Quy tắc ứng xử học đường: Có làm thầy trò cư xử tốt hơn?

Theo dõi VGT trên

Cô giáo bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng, im lặng suốt một học kỳ trong tất cả các giờ lên lớp; phụ huynh bắt giáo viên quỳ gối để xin lỗi… khiến ngành GD-ĐT đang phải ‘vắt chân lên cổ’ để soạn bộ quy tắc ứng xử trong trường học với mong muốn giảm thiểu các hiện tượng này.

Quy tắc ứng xử học đường: Có làm thầy trò cư xử tốt hơn? - Hình 1

Học sinh gặp thầy cô giáo phải dừng lại, khoanh tay chào; giáo viên gặp học sinh phải niềm nở, vui vẻ sẽ là một trong những quy định ứng xử học đường

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Bộ quy tắc này đang được lấy ý kiến với hy vọng sẽ bắt đầu triển khai từ đầu năm học tới.

Quy định sẽ dễ thực hiện, dễ nhớ

Phát biểu định hướng tại cuộc họp bàn về xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử trong học đường mới đây, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nhắc lại một số sự việc xảy ra gần đây thể hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường và cho rằng, dù đó chỉ là những trường hợp cá biệt nhưng với xu hướng tăng lên, rõ ràng cần những giải pháp chấn chỉnh mang tính lâu dài và bền vững.

Ông Nhạ cũng thẳng thắn chỉ ra, chương trình các môn học về đạo đức, giáo dục công dân trong nhà trường còn mỏng về thời lượng, nhẹ về chất lượng, đơn giản về phương pháp, vị thế của môn học chưa được coi trọng đúng mức; các địa phương hầu như chưa coi trọng đội ngũ giáo viên dạy những môn học này; ngay cả tại các trường sư phạm, khoa ngành học đạo đức, nhóm ngành giáo dục công dân cũng bị xem nhẹ hơn những khoa ngành khác.

Người đứng đầu ngành GD-ĐT yêu cầu, trước mắt ưu tiên và cần tập trung ngay vào việc xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học phổ thông, cần thay đổi tư duy khi đưa ra các quy định, đảm bảo các yêu cầu: khả thi, dễ thực hiện, dễ nhớ; quy định rõ những điều cần làm, không được làm; quy định chế tài cụ thể, trách nhiệm của mỗi cấp: trường, sở, địa phương; trách nhiệm của học sinh (HS), giáo viên, phụ huynh…

Cũng theo ông Nhạ, bộ quy tắc sẽ không quy định chung chung kiểu như HS phải ngoan ngoãn, lễ phép mà nên quy định cụ thể để hướng dẫn dễ thực hiện, ví dụ như HS gặp thầy cô giáo phải dừng lại, khoanh tay chào hay giáo viên gặp HS phải niềm nở, vui vẻ… có như vậy thì mọi người dễ hiểu, dễ thực hiện và giám sát, đ.ánh giá được.

“Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học phổ thông phải được ban hành trước năm học mới 2018 – 2019 để triển khai thực hiện ngay từ đầu năm học, kèm theo đó là các chế tài đủ mạnh. Đây sẽ là giải pháp quan trọng nhằm xây dựng văn hóa ứng xử trường học hiệu quả trong thời gian tới”, Bộ trưởng Nhạ khẳng định.

Dân chủ là yếu tố tiên quyết

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý – Giáo dục TP.Hà Nội, cho rằng việc đưa ra một bộ quy tắc ứng xử là cần thiết nhưng không nên hy vọng khi có rồi thì đồng loạt các trường sẽ thực hiện đúng các quy tắc đó.

Video đang HOT

Theo ông Lâm, cái gốc để có văn hóa ứng xử trong học đường thì mỗi nhà trường phải có dân chủ thực sự. Đặc biệt trong giáo dục, dân chủ là thể hiện cao nhất sự tôn trọng con người. Hiện nay các cơ sở giáo dục đào tạo, nhà nước và Bộ GD-ĐT đã có nhiều văn bản để phát huy dân chủ trong các nhà trường nhưng thực hiện không được là bao.

