Quyền lực Nhà nước phải được kiểm soát
Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp sửa đổi quy định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Đây là nội dung quan trọng, quy định bản chất và cơ chế thực hiện quyền lực Nhà nước ở nước ta. Nó thể hiện nguyên tắc “kiểm soát” quyền lực Nhà nước. Sự kiểm soát lẫn nhau trong thực hiện quyền lực Nhà nước là điều cần thiết và tất yếu bởi trong bản chất của quyền lực, nhất là quyền lực Nhà nước cho dù đã có sự thống nhất cao, phân công rõ ràng, có quan hệ phối hợp chặt chẽ thì nguy cơ lạm quyền vẫn có thể xảy ra nếu như cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước không được triển khai nghiêm túc và chặt chẽ. Quyền lực Nhà nước ở đây được hiểu là quyền lực của nhân dân trao cho các cơ quan Nhà nước tổ chức, thực hiện trên thực tế. Sở dĩ phải phân công thực hiện quyền lực Nhà nước là do bộ máy Nhà nước gồm các cơ quan có chức năng khác nhau nên phải có sự phân công hợp lý chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan.
Quy định trong Điều 4 Hiến pháp sửa đổi là sự kế thừa quy định tại Điều 4 của Hiến pháp năm 1992, khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta. Ngoài ra, Điều 4 còn bổ sung quy định về bản chất và trách nhiệm của Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”.
Video đang HOT
Theo ANTD
Bước tiến mang ý nghĩa lịch sử
Sáng qua, 28-11, ngay sau khi Quốc hội thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã có cuộc trao đổi với báo chí về quyết định lịch sử này.
- Dư luận đánh giá Hiến pháp sửa đổi lần này là bước tiến quan trọng trong tiến trình dân chủ, công bằng và văn minh. Quan điểm của ông?
- Ý kiến đó hoàn toàn xác đáng. Báo cáo của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội sáng 28-11 đã khẳng định bản Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa cương lĩnh của Đảng, trên cơ sở phát huy dân chủ, phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc, đề cao được quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Có thể nói Hiến pháp đã phân định rõ được chức năng nhiệm vụ cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp so với hiến pháp hiện nay.
- Đổi mới quan trọng lần này là nội dung về quyền con người, thưa ông?
- Trước đây, chương 5 của Hiến pháp 1992 nói về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nhưng tại Hiến pháp sửa đổi lần này chúng ta đưa chương 5 lên sau chương chế độ chính trị, đặt ở chương 2, như vậy riêng bố cục cũng đã thể hiện tầm quan trọng vị trí của chương về quyền con người. Thứ hai, tên chương cũng đã có sự thay đổi, trước đây là quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân, còn bây giờ là quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân để khẳng định Nhà nước cam kết bảo đảm, bảo vệ, tôn trọng quyền con người, quyền công dân. Đây cũng là thành quả của hơn 30 năm đổi mới, phát triển đất nước.
- Sự đồng thuận rất cao của Quốc hội trong việc thông qua Hiến pháp đã nói lên điều gì?
- Bản Hiến pháp này là kết quả của quá trình làm việc rất công phu, nghiêm túc, phát huy được trí tuệ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và có thể nói đây là ý chí nguyện vọng của toàn thể nhân dân. Có thể nói, tỷ lệ phiếu phản ánh sự đồng thuận thống nhất về quy định của Hiến pháp sửa đổi.
- Bản Hiến pháp lần này có tạo ra sự đột phá nào cho yêu cầu đổi mới thể chế kinh tế?
- Hiến pháp đã khẳng định mục tiêu, mô hình kinh tế của Nhà nước chúng ta. Đó là nền kinh tế thể hiện cách nhất quán, khẳng định nền kinh tế thị trường bền vững XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế và các thành phần kinh tế là bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh được đối xử bình đẳng trước pháp luật. Trong chương về kinh tế cũng nói rõ các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đều được bảo hộ và Nhà nước không quốc hữu hóa những tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư, nhà sản xuất, của các nhà kinh doanh. Đây là thông điệp rất quan trọng. Hiến pháp cũng khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của các thành phần kinh tế, của các chủ thể, kể cả cá nhân, đều được Nhà nước tôn trọng, bảo đảm đây là quyền thiêng liêng của họ.
Theo ANTD
Thu hồi đất phải sát giá thị trường Ngày 22-11, ông Trương Minh Hoàng, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Cà Mau đã trao đổi với phóng viên Báo ANTĐ. Cần bổ sung chế tài mạnh hơn đối với dự án treo, bỏ đất hoang hóa để tránh lãng phí tài nguyên đất đai - Ông đánh giá như thế nào về mức bồi thường ở vùng giáp ranh giữa các tỉnh, thành...