“Quyền tự chủ không phải là phần thưởng”
“Không nên coi quyền tự chủ giống như một phần thưởng, làm tốt thì thưởng, làm không tốt thì… cắt thưởng. Phải quan niệm rõ ràng, nếu trường đại học nào có đủ các quyết định thành lập thì đương nhiên có quyền tự chủ” – đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng phát biểu.
Dự án luật Giáo dục đại học (GDĐH) một lần nữa được đưa ra Quốc hội thảo luận, cho ý kiến trong phiên họp toàn thể ngày 25/5. Vấn đề giao quyền tự chủ cho các trường đại học, kiểm định chất lượng giáo dục, phân tầng đại học… là những nội dung vẫn có nhiều tranh luận trái chiều.
Tự chủ không hậu kiểm, hậu quả khó lường
Điểm mới được ghi nhận trong dự luật là quy định cơ sở GDĐH không còn đủ năng lực để thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật khi thực hiện quyền tự chủ, thì tùy thuộc mức độ, bị hạn chế quyền tự chủ, đình chỉ hoạt động đào tạo hoặc giải thể.
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng: “Quyền tự chủ không phải là một phần thưởng dành cho các trường”.
Đại biểu Phạm Thị Hải (Đồng Nai) “gật đầu” với quan điểm này khi dẫn chứng, trong số 400 trường đại học, cao đẳng hiện nay, nhiều trường có điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên… không đồng đều về quy mô, chất lượng.
“Giao quyền tự chủ cho các trường nhưng phải có lộ trình vì hầu hết các trường chưa đủ khả năng kiểm soát để giao tất cả. Và có giao thì đồng thời cũng phải tiến hành thu quyền tự chủ nếu các trường vi phạm” – vị Phó GĐ Sở GD-ĐT đề nghị quy định quyền tự chủ hạn chế vì nếu trường nào cũng tự chủ sẽ khó kiểm soát chất lượng GDĐH.
Video đang HOT
Bà Hải cũng hoan nghênh ngành giáo dục vừa qua đã kiên quyết đình chỉ tuyển sinh đối với một số trường. Tuy nhiên, điều đó cho thấy nếu giao quyền tự chủ mà không hậu kiểm thì hậu quả rất lớn.
Tán thành lập luận này, đại biểu Nguyễn Thanh Thảo (Đồng Tháp) đề nghị bổ sung quy định Bộ GD-ĐT có trách nhiệm duyệt chỉ tiêu tuyển sinh và chương trình, giáo trình mà các trường biên soạn, đặc biệt chú ý các trường đại học địa phương, đại học tư thục.
Tuy nhiên, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cho rằng không nên coi quyền tự chủ giống như một phần thưởng, làm tốt thì thưởng, làm không tốt thì cắt thưởng. Phải quan niệm rõ ràng, nếu trường đại học nào có đủ các quyết định thành lập thì đương nhiên có quyền tự chủ.
“Đại học Quốc gia mặc áo quá chật”
Xung quanh đề xuất đổi tên Đại học Quốc gia thành Viện đại học, báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật của UB Thường vụ nêu quan điểm, mặc dù có cơ cấu đa lĩnh vực, tổ chức theo hai cấp giống nhau song Đại học Quốc gia có vị thế đặc biệt mang tầm quốc gia, có sứ mạng đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao ngang tầm khu vực, tiến tới đạt chuẩn mực quốc tế, với vai trò là đầu tàu đổi mới của hệ thống GDĐH Việt Nam. Trong khi đại học vùng là cơ sở GDĐH trọng điểm có vai trò then chốt đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cho một vùng kinh tế – xã hội với địa vị pháp lý tương ứng. Do đó, việc phân biệt các đại học và Đại học Quốc gia là cần thiết để có chính sách đầu tư và cơ chế quản lý phù hợp.
Dự luật vì vậy có thêm quy định khái quát đặc thù về địa vị pháp lý và sự phân công trách nhiệm giữa Đại học Quốc gia với các trường đại học thành viên trong hoạt động đào tạo. Trong khi những vấn đề khác được lồng ghép vào các quy định chung với các đại học vùng và cơ sở GDĐH khác.
Đại học Quốc gia Hà Nội đã có hơn 100 năm lịch sử.
