Quy tắc ngầm khiến các phi tần nhà Thanh không dám hé răng nửa lời khi đang làm “chuyện đó”
Vào thời phong kiến, Hoàng đế thường được xem như “thiên tử”, ngồi ở vị trí cửu ngũ chí tôn.Vì vậy, phàm là việc liên quan tới nhà vua thì sẽ nghiễm nhiên được xem trọng, việc thị tẩm để duy trì huyết thống hoàng gia cũng là một trong số đó.
Phi tần không được phép mặc y phục khi tới thị tẩm
Trong nhiều tác phẩm phim cổ trang, người xem thường thấy cảnh các phi tần được triệu đi thị tẩm sẽ không mặc y phục mà được cuộn vào chăn và đưa tới tẩm cung của Hoàng đế.
Quy tắc này thực chất đã tồn tại từ thời nhà Nam Minh và tới thời nhà Thanh thì chính thức trở thành một bước buộc phải tuân thủ trong quá trình thị tẩm.
Việc phi tần không được mặc y phục khi đến thị tẩm chủ yếu để giữ an toàn cho Hoàng đế. Bởi sự thực là lịch sử Trung Hoa đã từng ghi nhận không ít trường hợp hậu phi, cung nữ tìm cách ám sát nhà vua.
Luật lệ này cũng được xem là cần thiết khi mà vào thời Minh – Thanh, tình hình chính trị trong nước có nhiều bất ổn, đặc biệt là sự xuất hiện của hàng loạt bản án văn tự (án có liên quan tới chữ nghĩa) vào đầu thời nhà Thanh khiến hàng ngàn người phải chết một cách oan uổng.
Quy tẩm ngầm khi thị tẩm thời nhà Thanh
Theo nhiều giai thoại truyền loại, bên cạnh quá trình thị tẩm được quy định rõ ràng trong các bước nêu trên, hậu phi Thanh triều còn buộc phải tuân thủ theo một “luật ngầm” của Hoàng đế.
Video đang HOT
Đó chính là việc quy định phi tử không được phép phát ra bất kỳ một tiếng kêu nào trong quá trình sủng hạnh. Điều luật này vốn không được quy định trong bất kỳ văn bản luật lệ nào của Thanh triều, tuy nhiên lại được xem là quy tắc “bất thành văn” mà ai cũng ngầm hiểu.
Lý giải về nguyên nhân của quy tắc ngầm lạ lùng nêu trên, KKNews và trang Sina đều đưa ra quan điểm đồng nhất như sau:
Vào thời bấy giờ, việc thị tẩm của nhà vua sẽ bị quản thúc bởi Kính Sự phòng. Do đó mà việc Hoàng đế quan hệ vợ chồng với phi tử cũng nghiễm nhiên không có sự riêng tư tuyệt đối.
Cụ thể, trong quá trình Thiên tử sủng hạnh hậu phi, các thái giám Kính Sự phòng sẽ túc trực ngay bên ngoài tẩm cung, vừa để nhắc nhở nhà vua về giờ giấc, vừa để thực hiện các yêu cầu đột xuất từ chủ tử nếu có.
Chính việc thiếu đi tính riêng tư trong lúc quan hệ vợ chồng đã khiến việc thị tẩm của Thiên tử không có được sự tự nhiên, thoải mái. Nhà vua vì tránh để bản thân mất mặt và cũng không muốn bị mang tiếng là túng dục quá độ, nên đã buộc các phi tần không được phát ra bất kỳ âm thanh nào trong suốt quá trình sủng hạnh.
Do đó suy cho cùng, quy định “bất thành văn” này cũng chỉ phục vụ cho mục đích giữ gìn thể diện cho Hoàng đế, còn người chịu thiệt ở đây trước sau vẫn chỉ là thê thiếp của nhà vua.
Bên cạnh luật ngầm kỳ lạ này, cả Thiên tử và các phi tần thời nhà Thanh còn phải chịu sự quản thúc về mặt thời gian. Cụ thể, Hoàng đế không được lâm hạnh phi tần quá nửa giờ, tương đương với 30 phút.
Từ những quy định ngặt nghèo và quy tắc ngầm nêu trên, không khó để nhận thấy số phận của “nghề làm phi” vốn không hoa lệ như hậu thế vẫn tưởng.
Những thê thiếp của Hoàng đế dù bên ngoài quả thực có rạng rỡ, vẻ vang, thế nhưng hết thảy mọi chua xót và khổ sở mà họ phải chịu đựng lại là điều không mấy ai có thể hiểu thấu.
Cũng bởi vậy mà cổ nhân Trung Hoa xưa vẫn thường truyền tai nhau câu nói: “Xuất thân bình thường có niềm vui giản dị của cuộc sống bình thường, xuất thân quyền quý lại có bi ai ít biết của cuộc sống quyền quý”…
Theo phunutoday.vn
Ngôn ngữ khám bệnh qua búp bê để giữ trinh tiết của phụ nữ Trung Quốc
Thời phong kiến, phụ nữ Trung Quốc không được trực tiếp gặp thầy thuốc mỗi khi khám bệnh.
