Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao
Quỹ Toyota Việt Nam (TVF) đã tiến hành bàn giao điểm trường Tìa Sính (thuộc Trường mầm non Lũng Chinh) tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Với mong muốn góp phần nâng cao cơ sở vật chất giáo dục tại địa phương, Quỹ Toyota Việt Nam đã hỗ trợ nâng cấp điểm trường Tìa Sính thuộc trường mầm non Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Hỗ trợ bao gồm 2 phòng học tiêu chuẩn dành cho học sinh mầm non, 1 nhà vệ sinh cho học sinh và 1 phòng công vụ kèm khu vệ sinh cho giáo viên.
Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ trang thiết bị cho nhà trường
Công ty More Production Việt Nam, đối tác của Quỹ Toyota Việt Nam, cùng đồng hành tài trợ cho trường mầm non Lũng Chinh kệ sách truyện đặt trong các phòng học với nhiều sách truyện ý nghĩa, phù hợp với lứa tuổi mầm non. Bên cạnh đó, tại buổi lễ, Toyota Việt Nam cũng tặng quà, đồ dùng học tập cho các em học sinh tại trường.
Ông Phạm Thanh Tùng, Chủ tịch Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng quà cho các em học sinh trường mầm non Lũng Chinh
Trước đó, kể từ năm 2019, Quỹ Toyota Việt Nam đã hỗ trợ xây dựng 3 điểm trường thuộc trường Tiểu học Chiềng Sơ, trường Tiểu học Háng Đồng A, trường PTDT Bán trú Tiểu học Nậm Chà. Đây là những điểm trường vô cùng khó khăn tại tỉnh Điện Biên, Sơn La và Lai Châu. Thông qua hoạt động ý nghĩa này, Quỹ Toyota Việt Nam hi vọng sẽ hỗ trợ cho các trẻ em vùng cao có điều kiện học tập tốt hơn, từ đó, các em có thể trau dồi kiến thức và nuôi dưỡng ước mơ để thay đổi tương lai của chính mình cũng như trở thành công dân tốt cho xã hội.
Kể từ khi thành lập, với mục tiêu “mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng sở tại”, Quỹ Toyota Việt Nam không ngừng nỗ lực đóng góp tích cực cho xã hội trên các lĩnh vực: Giáo dục – Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, An toàn Giao thông, Bảo vệ Môi trường và Y tế.
Video đang HOT
Các em học bài tại phòng học tiêu chuẩn điểm trường Tìa Sính.JPG
Đặc biệt, trong lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực, bên cạnh hoạt động xây dựng điểm trường, Quỹ Toyota Việt Nam cũng triển khai nhiều chương trình như: Học bổng “Vòng tay nhân ái” hỗ trợ con em của các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông, Dự án nước sạch cho trường tiểu học và Học bổng dạy nghề Toyota dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Những người thầy cõng chữ lên ngàn
Chúng tôi đặt chân đến bản Huổi Cấu, xã Nậm Vì, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên khi những tia nắng cuối cùng trong ngày tan vào gió núi, nhường chỗ cho cái lạnh tê tái phủ trùm lên những mái tranh nghèo trên các bản làng miền sơn cước.
Mái trường nằm lẻ loi trên đỉnh đồi, để lại những nỗi niềm trăn trở, cùng bao xúc cảm về những đứa trẻ trong ngần, tinh khiết ôm cả một bầu trời gian khó đi tìm con chữ.
1. Chuyến đi của chúng tôi có hai cô giáo Đỗ Thị Hạnh và Phạm Thị Phương Loan - giảng viên Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Cô Hạnh và cô Loan đã từng về Mường Nhé xây trường, cũng vì nặng nợ với vùng đất và con người Mường Nhé mà lần này các cô quay trở lại tiếp tục khảo sát để xây một điểm trường cho trẻ vùng cao bằng chính những đồng lương chắt chiu của mình.
Xe ô tô không lên nổi các con dốc vào bản Huổi Cấu. Chúng tôi được các thầy giáo của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Vì đón ngoài trung tâm xã Nậm Vì.Từ đây, đi lên điểm trường Huổi Cấu có hai sự lựa chọn. Lối đi chính xa gần 20 cây số, lối tắt ngắn hơn một nửa nhưng độ khó thì gấp 10 lần. Hôm ấy nắng vàng, trời khô ráo, các thầy giáo quyết định chọn đường tắt để tiết kiệm thời gian. Cung đường xuyên qua nhiều khe suối, đỉnh cao, vực sâu. Tôi bám chặt thầy Toàn, luôn gồng mình để giữ thăng bằng trên yên xe. Lòng đường trơn nhầy nhụa, rất hẹp, một bên vách núi, bên kia vực sâu thăm thẳm.