Ông Lâm cho rằng muốn xây dựng được văn hóa học đường thì trước hết phải có dân chủ trong mỗi nhà trường và trước hết là sự gương mẫu của hiệu trưởng, cán bộ giáo viên. Nhà quản lý, người dạy, người học đều được quyền tham gia xây dựng kế hoạch, tham gia đ.ánh giá kết quả của quá trình đào tạo, tham gia để làm chủ mọi hoạt động giáo dục của nhà trường.

Cần có quy tắc về ứng xử trên mạng xã hội

Xu hướng HS, sinh viên sử dụng mạng xã hội ngày càng phổ biến và thực tế đã có không ít những hệ lụy xảy ra chỉ vì mâu thuẫn trên mạng xã hội. Nhiều vụ bạo lực học đường, đ.ánh hội đồng HS chỉ vì “nói xấu” nhau trên mạng xã hội đã diễn ra khá nhiều trong thời gian vừa qua.

Thực tế này khiến không ít các trường phải tự đưa ra những quy định về sử dụng mạng xã hội của HS, sinh viên trường mình.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho rằng rất mong muốn quy tắc ứng xử mà Bộ chuẩn bị xây dựng sẽ có nội dung về việc sử dụng Facebook bởi đây là đòi hỏi bức thiết từ thực tế.

Theo ông Tiến, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đang có ý tưởng soạn thảo quy định về việc HS tham gia mạng xã hội như thế nào là phù hợp. Do vậy nếu Bộ GD-ĐT đưa nội dung này vào bộ quy tắc ứng xử thì các sở sẽ có căn cứ thực hiện chứ không phải tự ban hành nữa.

Cũng theo ông Tiến, những hành vi đưa hình ảnh phản cảm, nói xấu bạn bè, thầy cô hoặc đăng câu chuyện gây tác động tiêu cực đến tâm lý mọi người trong trường học… cần bị coi là vi phạm nội quy trường xử lý.

Đến năm 2020, 100% trường học thực hiện bộ quy tắc ứng xử

Theo dự thảo đề án xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong trường học: Đến năm 2020: 100% trường học xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, đặc thù của lĩnh vực giáo dục, đào tạo; phù hợp với điều kiện và đặc trưng vùng miền của mỗi trường và hằng năm được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện. 100% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, HS, sinh viên hằng năm được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng, liên tục duy trì, phát huy vào các năm sau. Có ít nhất 90% cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, cán bộ công đoàn giáo dục, đoàn thanh niên, hội sinh viên, đội thiếu niên trong nhà trường được bồi dưỡng nâng cao và có năng lực tốt, mẫu mực trong tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học và đạt 95% vào năm 2025.

Theo thanhnien.vn

Cần thiết xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học

Văn hóa ứng xử trong nhà trường hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém: Một số học sinh, sinh viên có biểu hiện suy thoái, lệch lạc về phẩm chất, đạo đức, lối sống; cũng có cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục chưa chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử.

Cần thiết xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học - Hình 1

Cần thiết xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học. Ảnh minh họa/internet

Dự thảo Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học" vừa mới được Bộ GD&ĐT công bố để lấy ý kiến rộng rãi đã nêu rõ điều này, đồng thời phân tích sâu sắc về thực trạng văn hóa ứng xử trong trường học hiện nay.

Văn hóa ứng xử trong HSSV còn nhiều hạn chế

Một số HSSV chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp trong trường học và cộng đông. Các hành vi viết vẽ bậy lên tường, bàn ghê, xả rác bừa bãi, hái hoa, bẻ cành xảy ra nhiều ở lứa t.uổi học sinh; nghiêm trọng hơn còn có hành động phá hoại tài sản, cơ sở vật chất trường học và của công.

Theo Dự thảo Đề án, trong bối cảnh toàn cầu hóa, HSSV Việt Nam luôn đề cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, có tinh thân yêu nước, biết trân trọng các giá trị truyền thống văn hoa tốt đẹp, tự tin hội nhập văn hóa thế giới; nỗ lực vươn tới những giá trị chân thiện, mỹ.

