Quyền lực “ngôi sao” của Hillary Clinton
Bất chấp tuyên bố củaNgoại trưởng Mỹ Hillary Clintonvề việc sẽ rời nhiệm sở ngay sau lễ nhậm chức lần 2 của Tổng thống Obama, người dân Mỹ vẫn mong mỏi sẽ được thấy bà một lần nữa ra tranh cử tổng thống vào năm bầu cử 2016 tới.
Ngoại trưởng Mỹ sắp từ nhiệm Hillary Clinton.
“Nhà ngoại giao ngôi sao nhạc rock”
Điều dễ hiểu bởi không ai muốn tin vào việc bà và người chồng nổi tiếng- cựu Tổng thống Bill Clinton- thực sự sẽ rời bỏ chính trường Mỹ – nơi gia đình Clinton đã gây dựng ảnh hưởng ấn tượng trong suốt 2 thập kỷ qua.
Báo The New York Times đã mệnh danh Ngoại trưởng Clinton là “nhà ngoại giao ngôi sao nhạc rock” khi người dân nồng nhiệt đổ ra đường chào đón tại hầu hết những nơi bà đến, từ Dinh Tổng thống Mông Cổ cho đến Trường Đại học Georgetown tại Washington (Mỹ).
Video đang HOT
Trong nhiệm kỳ 4 năm tại Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Clinton đã thực hiện hàng loạt các chuyến công du con thoi đến mọi khu vực của thế giới. Tần suất các chuyến bay ngoại giao của bà nhiều hơn bất cứ người tiền nhiệm nào, với mục đích thúc đẩy nền dân chủ – điều mà bà gọi là “quyền lực thông minh”. Bất chấp những xung đột chính trị mạnh mẽ trong nội bộ chính quyền Mỹ hiện nay, tỉ lệ ủng hộ bà Clinton vẫn rất cao. Một số nhà phân tích tin rằng, cái tên Hillary Clinton sẽ đủ sức mạnh để dễ dàng giành được đề cử ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ vào năm 2016.
Trong nhiệm kỳ của mình, bà Clinton đã nỗ lực hết sức để có thể kết nối lại quan hệ với Pakistan- một đồng minh chính của Mỹ trong cuộc chiến chống sự trỗi dậy của Taliban tại Afghanistan. Bà cũng làm sợi dây liên lạc cho lệnh cấm vận của phương Tây đối với Iran.
Trong chuyến thăm đến Trung Quốc năm 2012, bà cũng đã thành công trong việc xử lý căng thẳng liên quan đến việc nhà đối kháng chính trị Trần Quang Thành xin tị nạn tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Bà Clinton còn có công tạo nên một “vũ khí độc đáo” khi thành lập đội quân bếp trưởng đầu tiên của Bộ Ngoại giao, nhằm làm gia tăng sức ảnh hưởng của ngoại giao ẩm thực Mỹ.
“Bà Clinton là một ngoại trưởng hết sức tích cực, năng động và tận tụy, người sử dụng quyền lực của một “ngôi sao” để giúp ích cho chính quyền Obama”- ông Justin Vaisse (Viện Brookings Institution), nhận định. “Nhưng bà ấy luôn bị chi phối bởi Nhà Trắng, bởi đó là khuynh hướng tự nhiên của ông Obama- nơi muốn quyết định về tất cả mọi điều. Nhưng bà vẫn cứ là mình: Một nhà chính trị nổi bật, đầy năng lượng, sắc bén và linh hoạt”.
Rời chính trường
Song Giáo sư Đại học Harvard- ông Stephen M. Walt- đưa ra những nhận định “khó tính” hơn trên tạp chí Đối ngoại, khi cho rằng bà Clinton chưa hề đạt được thành tựu lớn nào. “Không ai có thể thực sự ca ngợi bà là một ngoại trưởng vĩ đại tại thời điểm này”.