Phan Văn Tường (Thái Nguyên) cũng cho rằng nên để Đại học Quốc gia vì tên gọi này gắn liền với truyền thống, thương hiệu một thế kỷ qua, với vai trò đặc biệt tiêu biểu cho giáo dục Việt Nam, với sứ mạng của đào tạo, nghiên cứu chất lượng cao, đặc biệt nổi trội vai trò đi đầu tiên phong đổi mới của GDĐH quốc gia.
Sự tiên phong đi đầu đó trong đổi mới có cả thành công và không thành công, sẽ có lĩnh vực được chấp nhận và chưa được chấp nhận. Do đó cần có chính sách, cơ chế quản lý đầu tư phù hợp và phải có Đại học Quốc gia để phân biệt với các đại học khác làm nhiệm vụ ấy.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) phân tích, tư tưởng xây dựng Đại học Quốc gia có ngay từ những ngày đầu đất nước độc lập. Tên gọi này cũng qua trải nghiệm hơn 2 thập kỷ, dù còn nhiều hạn chế.
“Những hạn chế là vì nó mặc áo quá chật, vì chúng ta chưa có luật điều chỉnh bảo đảm cho nó có thể phát triển một cách tốt hơn. Phân tích sâu, phải chăng Đại học quốc gia là một sự ban phát – một hệ lụy rất lớn mà ta gọi là quan hệ xin cho. Điều quan trọng bây giờ là phải tạo ra mặt bằng của sự công bằng và hạn chế xin cho với loại hình trường” – ông Quốc kỳ vọng, luật GDĐH lần này sẽ đảm nhiệm được trọng trách đó.
Giải trình thêm vấn đề, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận diễn giải quy định về hoạt động của Đại học Quốc gia và ba đại học hai cấp hiện đã bộc lộ bất cập sau 10 năm triển khai. Bộ đang tổ chức xây dựng hệ thống quy định mới để Đại học Quốc gia thực hiện tính tự chủ.
P.Thảo
Theo dân trí
Trường ĐH Công nghệ: Mô hình liên kết giữa Trường và Viện nghiên cứu
Mô hình liên kêt hợp tác giữa Trường đại học và Viện nghiên cứu rất phổ biến ở các nước trên thế giới, nhưng còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Trường Đại học Công nghệ là đơn vị triển khai thành công và hiệu quả mô hình này.
GS.TS Nguyễn Thanh Thủy - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ: "Những ngày đầu mới thành lâp, khó khăn lớn nhất đôi với Trường Đại học Công nghệ là có được đôi ngũ giảng viên có trình độ khoa học và công nghệ cao, đáp ứng yêu câu đào tạo có chât lượng của những ngành học mới, trong bôi cảnh lúc đó các lĩnh vực công nghê cao còn rât mới mẻ đối với nước ta."
Đứng trước thực tế hê thông các trường đại học và viên nghiên cứu khoa học ở nước ta được tô chức đôc lâp và riêng biêt với nhau, dân đên tình trạng không có sự phôi hợp cân thiêt giữa các trường đại học và viên nghiên cứu, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký kết Văn bản Thoả thuận chính thức với Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện trong nghiên cứu, đào tạo và hợp tác quốc tế.
Trong khuôn khổ đó, Trường ĐH Công nghệ đã phối hợp với Viện Công nghệ Thông tin, Viện Cơ học, Viện Công nghệ Vũ trụ, Viện Vật lý, Viện Khoa học Vật liệu và Viện Toán học xây dựng: các Chương trình đào tạo sau đại học chất lượng cao, Mô hình phối thuộc phòng thí nghiệm và đặc biệt là các Chương trình đào tạo đại học các ngành học mới, có hàm lượng khoa học và công nghê cao, như: Công nghệ Cơ điện tử, Công nghệ Vật liệu Nano, Công nghệ Vũ trụ. Năm 1999, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, lúc đó là Chủ tịch Viên Khoa học Công nghê Viêt Nam, đã được mời làm Chủ nhiệm của Khoa Công nghệ (trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) và sau đó, là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường ĐH Công nghệ. Giáo sư cũng là Người có công đâu trong viêc thiêt lâp và vân hành mô hình liên kêt đặc biêt và hiêu quả này.