Thầy Sinh cùng các giáo viên cắm bản đội mưa đi gọi học sinh đến lớp.
Tôi hỏi thầy Toàn, sao vực sâu thế kia không làm thanh chắn, lỡ có sẩy chân ngã xuống còn có cái đỡ. Thầy Toàn cười, bảo rằng, chỗ nào cũng vậy thì sức đâu mà làm rào chắn.Thầy động viên tôi cứ yên tâm, không sao cả, đường này cô giáo mầm non còn chạy đi về đều đặn mà. Núi cao, rồi lại núi cao hơn nữa, con xe của thầy Toàn cứ rướn cổ, rồ ga hết cỡ mà vượt núi.
Một nóc nhà bé tẹo khuất sau tán rừng, thầy Toàn chỉ tay lên và bảo đó là điểm trường Huổi Cấu, còn bên quả đồi kia là bản Huổi Cấu. Lần đầu tiên trong đời tôi được đứng trên một ngôi trường chạm nóc trời như vậy. Cảm giác sợ hãi, mệt mỏi tan đi từ bao giờ khi nhìn thấy những đứa trẻ ngây thơ trong sáng đứng ngơ ngẩn nhìn người lạ.
Điểm trường có tổng số 36 em học sinh chia làm 2 lớp. Trong đó thầy Thào A Dình phụ trách lớp 2 với 14 em, còn lại 22 em lớp 1 do thầy Cà Văn Sinh phụ trách.
Cạnh điểm trường có căn nhà gỗ xiêu vẹo, là chỗ nghỉ ngơi, sinh hoạt của hai thầy. Nơi này không điện, không nước và không có sóng điện thoại.Mọi thứ bình yên vắng lặng và hoang sơ đến thẫn thờ, thảng thốt. Thứ hiện đại nhất có lẽ là chiếc bình chứa nước, thầy Dình đã xin được từ dưới trung tâm mang lên rồi vào bản nhờ bà con giúp cho ống nước dẫn về. Bình chứa nước ngạo nghễ trước sân trường luôn khiến thầy trò Huổi Cấu vui thích nhất.
2. Thào A Dình sinh ra và lớn lên ở bản Nậm Là, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Điện Biên. Gia đình A Dình nằm trong tốp văn hóa cao của bản, trong 7 chị em thì một người làm nghề y, 2 người làm giáo viên.
Học xong cấp 3 trường bản, Dình xuống núi theo học Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam rồi trở lại quê hương chờ đợi 4 năm để được làm thầy giáo gieo chữ vùng cao.
Đường lên bản dạy học có nhiều khe suối nước chảy xiết.
Ngày đầu lên núi nhận lớp, A Dình không mấy bỡ ngỡ bởi đó là những cung đường quá quen thuộc với Dình từ thuở còn ôm cặp trèo bộ hàng chục cây số đi học.Nhưng, với chúng tôi, đó là một sự trải nghiệm đầy gian khó.
Những ngày chúng tôi ở lại Mường Nhé, dịch bệnh COVID-19 đã về tới tận Nậm Vì, học sinh trong xã ở nhà học trực tuyến. Riêng điểm trường Huổi Cấu thì được nghỉ luôn vì trên bản chưa có điện, cũng chưa có sóng điện thoại. Học sinh của thầy Dình đi lên nương cùng cha mẹ từ sáng đến chiều, chật vật với củ sắn và những bó củi cho mùa đông đỏ lửa bếp nhà sàn. Thầy Dình lo lắng, trăn trở mãi, các em nghỉ lâu thế này mai kia đi học lại chắc gì còn chữ trong đầu, khéo lại bỏ rơi hết trên nương rẫy.
