Quyết định đánh gục hãng công nghệ 80 tỷ USD của Trung Quốc
Hãng đặt xe khổng lồ Didi từng có giá trị hơn 80 tỷ USD, nhưng giờ đây đang phải đối mặt với tương lai bất định trước sự kìm kẹp gắt gao của chính phủ Trung Quốc.
Từng là một trong những ứng dụng đặt xe hàng đầu Trung Quốc, cạnh tranh quyết liệt với Uber nhưng Didi giờ đây đã bị chính phủ quốc gia này cấm hoạt động vô thời hạn.
Điều này đã khiến hãng công nghệ bốc hơi 1/5 giá trị so với mức đỉnh, người dùng lũ lượt bỏ app và không thể kêu gọi vốn cho các dự án trong tương lai. Thậm chí, giới lãnh đạo của Didi còn phải đối mặt với sự giám sát của chính phủ Trung Quốc.
Khởi đầu của cơn ác mộng
Cơn ác mộng của Didi bắt đầu kể từ khi ứng dụng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York.
Theo Reuters, hồi tháng 7/2021, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã yêu cầu các kho ứng dụng ở Trung Quốc gỡ ứng dụng Didi Global trên nền tảng của họ, đồng thời khẳng định nền tảng đã thu thập dữ liệu người dùng trái phép. Quyết định này đã đánh gục công ty đặt xe trị giá 80 tỷ USD của Trung Quốc chỉ trong vài tháng ngắn ngủi.
Vốn hóa thị trường của Didi đã bốc hơi 80% tương đương 60 tỷ USD trong vòng một năm. Đây được đánh giá là cú lao dốc kỷ lục của các công ty châu Á được niêm yết chứng khoán từ trước đến nay.
Sự sụp đổ của Didi còn kéo theo hàng loạt các sự kiện đen tối khác của lĩnh vực công nghệ như nhiều nền tảng vận tải công nghệ bị giám sát hay nhà sáng lập Alibaba Jack Ma bị điều tra, hủy đợt IPO lớn nhất thế giới của Ant Group.
Đây được xem là một trong những hình phạt khắc nghiệt nhất của Bắc Kinh đối với công ty công nghệ lớn trong nước.
“Giới công nghệ Trung Quốc sẽ không thể nào kinh doanh bình thường như trước đây. Didi mới chỉ là một phần nhỏ trong tình cảnh tồi tệ của các công ty tư nhân dưới sự trấn áp của chính phủ Trung Quốc”, Fraser Howie, Giám đốc Công ty Tài chính Newedge đồng thời là chuyên gia về hệ thống tài chính Trung Quốc, chia sẻ.
Đã 1 năm trôi qua kể từ khi Didi huy động được 4,4 tỷ USD khi IPO tại Mỹ nhưng sau đó lại nếm phải đòn trừng phạt khắc nghiệt của chính phủ Trung Quốc vì nghi ngờ có liên quan đến việc thu thập và sử dụng trái phép dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên, câu chuyện đằng sau sự kiện này vẫn còn rất nhiều uẩn khúc.
Video đang HOT
Nỗ lực đem lại hậu quả
Theo một nguồn tin nội bộ, một ngày sau khi niêm yết, ngân hàng và các nhà đầu tư của Didi đã nghe tin đồn về việc chính phủ sẽ siết chặt quy định. Song, ban quản lý của hãng đặt xe lại phủ nhận thông tin này và trấn an họ bằng cách khẳng định công ty đang làm việc với các nhà làm luật để giải quyết các khúc mắc còn tồn đọng.
Theo Bloomberg, trước đó, giới lập pháp Trung Quốc đã yêu cầu Didi hủy đợt IPO trên sàn chứng khoán New York của mình. Nhưng nhà sáng lập Cheng Wei và Jean Liu của hãng vẫn “cố đấm ăn xôi”, quyết tâm niêm yết công ty cho bằng được.
“Ban quản lý của Didi biết rằng việc gấp rút niêm yết cổ phiếu sẽ đánh động đến CAC, nhưng vẫn tin rằng sẽ được bỏ qua”, một nguồn tin nội bộ nói.
Tương lai của gã khổng lồ gọi xe đang gặp khó khăn, rơi vào tình trạng lấp lửng chưa từng có.
Cuối cùng, vào ngày 2/7/2021, CAC đã yêu cầu điều tra Didi vì nghi ngờ thu thập và phát tán dữ liệu người dùng trái phép. Sau đó, ứng dụng đặt xe biến mất trên toàn bộ kho ứng dụng và bị hủy niêm yết tại các sàn giao dịch quốc tế.
Điều này đã khiến Cheng và nhiều doanh nhân khác của quốc gia tỷ dân không khỏi bất ngờ. Họ không hề hay biết gì về động thái này của CAC. “Không ai lường trước được lệnh trừng phạt phạt sẽ khắc nghiệt đến vậy”, một nguồn tin thân cận nói.