Phần lớn HSSV có đạo đức, lối sống văn hóa, đời sống tinh thần lành mạnh, yêu quê hương, đất nước, trân trọng các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, phê phán những biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội và các hành vi thiếu văn hóa, trái thuần phong mĩ tục. '

HSSV có ý thức trách nhiệm với gia đình và với bản thân trong việc học tập, rèn luyện. HSSV có các phẩm chất như nhân ái, tương thân tương ai giúp đỡ nhau, song có nghĩa tình, cần cù, kiên trì, hiếu học, tôn sư trọng đạo, trung thực, đoàn kêt được phát huy. Trách nhiệm công dân được tăng cường thông qua việc chủ động tích cực tham gia các hoạt động tập thể, các phong trào, tình nguyện vì cộng đồng, bảo vệ môi trường. '

Tuy nhiên, văn hóa ứng xử trong HSSV hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém: Biểu hiện suy thoái, lệch lạc về phẩm chất, đạo đức, lối sống như: thiếu trung thực, trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường; vô lễ với cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn t.uổi; thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai trái, tiêu cực không dám đau tranh.

Trong khuôn viên nhà trường, HSSVcó thể tỏ ra ngoan ngoãn, lễ phép nhưng ngoài trường học, trên mạng xã hội thì có thái độ vô lễ, xúc phạm thầy giáo, cô giáo . Những giá trị tinh thân, mang tính nhân văn như: yêu thương, trách nhiệm, tôn trọng, bao dung... có xu hướng bị xem nhẹ hơn những giá trị vật chất, thực dụng.

HSSV còn nhận thức chưa đầy đủ về văn hóa ứng xử trong trường học. Một bộ phận HSSV đua đòi, chạy theo lối sống thực dụng, ứng xử thiếu nghĩa tình, không phù hợp với thuần phong mĩ tục Việt Nam, thích thể hiện sự nổi trội trước bạn bè...

Một số HSSV sa vào nghiện trò chơi điện tử, có hành vi bạo lực và hành xử thiêu văn hóa. Một số HSSV thường xuyên chia sẻ, bình luận tục tĩu trên mạng xã hội truy cập những thông tin xấu, độc hại, bạo lực, đ.ồi t.rụy, có hội chứng "nghiện Internet", chạy theo lối sống ảo, có trường hợp bị lôi kéo, tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật thông qua môi trường mạng.

Tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn ra phức tạp tại một số địa phương, học sinh không can ngăn mà còn quay video đưa lên mạng, vô tình đã cổ súy cho hành vi bạo lực; tình trạng HSSV bỏ học, bỏ nhà sống lang thang, tụ tập thành băng nhóm sử dụng h.ung k.hí gây rối trật tự công cộng, đang diễn ra ngày càng phức tạp hơn, cá biệt có HSSV phạm tội nghiêm trọng (như g.iết n.gười, cướp tài sản...) .

Một số nhà giáo thiếu kiềm chế

Một số trường hợp cán bộ quản lý nhà giáo, nhân viên trong trường học có biểu hiện tiêu cực, độc đoán, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, gây mất dân chủ nghiêm trọng, lợi dụng chức quyền để tham ô, tham nhũng... đã làm giảm sút động lực phấn đấu của cán bộ, nhà giáo và niềm tin của xã hội.

Đối với cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, dự thảo Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học" có nêu: Đa số cán bộ, nhà giáo có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, tự giác chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định, chuyên môn của Ngành; tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội; gương mẫu, chuẩn mực trong lời nói, trang phục, giao tiếp với gia đình HSSV, đối xử công bằng, được phụ huynh, nhân dân địa phương và HSSV tôn trọng, tin yêu; say mê, tận tụy với nghề; thương yêu, tôn trọng học sinh; là tấm gương sáng đê HSSV noi theo; đã xuất hiện nhiều tấm gương nhà giáo sẵn sàng hi sinh lợi ích bản thân, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Nhiều nhà giáo đã dành cả t.uổi thanh xuân của mình phục vụ sự nghiệp giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo ...

Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục chưa chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử, cá biệt có giáo viên vi phạm đạo đức, lôi sống; thiếu dân chủ, thành kiến, trù dập, chèn ép buộc học sinh phải học thêm; căt xén chương trình trên lóp, tổ chức dạy thêm sai quy định... làm ảnh hưởng đên uy tín của nhà giáo và ngành Giáo dục.

Một số cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên thiếu kiềm chế, xúc phạm tinh thần, xâm phạm thân thể, b.ạo h.ành trẻ trong các cơ sở mâm non (nhất là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục) và HSSV; chưa đúng mực trong ứng xử với đồng nghiệp, với phụ huynh và người dân đến làm việc; thái độ, hành vi, phát ngôn đôi khi thiếu chuẩn mực, cá biệt đã có trường hợp xâm hại học sinh xảy ra ở trong trường học.

Một bộ phận nhà giáo nhận thức chưa đầy đủ vị trí, vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong việc giáo dục thế hệ trẻ, thiếu ý thức tự vươn lên, khả năng tự học, cập nhật thông tin, trau dồi kiến thức hạn chế; có lối sống thực dụng, thiếu gương mẫu.

Thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học

Từ thực trạng trên, việc triển khai Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học" là hết sức cần thiết nhằm xây dựng và phát triến môi trường văn hóa lành mạnh trong trường học.

Theo đó, một trong những việc quan trọng cần làm đó là xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học. Cụ thể là xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong tất cả các trường học, với sự tham gia và cam kết của các bên liên quan (cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh...).

Theo dự thảo Đề án, Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp với lứa tuối và các cấp học (mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, đại học). Người đứng đầu nhà trường có trách nhiệm quán triệt đến toàn thế cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và người học biết và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa.

Bộ quy tắc ứng xử văn hóa phải được niêm yết tại các bảng tin, bảng thông báo, website nhà trường, trong phòng học và các phòng làm việc của nhà trường. Cán bộ, nhà giáo, nhân viên, cán bộ Đoàn - Hội - Đội, Công đoàn nhà trường thường xuyên phổ biến, quán triệt nội dung bộ quy tắc ứng xử trong trường học trong các tiết học chính khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh...

Cần phát huy tính gương mẫu của cán bộ, nhà giáo, nhân viên và trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử; chú trọng xây dựng nhân cách người thầy. Đẩy mạnh giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên; tạo nền tảng về nhận thức và hành động để xây dựng môi trường văn hóa và ứng xử văn hóa trong trường học.

Minh Phong (lược ghi)

Theo giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đạo diễn Lê Hoàng xuất hiện lạ lẫm trên sóng truyền hình hậu can thiệp thẩm mỹ
08:25:35 08/07/2024
Cô gái xinh có tên độc lạ, đi thi đại học gặp chuyện 'dở khóc dở cười'
07:03:06 08/07/2024
Lấy chồng rồi nhưng vẫn được mời đi show hẹn hò, Diệu Nhi nói 1 câu khiến Hari Won cũng tán thành!
06:48:28 08/07/2024
Mỹ nhân bị ghét nhất showbiz 42 t.uổi xuống sắc đáng tiếc, sai lầm lớn nhất sự nghiệp là yêu người đáng t.uổi bố
06:53:10 08/07/2024
Sao nữ làm tiểu tam: Kẻ mất hết, người chịu nhục 10 năm để làm dâu hào môn
06:29:42 08/07/2024
Nam Thư lại bị đào khoảnh khắc thân mật với sao nam Vbiz
08:23:09 08/07/2024
NSND Thanh Nam: U70 sống sung túc, tiết lộ hôn nhân bên vợ kín tiếng
06:41:40 08/07/2024
Tiến Luật: Gương mặt một đằng giọng một nẻo!
09:15:53 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Du lịch Tây Bắc: Vịnh Ngòi Hoa - "Hạ Long thu nhỏ" giữa hồ Hòa Bình

Du lịch

10:49:47 08/07/2024
Trên hành trình du lịch Tây Bắc, du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp diễm lệ của vịnh Ngòi Hoa như viên ngọc bích ẩn giữa núi rừng tỉnh Hòa Bình.

