Quyết định thi hành án với pháp nhân cần thông tin đại chúng
“Cần quy định trong luật về thi hành hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại” là góp ý của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam ( VCCI) vào Dự thảo Luật Thi hành án hình sự sửa đổi, chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét.
Xác định rõ cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân
Một trong những vấn đề quan trọng được bổ sung vào Dự thảo Luật Thi hành án hình sự sửa đổi lần này là quy định về thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại để phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự. Đai diện cho cộng đồng DN, VCCI cho rằng, nội dung này còn một số vấn đề cần chỉnh sửa để phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính khả thi.
Dự thảo giải thích: “Cơ quan quản lý Nhà nước đối với pháp nhân thương mại là cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước chuyên ngành liên quan trực tiếp đến hình phạt và biện pháp tư pháp mà pháp nhân thương mại phải chấp hành, được tòa án giao thực hiện một số nhiệm vụ thi hành hình phạt và áp dụng biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại trong Quyết định thi hành án, Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp”.
Tuy nhiên, VCCI cho rằng, trong nhiều trường hợp sẽ rất khó xác định được cơ quan quản lý Nhà nước đối với pháp nhân là cơ quan nào. Ví dụ, khi một DN kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, phạm tội vi phạm quy định về cạnh tranh và bị phạt tiền, thì cơ quan quản lý ở đây là cơ quan quản lý dược, cơ quan quản lý cạnh tranh hay cơ quan thu ngân sách?
Vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo sửa quy định “cơ quan quản lý Nhà nước đối với pháp nhân thương mại” thành “cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến thi hành hình phạt”, đồng thời bổ sung quy định về việc xác định cơ quan này tương ứng với từng loại hình phạt và biện pháp tư pháp.
VCCI cho rằng, cơ quan soạn thảo cần bổ sung quy định về thi hành hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại. Ảnh tư liệu
Bổ sung quy định về thi hành hình phạt tiền
Cũng theo VCCI, cần phân biệt trường hợp đình chỉ vĩnh viễn hoạt động trong một số lĩnh vực và đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ pháp nhân. Vì mặc dù cùng một hình phạt là đình chỉ vĩnh viễn, song hệ quả pháp lý của việc đình chỉ vĩnh viễn hoạt động trong một số lĩnh vực và đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ pháp nhân thương mại rất khác nhau.
Video đang HOT
Khi bị đình chỉ vĩnh viễn hoạt động trong một số lĩnh vực thì pháp nhân đó vẫn tồn tại và vẫn có thể hoạt động trong những lĩnh vực khác không bị đình chỉ. Địa vị pháp lý về dân sự và địa vị pháp lý về hành chính trong những lĩnh vực khác của DN không bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ pháp nhân, pháp nhân buộc phải bị xoá bỏ và cần được xử lý theo thủ tục giải thể thụ động theo quyết định của cơ quan Nhà nước. Việc xử lý chấm dứt hoặc kế thừa địa vị pháp lý của DN được đặt ra. Do đó, cần phân biệt hai trường hợp này để có những quy định phù hợp.
Đồng thời, cần cân nhắc bổ sung quy định rõ từng hoạt động nào DN bị cấm và không bị cấm thực hiện trong quá trình thi hành án đình chỉ hoạt động, tương ứng với từng tội danh. Ví dụ, các hoạt động trong mối quan hệ với người lao động, những hoạt động trong quan hệ với cổ đông, người góp vốn vào DN cũng không bị đình chỉ (trừ khi DN bị kết án theo Tội thao túng chứng khoán và Tội rửa tiền), thực hiện những nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với người tiêu dùng, khách hàng, chủ nợ theo hợp đồng đã ký kết trước khi bản án có hiệu lực sẽ không bị đình chỉ.
Bên cạnh đó, Dự thảo hiện không có quy định về thi hành hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại. Vì vậy, VCCI cho rằng, cơ quan soạn thảo cần bổ sung quy định này và đặc biệt cần xử lý tình huống DN không chủ động nộp phạt mà phải cưỡng chế thi hành án.
Dự thảo hiện đang được quy định theo hướng nếu DN không tự thi hành án thì cơ quan thi hành án sẽ cưỡng chế theo quy định của Chính phủ và pháp luật có liên quan. Theo VCCI, quy định như vậy là chưa bảo đảm tính minh bạch vì đây là những nội dung rất quan trọng.
Khi thi hành các hình phạt đối với pháp nhân, cơ quan Nhà nước có hai nhiệm vụ chính: theo dõi tình hình tự thi hành án của pháp nhân và cưỡng chế thi hành khi quá một thời gian nhất định mà pháp nhân không tự thi hành án. Vì vậy, cần quy định rõ cả hai nội dung này trong luật, không quy định trong văn bản dưới luật.
Ngoài ra, quyết định thi hành án phải cần được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi đến đại diện người lao động tại DN (công đoàn cơ sở) và công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở DN đó nhằm cung cấp thông tin cho người lao động.
Phương Thảo
Theo phapluatxahoi
Vì sao đóng BHXH mà vẫn không được hưởng?
Khi cho người khác mượn hồ sơ để làm việc liên quan đến bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ gặp rất nhiều rủi ro khó lường.