Tương lai mờ mịt
Sau đó, hàng loạt dự án Didi ấp ủ đều phải tạm hoãn, bao gồm kế hoạch mở rộng quy mô sang các sàn thương mại điện tử, bước chân vào châu Âu hay nâng cấp hệ thống xe tải và pin sạc.
“Sự sụp đổ của Didi đã làm mọi người hoảng loạn và mất lòng tin. Tôi cho rằng với chính sách thắt chặt của chính phủ, giãn cách xã hội do dịch Covid-19 và những rủi ro khi niêm yết đã biến việc đầu tư vào lĩnh vực công nghệ ở Trung Quốc trở thành một canh bạc”, David Waddell, Giám đốc đầu tư tại Waddell & Associates, nhận định.
Hiện, nguyên nhân thật sự của đòn trừng phạt lên Didi đến từ chính phủ và câu trả lời liệu hãng đặt xe nên làm gì tiếp theo vẫn còn là một ẩn số. “Chúng tôi không rõ vấn đề thực sự là gì. Do đó, sự bất định đang kéo dài xung quanh số phận của Didi”, Tom Nutlist, chuyên gia phân tích công nghệ của công ty tư vấn Trivium China, nói.
Tương lai của Didi vẫn đang là dấu hỏi.
Song, theo một nguồn tin nội bộ, sự kiện này có thể liên quan đến mối quan hệ Mỹ-Trung đang ngày một biến xấu.
“Chính phủ Trung Quốc không còn thoải mái với việc Mỹ có quyền tài phán với các hãng công nghệ Trung Quốc khi đưa ra các quy định cũng như các vấn đề về an ninh dữ liệu”, Aaron Costello, người đứng đầu phụ trách khu vực châu Á tại Cambridge Associates, chia sẻ.
Hiện tại, theo Bloomberg, tương lai của Didi vẫn đang còn phụ thuộc vào kết quả điều tra của chính phủ Bắc Kinh. Một số nhà đầu tư cho rằng chính quyền thành phố vẫn chưa có quyết định cụ thể về số phận của gã khổng lồ đặt xe.
Trong khi đó, những người khác lại cho biết các số liệu thống kê dữ liệu người dùng đã được nộp lên Bắc Kinh nên Didi sẽ sớm quay trở lại trên các kho ứng dụng và cho phép người dùng đăng ký mới.
Nhưng dù là viễn cảnh nào, Bloomberg cho rằng những tổn thất của Didi vẫn sẽ còn mãi. Đối mặt với đòn siết chặt pháp lý, bị đóng cửa hoạt động suốt hàng tháng trời, các nhà đầu tư lo ngại chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục “bẻ gãy đôi cánh” của các hãng công nghệ.
Big Tech Trung Quốc chỉ còn là cái bóng của chính mình
Nỗi sợ hãi đã khiến ngành công nghiệp Internet vang danh một thời của Trung Quốc 'rụt vòi', khó trở lại thời kỳ huy hoàng trước đây.
Trên các sàn giao dịch chứng khoán New York và Hong Kong, không khí tươi vui dần trở lại với các hãng công nghệ Trung Quốc. Cổ phiếu Alibaba hay Tencent đã bật tăng từ vùng đáy, đem đến triển vọng về một thị trường giá lên.
Dù vậy, khi trao đổi với các lãnh đạo, doanh nhân và nhà đầu tư mạo hiểm, bức tranh ảm đạm hơn nhiều, bất chấp các dấu hiệu cho thấy chính phủ Trung Quốc đang "nới tay" đối với lĩnh vực công nghệ. Những người trong ngành miêu tả cảm giác hoang mang, tê liệt cùng với nhận thức rõ ràng về việc không thể nào quay lại thời kỳ tăng trưởng đỉnh cao của hai thập kỷ trước.
Trụ sở Ant Group tại Hàng Châu.
Alibaba và Tencent được dự báo tăng trưởng doanh thu một chữ số trong năm 2022, sụt giảm sau nhiều năm rầm rộ mở rộng. Một doanh nhân chia sẻ, anh đã bán cổ phần trong một kỳ lân công nghệ và e ngại thành lập doanh nghiệp mới cho tới khi những quy định của chính phủ rõ ràng hơn.
"Việc trấn áp công nghệ Trung Quốc đã xảy ra và không thể nào quay trở lại. Áp lực pháp lý đối với các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc có thể tạm dừng vào lúc này, xét tới nền kinh tế trì trệ, nhưng không phải không có khả năng nhà chức trách sẽ siết chặt gọng kìm một lần nữa", doanh nhân giấu tên bày tỏ.