Thay vào đó, họ phải ngồi sau một tấm rèm hoặc màn tre, thò tay ra ngoài và miêu tả triệu chứng bệnh qua vật trung gian là búp bê ngà. Nếu gặp vấn đề hô hấp, bệnh nhân nữ sẽ chỉ tay vào phần ngực búp bê. Nếu gặp vấn đề kinh nguyệt, họ chỉ vào bụng búp bê. Qua thứ ngôn ngữ bí mật này, thầy thuốc đưa ra chẩn đoán.
Phụ nữ Trung Quốc từng sử dụng búp bê ngà để khám bệnh. Ảnh: Internet
Trong bài luận Chinese Medicine Dolls năm 1952, chuyên gia nghiên cứu lịch sử y học Howard Dittrick cho biết khám bệnh qua búp bê là hình thức khám bệnh duy nhất của phụ nữ Trung Quốc suốt nhiều thế kỷ. Từ những năm 1300 đến cuối thế kỷ 19 dưới thời nhà Minh và nhà Thanh, quan niệm về trinh tiết "nam nữ thọ thọ bất thân" không cho phép một thầy thuốc nam chạm vào cơ thể bệnh nhân nữ, hoặc một bệnh nhân nữ cởi đồ để các thầy thuốc nam khám.
Thời đó, xã hội Trung Quốc chỉ chấp nhận đàn ông làm bác sĩ. Năm 1879, Bệnh viện Canton Missionary trở thành cơ sở y tế đầu tiên nhận đào tạo y học cho sinh viên nữ, theo luận án của bà Shing-ting Lin về chăm sóc y tế tại Trung Quốc cho phụ nữ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Song, Bệnh viện Canton Missionary đưa ra quyết định này không vì bình đẳng giới mà để thỏa mãn quan niệm bác sĩ nam không nên chạm vào bệnh nhân nữ.
Búp bê chẩn đoán của người Trung Quốc xưa mô phỏng một người phụ nữ không mặc quần áo trong tư thế nằm nghiêng, tay đeo vòng, thỉnh thoảng cầm quạt. Chất liệu chủ yếu để khắc loại búp bê này là ngà, ngoài ra còn có ngọc bích, hổ phách, đồng, gỗ và cả ngọc lưu ly.
Ông Dittrick cho biết tất cả những con búp bê ngà đều có tư thế giống nhau: đầu gác trên cánh tay trái, tay phải vắt ngang cơ thể. Búp bê cho phụ nữ trưởng thành có tóc búi gọn đằng sau còn búp bê cho bé gái có tóc tết hoặc buộc đuôi ngựa hai bên. Búp bê đời đầu còn được các nghệ nhân khắc cả chân bó búp sen, sản phẩm của tục bó chân đầy đau đớn của người Trung Quốc cổ.
Một mẫu búp bê chẩn bệnh đơn giản. Ảnh: Wellcome Collection.
Phụ nữ tầng lớp thượng lưu có thể tự mang búp bê đến khám, thường là những mẫu đẹp, được thiết kế riêng. Người nghèo thì dùng mẫu búp bê đơn giản hơn của thầy thuốc. Những mẫu búp bê y tế càng sang trọng thì độ phức tạp càng cao. Ví dụ búp bê dưới triều nhà Minh nằm nghiêng mình trên ghế thu nhỏ, có đệm xanh, một vài mẫu có cả gối lụa và khăn thêu. Để tránh hẳn việc phải đi lại và gặp gỡ, những phụ nữ giàu có đánh dấu lên cơ thể búp bê bằng mực Ấn Độ hoặc than, sau đó cử người hầu mang búp bê tới cho thầy thuốc.
"Thầy thuốc dưới thời các vua Trung Quốc không phản đối hình thức thăm khám và điều trị bệnh nhân qua búp bê ngà. Thực tế, hình thức khám cho bệnh nhân nam cũng gần giống như vậy. Việc bệnh nhân nam cởi quần áo trước mặt thầy thuốc không bị cấm, nhưng những bác sĩ học rộng tài cao thấy việc tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người khác không xứng với chức vị của họ", bà Shing-ting Lin viết.
Thực tế, chỉ một con búp bê ngà khó có thể biểu đạt hết những mối quan tâm về sức khỏe của phụ nữ. Đối với các vấn đề liên quan đến phụ khoa hoặc sản khoa như quản lý chu kỳ kinh nguyệt hay sinh nở, phái đẹp Trung Quốc vẫn cần đến sự hỗ trợ của nữ hộ sinh và người hầu.
Lê Hằng
Theo Atlasobscura
Phải công khai những người mua điểm Không hiểu tại sao người ta không công bố danh sách những người có liên quan đến vụ việc thí sinh được nâng điểm tại Hòa Bình, Sơn La. Đây lẽ ra là chuyện đương nhiên phải làm. Những người làm sai đương nhiên phải công khai. Vì sao phải giấu? Họ mua điểm bằng tiền mà. Nếu không, những năm sau, người...