Dù pháp luật đã quy định rõ những chế tài nhưng nhiều người vẫn cho người khác mượn hồ sơ bảo hiểm xã hội (BHXH) để đi làm thủ tục tham gia chế độ BHXH cho họ. Rốt cuộc, cả đôi bên đều không được hưởng BHXH, thậm chí phải đối diện với chuyện bị phạt tiền hoặc khởi tố hình sự.
Rủi ro khó lường
Chị Nguyễn Thị B. (Bình Dương) tham gia BHXH sáu năm. Sau đó, người em gái mượn hồ sơ của chị để đi làm và tham gia BHXH hai năm. Sau đó, em gái chị B. nghỉ làm và mượn CMND của chị đi nhận bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và BHXH.
Đến lượt mình, chị B. làm thủ tục hưởng BHTN thì không thể làm được vì chị nhận được thông báo đã lĩnh khoản này từ cách đây hai năm. Chị đã phản ánh lên cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương đang gặp khó khăn trong việc hưởng BHTN và BHXH.
Một trường hợp khác là chị Lê Thị M. (quê Nghệ An) là công nhân tại Công ty TNHH May mặc MTV SP (KCN Sóng Thần, Bình Dương). Do chưa đủ tuổi lao động nên chị M. đã mượn bộ hồ sơ xin việc của người thân để ký hợp đồng lao động.
Mới đây, khi làm thủ tục nhận trợ cấp thai sản, công ty yêu cầu chị M. nộp giấy tờ liên quan thì phát hiện hồ sơ xin việc là của chị ruột. Chính vì vậy công ty đã không thể giải quyết chế độ thai sản cho chị M.
Theo bà Lê Minh Lý, Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương, từ đầu năm đến nay, BHXH tỉnh đã phát hiện hơn 103 hồ sơ BHXH trùng tên do người lao động mượn hồ sơ của người khác để đi làm.
Khi phát hiện trùng hồ sơ thì cơ quan BHXH sẽ tiến hành xác minh. "Khi xác minh là đúng thì tùy vào thời điểm mượn, người mượn hồ sơ sẽ được công nhận hay bị hủy bỏ toàn bộ thời gian tham gia; đồng thời không được giải quyết các chế độ BHXH, BHTN hoặc thu hồi các chế độ đã hưởng. Ngoài ra, giữa người mượn và người cho mượn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp quyền lợi về BHXH, BHTN..." - bà Lý cho biết thêm.
Người lao động làm thủ tục BHXH tại BHXH tỉnh Bình Dương. Ảnh: VŨ HỘI
Đừng bao giờ cho mượn hồ sơ BHXH
Theo Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương Lê Minh Lý, đối với người cho mượn hồ sơ, trong giai đoạn chờ xác minh thì tạm thời người lao động sẽ chưa được cấp sổ BHXH. Mọi quyền lợi về chế độ BHXH trong giai đoạn này sẽ chưa được giải quyết. Trường hợp người mượn hồ sơ đã chết hoặc di chuyển đi nơi khác sinh sống thì việc giải quyết sẽ rất phức tạp và người chịu hậu quả sẽ là người cho mượn hồ sơ.
Đối với người mượn hồ sơ thì cũng sẽ không được hưởng chế độ thai sản (trường hợp là nữ - PV), vì tên người tham gia BHXH và tên người mẹ trên giấy khai sinh khác nhau. Trong thực tế đã có trường hợp khi người lao động sinh con, nhập viện bằng tên của người cho mượn hồ sơ để được hưởng chế độ BHYT, chế độ thai sản nhưng khi phát hiện trùng hồ sơ, người lao động phải trả lại số tiền đã hưởng chế độ thai sản cho cơ quan BHXH; không được hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần, BHTN... do tên người tham gia ghi trên sổ BHXH và tên người đăng ký hưởng khác nhau.
Về phía cơ quan BHXH, phải thông báo với đơn vị sử dụng lao động, mời người lao động lên xác minh, bố trí nhân viên để phối hợp với ngành LĐ-TB&XH xác minh hồ sơ, xử lý dữ liệu liên quan... Điều này gây mất sức và lãng phí về nhân lực, thời gian, tài chính.
"Người lao động tuyệt đối không cho người khác mượn, thuê mướn hoặc bán hồ sơ của mình vì đó là hành vi vi phạm pháp luật..." - bà Lý khuyến cáo.
Phạt tiền, khởi tố hình sự
Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương Lê Minh Lý cho biết nếu người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH, BHTN sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 88/2015).
Đặc biệt, Luật BHXH quy định rõ về hành vi "gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH, BHTN". Tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính tương ứng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận BHXH, BHTN theo Điều 214 BLHS.
VŨ HỘI
Theo PLO
Mượn tiền không trả, một cán bộ Thi hành án hình sự bị kiện ra Tòa Ngày 3/9, Thượng tá Trần Văn Liệu, Trưởng Công an huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang vừa xác nhận thông tin việc tại cơ quan này một cán bộ Thi hành án hình sự bị kiện ra tòa vì mượn tiền không trả. Cán bộ bị kiện ra Tòa là Thượng úy Lê Hoàng Phương thuộc đội Thi hành án hình sự và...