Rồi nhiều em quên luôn đường đến trường, cha mẹ cũng quên luôn cái sự học của con.Như bao ngày đi học khác, thầy Dình vẫn phải làm cái việc bình thường của một người gieo chữ rẻo cao, đó là đi tìm học sinh đến trường. Thầy sẽ lại tới tận nhà, vận động cha mẹ, năn nỉ các em chịu khó đi học. Trên xe thầy có sẵn đôi dép sạch, sẵn chiếc áo ấm và một chiếc dù che sương, thầy phục vụ các em tận nơi.
Mùa đông rét mướt không ái ngại bằng mùa mưa sình lầy ngập ngụa. Có nhiều em nhà ở lẻ loi trên tận mỏm đồi, thầy Dình phải leo bộ mấy cây số tìm tới. Tới nơi thì học sinh đã vào rừng mưu sinh cùng cha mẹ, thầy lại xé núi, băng rừng hú gọi giữa mênh mông mịt mù mà tìm cho ra bóng dáng lon ton bé tẹo của học sinh lẩn khuất trong mù sương heo hút. "Chúng lên nương là lười trở về đi học, phụ huynh thì bảo thôi cho nó nghỉ một ngày đi làm, mai sẽ tới trường.Tư tưởng như thế là rơi rụng hết chữ, mình không sợ mất công sức đi tìm, chỉ sợ các em nghỉ một ngày, lại muốn nghỉ nữa rồi sẽ chán đến trường", thầy Thào A Dình lo lắng.
14 học sinh trong lớp 2 của thầy Dình là từng ấy con đường đến lớp đầy rẫy gian truân, khổ ải. Để giữ được con chữ cho học sinh, thầy Dình đã làm mọi thứ, đã đóng đủ các loại vai. Sáng sớm, trên đường lên điểm trường, thầy Dình ghé qua điểm trường trung tâm nhận thực phẩm. Tới trường, công việc đầu tiên là đếm và ngóng chờ học sinh, đến giờ học mà chưa đủ sĩ số, thầy lại xách xe máy lao vào bản tìm cho ra em nào đang bỏ học. Giờ nghỉ giữa buổi, thầy đầu tắt mặt tối ở trong bếp thổi lửa nấu cơm canh để buổi trưa thầy trò cùng ăn. Mỗi em mang theo túi cơm trắng, đến trường ăn với thầy cơm có thịt, sau đó thì cùng ngủ trưa. Thầy Dình phải ngủ cùng học sinh để canh chừng, không cho em nào bỏ về nhà. Vì nếu về nhà chúng sẽ không quay lại trường nữa, như thế thầy Dình biết lấy ai mà dạy chữ.
Thầy Thào A Dình là dân tộc Mông, học sinh trong bản Huổi Cấu đều là người Mông, đây là một lợi thế với thầy Dình. Đi vào bản vận động phụ huynh cho con đi học, thầy dùng tiếng mẹ đẻ nói chuyện thuyết phục. Ở lớp, từ nào các em chưa hiểu bằng tiếng Kinh, thầy sẽ dùng tiếng Mông để chú thích. Thầy Dình tự hào cho biết, các em trong lớp đều đọc và tính toán cơ bản nhưng rồi giọng thầy chùng xuống, nỗi buồn thoảng qua, thầy suy nghĩ: "Kiến thức lớp 2 thì không thể nói được điều gì khi lên lớp 3, các em phải xuống điểm trường trung tâm học cách bản gần 20 cây số đường rừng. Nhiều em đã dừng sự học của mình ở chặng này, cái nghèo, cái khổ sẽ nhanh chóng lấp đầy con chữ của các em, rồi phai mờ theo thời gian, tỷ lệ mù chữ tái diễn".
Các em học sinh lớp 2 chuẩn bị ăn cơm trưa tại điểm trường Huổi Cấu.
3. Đồng hành cùng thầy Thào A Dình ở điểm trường Huổi Cấu là thầy giáo trẻ Cà Văn Sinh, dân tộc Thái. Thầy Sinh năm nay 25 tuổi và có trên 3 năm cắm bản gieo chữ. Thầy Sinh quê ở TP. Điện Biên, về bản làm thầy giáo và cũng kịp bén duyên với cô gái Mường Nhé, vợ chồng trẻ vừa dựng được một mái nhà nhỏ tại bản Cà Là Pá, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé và chào đón cậu con trai đầu lòng.