Ngay cả lúc mới thành lập, tuy quy mô Trường ĐH Công nghệ không lớn, nhưng tỷ lệ về sô lượng các nhà khoa học đầu ngành, các giáo sư, phó giáo sư, tiên sĩ của Trường được xêp ở tôp đâu trong các trường đại học của cả nước. Trường ĐH Công nghệ nhanh chóng khẳng định được vị trí hàng đầu trong hệ thống các trường đại học kỹ thuật và công nghệ định hướng nghiên cứu của Việt Nam và năm 2011, được xếp hạng 147 trong tốp 200 Trường đại học hàng đầu thuộc lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ của Châu Á đã chứng minh tính đúng đắn của hướng đi này. Bên cạnh 2 khoa có bề dày về đào tạo và nghiên cứu: Khoa Công nghệ Thông tin và Khoa Điện tử Viễn thông, Trường có 2 khoa: Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ nano (định hướng sâu vào khoa học và công nghê vật liệu, chú trọng công nghê nano) và Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa (định hướng sâu vào Cơ điện tử, cơ học biển, cơ học thủy khí và môi trường, công nghệ vũ trụ).
Ngoài ra, Trường ĐH Công nghệ còn có một mô hình phối hợp rất sáng tạo và hiệu quả với các doanh nghiệp hoạt động khoa học và công nghệ, đó là với Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp (IMI)- Viện nghiên cứu, đào tạo, sản xuất công nghệ cao, trong đào tạo ngành kỹ thuật công nghệ cơ điện tử.
Khoảng 85% sinh viên có việc làm đúng chuyên môn sau khi tốt nghiệp, gần 100% có việc làm phù hợp sau 1 năm cũng xuất phát từ hướng đi đúng đắn trong vấn đề liên kết giữa Trường và Viện. Theo chủ trương chung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều năm nay chỉ tiêu tuyển sinh của Trường Đại học Công nghệ luôn ở mức ổn định, khoảng 550 sinh viên mỗi năm. Tuy vậy, so với nhu cầu thực tế của các công ty, đơn vị và doanh nghiệp đặt hàng cho Nhà trường, số lượng tuyển sinh như vậy vẫn chưa đáp ứng đủ.
Cơ hội nghiên cứu và học tiếp là thế mạnh của trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia HN"Ngoài vấn đề hợp tác với các Viện khoa học và công nghệ trong nước, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội có quan hệ hợp tác chuyên môn rất nhiều đối tác trường đại học, viện nghiên cứu và công ty hàng đầu của nước ngoài. Bên cạnh uy tín chuyên môn của Đại học Quốc gia Hà Nội, nói chung và của Trường Đại học Công nghệ, nói riêng, một lý do rất quan trọng là Nhà trường có tới 65% giảng viên có bằng Tiến sỹ và phần lớn trong số họ đều ở độ tuổi khá trẻ, được đào tạo bài bản ở các nước có trình độ khoa học công nghệ cao. Chính họ là cầu nối với các giáo sư trong các đại học, viện nghiên cứu danh tiếng và các chuyên gia trong các công ty hàng đầu. Do đó, sinh viên đang theo học hoặc sau khi tốt nghiệp ở Trường, khi có đủ tiêu chuẩn, sẽ có nhiều cơ hội xin học bổng, tiếp tục học tập ở các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Đây là điều mà nhiều học sinh, sinh viên rất quan tâm và lựa chọn học tập tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội của chúng tôi." - GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy tự hào nói.
Được biết năm nay, Trường Đại học Công nghệ tiếp tục tuyển sinh 7 ngành thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Các ngành đào tạo đều có nhu cầu xã hội cao về nhân lực. Các chương trình đào tạo được phát triển có hệ thống và được cập nhật thường xuyên theo các tiêu chí kiểm định chất lượng quốc tế.
Theo Dân Trí
Đại học Quốc gia - một thương hiệu đại học có giá trị lịch sử Vừa qua, báo Dân trí và một số báo khác đưa tin phiên họp ngày 23/3/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận dự án Luật Giáo dục đại học, trong đó có trích đăng một số ý kiến tiêu biểu khảng định vai trò lịch sử của ĐHQG Hà Nội. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và...