Tác dụng bất ngờ khi ăn rau, canh trước thịt, cá, cơm

Sức khỏe

10:48:42 08/07/2024
Bạn ăn các món theo thứ tự như thế nào vẫn cần đảm bảo đủ dinh dưỡng với bốn nhóm chất bao gồm: Đường, béo, đạm, khoáng chất.

Những nẻo đường gần xa - Tập 31: Bảo bất ngờ chuyển t.iền cho bố mẹ

Phim việt

10:46:31 08/07/2024
Bà Châu nhận được 5 triệu đồng do Bảo (Kiên Trần) gửi. Điều này khiến vợ chồng bà vô cùng hoang mang bởi chưa bao giờ được con trai gửi t.iền cho như vậy.

Đã có câu trả lời về nghi vấn Băng Di chia tay bạn trai Việt kiều sau 8 năm yêu

Sao châu á

10:39:55 08/07/2024
Việc cùng nhau lộ diện đã chứng minh Băng Di và Justin Chiêm hiện vẫn bên cạnh nhau chứ không căng thẳng như tin đồn.

Jennifer Phạm hé lộ chuyện bất ngờ của ông xã, bật mí về đôi mắt đượm buồn

Sao việt

10:32:53 08/07/2024
Dù chồng có điều kiện, tôi vẫn muốn có một công việc, bản thân tự chủ được kinh tế... , Jennifer Phạm nói về thắc mắc vì sao luôn tất bật dù lấy chồng đại gia.

Hoa hậu, á hậu gây tranh luận khi tham gia show hẹn hò "Đảo thiên đường"

Tv show

10:30:54 08/07/2024
Tập 1 chương trình truyền hình thực tế về hẹn hò đầu tiên tại Việt Nam lên sóng tối 6/7 chính thức hé lộ danh tính người chơi, trong đó có Hoa hậu Thu Uyên và Á hậu Bùi Khánh Linh.

Thứ làm sinh vật kỷ Jura tuyệt chủng đang "hồi sinh"?

Lạ vui

10:25:31 08/07/2024
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Duke (Mỹ) đã phát hiện một manh mối quan trọng trong đá vôi ở ngoại ô thị trấn Mercato San Severino - Ý, làm sáng tỏ sự tuyệt chủng hàng loạt của sinh vật biển vào giữa kỷ Jura.

Hồ Con Rùa được đầu tư t.iền tỉ 'khoác áo mới': Giai thoại trấn yểm long mạch

Trắc nghiệm

10:16:06 08/07/2024
Hồ Con Rùa là một trong những biểu trưng đặc biệt của TP.HCM gắn liền với giai thoại trấn yểm long mạch.Nơi này sắp được khoác áo mới , trở thành một không gian

Sống chung với mẹ chồng 1 tháng khiến tôi động thai, mẩu giấy bà để lại làm tôi không biết mình đã sai hay đúng!

Góc tâm tình

09:41:48 08/07/2024
Sự hỗ trợ đó chưa bao giờ tôi cần. Thời gian đầu thai kì tôi ốm nghén khủng khiếp. Cũng vì thế mà mẹ chồng cứ nhất quyết bắt tôi nghỉ việc.

Diễn viên Minh Tít: "Tôi từng nghĩ mình hết duyên với phim truyền hình"

Hậu trường phim

09:24:38 08/07/2024
Ngoài là diễn viên, gần đây Minh Tít còn làm nhà sản xuất, đạo diễn một số dự án phim. Anh tự nhận 5 điểm vì thấy mình hơi vụng về trong vai trò người đàn ông của gia đình.

Người chồng có bệnh án tâm thần đ.âm vợ t.ử v.ong

Pháp luật

09:10:16 08/07/2024
Ngày 7/7, Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, bước đầu xác định người chồng là Nguyễn Lương B (tên thường gọi Nguyễn Xuân Đ, 44 t.uổi) bị tâm thần đã đ.âm vợ t.ử v.ong tại nhà riêng.