Trước khi về Huổi Cấu, thầy Sinh đã có hơn một năm cắm bản ở điểm trường Nậm Vì, xã Chung Chải, giáp với tỉnh Lai Châu. Cũng như Huổi Cấu, bản Nậm Vì không có điện, không có sóng, thầy Sinh dạy Toán và Tiếng Việt lớp 1 và 2. Ở nhà không có việc gì quan trọng đột xuất, thầy Sinh sẽ ở lại điểm trường để tiện đi gọi học sinh đến trường. Ở Chung Chải vào mùa mưa, đường đến bản không thể đi xe máy được, thầy giáo phải đi bộ bấm từng đốt ngón chân, người đi trước kéo tay người đi sau, đến được nhà học sinh có khi mất vài tiếng đồng hồ. Miễn là đưa được các em đến lớp, mọi trở ngại không là gì với thầy Sinh. Ở đây, thầy giáo mong chờ học sinh như con trẻ ngóng mẹ đi chợ về, niềm vui rộn ràng trong lòng mỗi khi cả lớp đông đủ sĩ số.
Rời Chung Chải về Huổi Cấu, con đường lên bản của thầy Cà Văn Sinh gian nan, trắc trở hơn nhiều. Từ nhà thầy Sinh ở bản Cà Là Pá lên điểm trường Huổi Cấu dài gần 30 cây số đường núi, thầy Sinh đi hết gần 2 tiếng đồng hồ. Đấy là ngày khô ráo, vào mùa mưa thì không nói trước được thời gian, có khi phải bỏ xe máy đi bộ hết nửa ngày trời.
Lớp 1 do thầy phụ trách có 22 em đều là người Mông từ bản Huổi Cấu. Trước khi về đây, thầy Sinh đã phải đi học thêm tiếng Mông để có thể hiểu và chia sẻ nhiều hơn cùng các em người Mông.Thời gian học tiếng Việt trên lớp chỉ từ 6-8 tiếng nhưng khi trở về nhà các em lại nói tiếng bản địa nên vốn từ vững tiếng phổ thông rất hạn hẹp.Gặp "ca" nào khó, thầy Sinh nhờ thầy Dình giúp đỡ phiên dịch và đi cùng để vận động.Trước khi vào bản, thầy Sinh lúc nào cũng lận lưng ít tiền riêng của mình, học sinh nào thiếu thứ gì thì thầy có sẵn mà giúp đỡ, cũng là tạo động lực cho các em đi học.
Căn nhà gỗ là nơi nghỉ ngơi và sinh hoạt của các thầy giáo cắm bản tại điểm trường Huổi Cấu.
Sự học của thầy trò bản Huổi Cấu năm 2022 này không mấy suôn sẻ do dịch bệnh COVID-19. Lớp học mới được ít ngày thì phải nghỉ để phòng tránh dịch bệnh.Thầy Sinh trở về nhà mà cứ lo lắng không yên, lúc nào cũng nhớ và nghĩ về đám học trò trên bản.Kiến thức lớp 1 quá mỏng, nghỉ lâu ngày chẳng biết chúng còn giữ được chữ nào trong đầu nữa không.
Thầy Sinh chỉ mong sớm được trở lại lớp, được nhìn thấy đám học trò lon ton đến trường, được nấu cho chúng bữa cơm có thịt, trao cho đôi dép mới, khoác cho cái áo ấm.Thầy Sinh tâm sự, ngày còn là sinh viên sư phạm đã mơ tưởng về những ngôi trường vùng cao có những đứa trẻ nghèo khó. Sau này, giấc mơ thành hiện thực, dù gian khó hiện hữu nhưng tình yêu lại lớn hơn, sâu nặng hơn, bởi vì anh được hòa vào cuộc sống cùng các em, tận thấy và thấu hiểu hoàn cảnh của cha mẹ các em, thấy thương đám trẻ nhỏ vùng cao thật nhiều. Còn với thầy giáo Thào A Dình, nơi này như một phần máu thịt của anh, đám học trò như con của anh. Ở đây, không có ranh giới giữa thầy và trò, mà chỉ có bổn phận, trách nhiệm và tình yêu thương.
Việt Nam đứng thứ 2 về số lượng du học sinh đang theo học tại Nhật Bản Kết quả khảo sát mới nhất của Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) cho thấy số lượng sinh viên nước ngoài ở nước này, nhất là các du học sinh đến từ Việt Nam, đã giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đứng thứ 2 trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ về số...