐH Sư phạm Hoa Đông (Trung Quốc) cùng với giáo viên của sáu trường trung học ở Thượng Hải. Cuốn sách mô tả chi tiết lịch sử của AI và những ứng dụng chính của nó, chẳng hạn như hệ thống an ninh.
Khoảng 40 trường trung học Trung Quốc, chủ yếu ở các thành phố lớn phát triển như Bắc Kinh và Thượng Hải, đã hợp tác với SenseTime để trở thành những nơi đầu tiên thí điểm chương trình giáo dục AI.
SenseTime cho biết đã huy động 600 triệu đô la (khoảng 1.320 tỷ VND) từ tập đoàn Alibaba và các nhà đầu tư khác với mức định giá hơn 3 tỷ đô la Mỹ (khoảng 66.000 tỷ VND) cho kế hoạch này. “40 trường trung học chỉ là con số khởi đầu. Chúng tôi sẽ giới thiệu khóa học AI cho nhiều trường học trên khắp Trung Quốc.”
Đây là một trong những bước đầu để Trung Quốc nắm giữ được tham vọng của mình. Trên thực tế thì hiện tại, Trung Quốc chưa thể giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực chất lượng cao về công nghệ được. Họ chỉ có cách đầu tư cho giáo dục, mới mong đuổi kịp Hoa Kỳ mà thôi.
Một báo cáo tháng 12 năm 2017 cho thấy “nhu cầu về nhân lực AI ở Trung Quốc có thể tăng lên 5 triệu người trong một vài năm tới” – dẫn lời Zhou Ming, phó giám đốc giáo dục tại Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin.
Tham khảo: Scmp
Theo Helino
Trump lên tiếng sau khi Triều Tiên phóng tên lửa mạnh chưa từng có
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ giải quyết vấn đề Triều Tiên, nhưng không thay đổi cách tiếp cận, sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo CNN, vài giờ sau khi Triều Tiên phóng tên lửa, ông Trump tỏ ra khá kiềm chế, nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng "ông sẽ giải quyết vấn đề này".
"Tôi sẽ chỉ nói với các bạn rằng chúng tôi sẽ xử lý vấn đề này", Tổng thống Mỹ Trump nói với các phóng viên. Ông Trump cho biết, vụ phóng tên lửa của Triều Tiên sẽ không làm thay đổi "cách tiếp cận rất nghiêm túc" của Mỹ.
Ông Trump đã thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, đưa quốc gia này vào danh sách tài trợ khủng bố. Mỹ cũng hối thúc Bắc Kinh làm nhiều hơn nữa để kiềm chế tham vọng tên lửa đạn đạo và hạt nhân của đồng minh.
Tổng thống Mỹ Trump cũng đã điện đàm với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe để thảo luận về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
"Hai nhà lãnh đạo đồng ý rằng các hành động khiêu khích của chính quyền Triều Tiên đang làm suy yếu an ninh của chính họ và càng cô lập họ với cộng đồng quốc tế", tuyên bố của Nhà Trắng cho biết.
"Các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết chống lại mối đe dọa từ Triều Tiên", tuyên bố có đoạn viết. Mỹ và Nhật và Hàn Quốc đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về vụ việc này.
Triều Tiên ngày 29.11 phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Nhật Bản ước tính tên lửa bay khoảng 50 phút và rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis nói tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lần này bay "cao hơn bất cứ vụ thử tên lửa nào mà Triều Tiên từng thực hiện trước đây".
"Điều này cho thấy Triều Tiên vẫn tiếp tục là mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình thế giới, hòa bình khu vực và tất nhiên là an ninh quốc gia Mỹ", ông Mattis kết luận.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lên án mạnh mẽ vụ thử tên lửa Triều Tiên, kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng sức ép gấp đôi lên Bình Nhưỡng. Tuy vậy, ông Tillerson khẳng định Mỹ vẫn cam kết tìm kiếm giải pháp hòa bình để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
"Giải pháp ngoại giao vẫn là điều khả thi và luôn mở, ít nhất là trong thời điểm hiện tại", ông Tillerson nói.
Theo Danviet
Cảnh sát An ninh mạng Trung Quốc kết hợp Cổng tìm kiếm Baidu kiểm soát tin đồn Ngày 28/09, cảnh sát an ninh mạng Trung Quốc đã kết hợp cùng Công ty Công nghệ Baidu phát hành dịch vụ trực tuyến kiểm soát sự phát tán của các tin đồn trước thềm Đại hội Đảng Cộng Sản sẽ diễn ra vào ngày 18/10. Cảnh sát an ninh mạng Trung Quốc đã kết hợp cùng Công ty Công nghệ Baidu phát...