Ngành công nghiệp Internet nghìn tỷ của Trung Quốc đang trỗi dậy sau một cuộc "bể dâu". Ant Group của Jack Ma đã sẵn sàng khôi phục vụ IPO bị hoãn, video game được cấp phép sau thời gian đóng băng, Bắc Kinh có thể sớm cho phép Didi Global hoạt động bình thường.
Trong các cuộc gọi hội nghị vài tuần qua, các quan chức hàng đầu đều tin tưởng vào một kỷ nguyên mới, nơi họ có thể một lần nữa tập trung phát triển sản phẩm và gặt hái lợi nhuận. Chẳng hạn, Koolearn Technology - công ty giáo dục trực tuyến gần như bị xóa sổ mùa hè năm ngoái do quy định cấm dạy thêm - ghi nhận cổ phiếu tăng gấp đôi giá trị chỉ trong 1 ngày sau khi lấn sân sang thị trường thương mại điện tử.
Cổ phiếu Alibaba tăng 60% từ vùng đáy hồi tháng 3 tại Hong Kong, dù giá trị của nó vẫn chỉ bằng một nửa so với vùng đỉnh lập được năm 2020. Chỉ số Nasdaq Golden Dragon China Index - bao gồm các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ - tăng 52% từ vùng đáy của năm nay và bằng khoảng 60% so với vùng đỉnh.
Xin Lijun, Giám đốc bán lẻ của "gã khổng lồ" thương mại điện tử JD.com, nhận định Bắc Kinh đang dần tung ra một số tín hiệu chính sách, song không có khả năng quay lại những ngày "cưỡi ngựa không cần dây cương".
Sau khi nhà chức trách chặn kế hoạch IPO của Ant Group năm 2020 khiến thị trường vốn toàn cầu được phen chấn động, các startup có lý do để lo lắng. Các nhà sáng lập cho biết hàng loạt quy định ban hành từ năm 2021 khiến cuộc sống của họ khó khăn hơn. Các quy tắc chi phối mọi thứ, từ kinh tế số đến loại hình giải trí nào được cho phép trên mạng xã hội. Sự giám sát kỹ lưỡng mọi khía cạnh đã dẫn đến hiệu ứng "rùng mình". Vốn đầu tư từ Mỹ biến mất, không có dấu hiệu quay lại. JPMorgan nằm trong số các tổ chức của Phố Wall từng gọi Trung Quốc là "không đầu tư được".
Đặt các cổ phiếu phục hồi sang một bên, Trung Quốc vẫn đang trải qua thời kỳ suy thoái về vốn đầu tư mạo hiểm, dù từng được xem là đối thủ số một của Silicon Valley. Giá trị các thương vụ trong nước giảm khoảng 40% so với một năm trước, xuống 34 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2022, theo dữ liệu từ hãng nghiên cứu Preqin. Trong khi đó, các quỹ đầu tư mạo hiểm và tư nhân huy động được 6,2 tỷ USD, giảm hơn 90% so với 5 tháng đầu năm 2021.
Ngay cả những người hưởng lợi khi Trung Quốc nới lỏng quy định cũng đối mặt với khó khăn. Dù nhà chức trách bật đèn xanh cho Baidu ra game mới từ tháng 4, công ty đã tạm dừng bộ phận phát hành và phát triển game, thu hẹp quy mô. Trong số 105 hãng game được cấp phép, ít nhất 11 hãng không còn hoạt động bình thường, theo Bloomberg. Một số xưởng game đã giải thể. Số khác đóng cửa website hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.
Đóng băng cấp phép game dẫn đến làn sóng sa thải và tinh giản các nhà phát triển game trên toàn thị trường. Nó là ngõ cụt đối với nhiều xưởng game vừa và nhỏ, theo Jesse Sun, chuyên gia "săn đầu người" tại hãng tư vấn Gamehunter.
Trong kịch bản tốt nhất, những ông lớn kiêu ngạo một thời của Trung Quốc nay chỉ tìm kiếm tăng trưởng một chữ số. Họ e ngại theo đuổi các dự án táo bạo trong kỷ nguyên quy định tự phát. Ant Group gần như không có khả năng thực hiện thương vụ IPO lớn nhất thế giới. Didi nghĩ lại về kế hoạch mở rộng thị trường quốc tế. Tencent và Alibaba nói sẽ tập trung vào các ván bài an toàn hơn như mạng xã hội, thương mại trực tuyến trong khi dần nhường lại vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực đột phá như fintech.
Sau các gã khổng lồ thương mại điện tử, Trung Quốc "sờ gáy" một loạt ứng dụng gọi xe, Didi, Meituan đứng đầu bảng Nhà chức trách Trung Quốc đã triệu tập đại diện của 11 công ty gọi xe trên thị trường nước này và yêu cầu họ chấn chỉnh các hành vi "không tuân thủ quy định". Bộ Giao thông Vận tải và một số cơ quan quản lý khác, bao gồm Cục Quản lý Không gian mạng và Cục Giám sát Thị trường Nhà...