Ông Walt cho rằng, nguyên nhân là bởi Tổng thống Obama đã không trao cho bà thẩm quyền lớn hơn về chính sách đối ngoại, thậm chí, còn làm giảm ảnh hưởng của bà khi phụ thuộc vào một đội ngũ các “đặc phái viên”. “Lầu Năm góc và cộng đồng tình báo hiện kiểm soát nguồn lực lớn hơn nhiều so với Bộ Ngoại giao, và có những tác động lớn hơn nhiều đối với mối quan hệ giữa Mỹ với những điểm nóng như Trung Á, Yemen hay vịnh Ba Tư”.
Bà Hillary tuyên bố sẽ rời khỏi cương vị ngoại trưởng ngay khi Tổng thống Obama bổ nhiệm người kế nhiệm bà. “Tôi sẽ ra đi ngay sau lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Obama. Đó là kế hoạch của tôi” – bà trả lời phỏng vấn trên tờ Washington Post mới đây, bất chấp sự níu giữ của ông Obama.
“Tôi đã tham gia chính trường trong suốt 20 năm qua”- bà Clinton nói. “Đó là những kinh nghiệm và sự tự hào bản thân vô cùng to lớn. Nhưng tôi thực sự muốn trở lại với thời gian cho riêng mình. Tôi chỉ muốn được là chính mình. Đó là điều tôi kỳ vọng” – bà nói thêm trên tạp chí Marie Claire.
Nhưng tất nhiên, nếu bà trở thành nữ tổng thống đầu tiên vào năm 2016- khi ở độ tuổi 69- bà sẽ có đầy đủ mọi thẩm quyền để trở thành đích xác người mà mình muốn hướng tới.
Theo laodong
Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy bị chất vấn về quỹ bầu cử trái phép
Ngày 22.11, thẩm phán Pháp Jean-Michel Gentil đã chất vấn cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy về cáo buộc nhận tiền trái phép cho quỹ tranh cử 2007 từ người phụ nữ giàu nhất nước Pháp.
Ông Sarkozy và bà Bettencourt.
Ông Sarkozy bị tố giác đã nhận 150.000 euro từ bà Liliane Bettencourt - 87 tuổi, con gái người sáng lập hãng mỹ phẩm nổi tiếng L'Oreal - khi ông tranh cử vào Điện Elysée 5 năm trước. Mức trần đối với đóng góp cá nhân cho chiến dịch tranh cử của Pháp chỉ là 5.800USD. Cảnh sát đã lục soát nhà riêng và văn phòng của chính trị gia này hồi tháng 7 để phục vụ cuộc điều tra theo yêu cầu của thẩm phán Jean-Michel Gentil. Ông Sarkozy - người đã hết hạn được hưởng quyền miễn truy tố của Tổng thống hồi tháng 5 - bác bỏ đã có hành động sai trái.
Theo một số nguồn tin, dù đã tạm lui khỏi chính trường từ sau thất bại trước đối thủ Đảng Xã hội Francois Hollande, ông Sarkozy vẫn ôm tham vọng tái tranh cử Tổng thống Pháp vào năm 2017. Kết quả của cuộc điều tra, vì vậy, sẽ quyết định liệu vị cựu Tổng thống Pháp có thể rộng cửa quay trở lại chính trường hay không?
Nếu thẩm phán Gentil quyết định thực hiện một cuộc điều tra đầy đủ đối với ông Sarkozy, cựu Tổng thống Pháp sẽ bị trói buộc vào tiến trình điều tra có thể kéo dài hằng tháng, thậm chí nhiều năm để hoàn tất, dù nó có thể không nhất thiết phải kết thúc ở tòa án.
Kể từ khi rời Điện Elysée, ông Sarkozy đã rút lui khỏi chính trường, giống như các nguyên thủ phương Tây khác như Bill Clinton (Mỹ), Tony Blair (Anh), để trở thành các diễn thuyết gia ngôi sao. Gần đây, ông Sarkozy đang là khách mời danh dự tại một sự kiện ngân hàng Brazil tại New York.
Theo laodong
Nhật muốn "quan hệ cùng có lợi" với Trung Quốc Nhật Bản lên tiếng bày tỏ hy vọng xây dựng "mối quan hệ hai bên cùng có lợi" với lãnh đạo mới của Trung Quốc trong bối cảnh hai nước đang có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Thủ tướng Nhật Bản Noda. "Quan hệ giữa hai nước là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với Nhật Bản và Trung...