Quy tắc 6-3-1 của người cha có hai con vào đại học top đầu Mỹ
Quy tắc 6 của ông bố – một tiến sĩ Trung Quốc – là cho con nói nhiều hơn, nhìn nhiều hơn, viết nhiều hơn…
Ở 3 cấp học là tiểu học, trung học và phổ thông, cha mẹ đã có những cách thức khác nhau như thế nào để giáo dục con trở thành những người như bản thân mong muốn?
Trong chương trình “Nuôi dạy con ưu tú” do tổ chức MassMutual Greater Hudson (một tổ chức giáo dục liên kết giữa Mỹ và Trung Quốc) mở ra mới đây, tiến sĩ Yin Yongyi, một trong những khách mời đặc biệt của chương trình đã chia sẻ quy tắc 6-3-1 trong giáo dục con của mình.
Vị tiến sĩ này có 2 người con. Con trai cả của ông William vào năm 2017 đã giành được giải Premier Award (dành cho học sinh phổ thông Mỹ đạt được thành tích nổi bật nhất). Sau đó 6 trong 8 trường trong hệ thống các trường đại học hàng đầu nước Mỹ – Ivy League nhận William vào học với học bổng toàn phần. Cùng với đó trường đại học công nghệ hàng đầu của Mỹ là Massachusetts (MIT) và Đại học Stanford cũng chào mời William. Sau nhiều lần cân nhắc, con trai ông đã chọn Stanford.
Con gái thứ 2 của tiến sĩ Yin Yongyi cũng không kém cạnh khi năm học vừa qua cô được một số trường đại học trong khối Ivy League gửi thư mời nhập học. Cuối cùng cô đã chọn Đại học Vanderbilt – top trường đại học được du học sinh quốc tế yêu thích nhất tại Mỹ – để theo học.
Tiến sĩ Yin Yongyi chia sẻ rằng William là một chàng thanh niên rất độc lập. Ngoài việc học máy tính tại đại học, cậu còn thành lập một ban nhạc chuyên đi biểu diễn vào những ngày cuối tuần. Còn cô con gái rất thích nghiên cứu sinh học và y học.
Cũng trong buổi nói chuyện này, ông chia sẻ quy tắc 631 mà ông đã áp dụng cho 2 đứa con của mình.
6: Đó là 6 nhiều
Nói nhiều hơn
Tiến sĩ Yin kể rằng năm lớp 2, con gái ông vô cùng nhút nhát và ít nói. Thậm chí khi muốn đi vệ sinh, cô bé cũng chỉ dám chỉ cửa nhà vệ sinh cho giáo viên chứ cũng không dám nói nhu cầu của mình. Tuy nhiên đến năm cấp 2 cô bé này lại trở thành một trong những người dẫn chương trình chính của trường. “Để có được sự thay đổi này, sự chỉ dẫn của cha mẹ là một thứ không thể thiếu”, tiến sĩ nhấn mạnh.
Theo ông, dù đứa trẻ muốn nói gì cũng để chúng nói. “Dù đó là những lời không đầu không cuối hay vô nghĩa cũng cứ để trẻ nói. Trong quá trình đó cha mẹ cố gắng tìm một tình tiết nào đó để cùng tranh luận với con. Quan trọng là để con nói ra suy nghĩ của mình”.
Cũng theo ông Yin, khi nói chuyện với con, cha mẹ không nên đứng vì độ chênh lệch chiều cao với con trẻ là khá lớn. “Hãy quỳ hoặc ngồi xuống khi nói chuyện với trẻ nhỏ. Hành động này sẽ khiến trẻ thấy bố mẹ thật gần gũi, không còn khoảng cách với chúng”.
Nhìn nhiều hơn
Video đang HOT
Luôn cùng trẻ đi khám phá thế giới bằng cách cho chúng đi viện bảo tàng, công viên, sở thú… nhiều nhất có thể. Việc làm này không chỉ mở rộng kiến thức cho trẻ mà còn khiến trẻ được khám phá thế giới nhiều hơn.
Suy nghĩ nhiều hơn
Đừng áp đặt con phải nghe lời bố mẹ thì đó mới là đứa trẻ ngoan. Hãy đặt câu hỏi cho con nhiều hơn để chúng phải suy nghĩ để tìm câu trả lời. Thậm chí nếu như khi bạn không thể trả lời nổi câu hỏi của con thì có thể hướng dẫn chúng cách tìm câu trả lời như đến thư viện hoặc tra cứu internet…
Viết nhiều hơn
Viết không chỉ giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng logic mà còn giải tỏa tâm lý. Khi trẻ tích cực viết, những hạn chế về cách viết, cách dùng từ, đặt câu… sẽ cải thiện, giúp trẻ nâng cao năng lực diễn đạt, rất có ích cho việc học tập sau này.
Yêu nhiều hơn
Tình yêu bố mẹ dành cho con cái không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên phải biết cách biến tình yêu đó là động lực để cổ vũ, khích lệ con.
Tiến sĩ Yin có đưa ra ví dụ. Bọn trẻ nhà ông được học đàn piano từ hồi tiểu học nhưng không phải học chuyên nghiệp. Vì thế chúng cũng không có nhiều cơ hội biểu diễn trước nhiều người, vậy làm thế nào để chúng vẫn nuôi dưỡng được tình yêu với âm nhạc. Ông kể “Hàng xóm nhà tôi có một cặp vợ chồng già. Năm đó tôi bảo 2 đứa con hãy tập luyện một bài nhạc để tặng đôi vợ chồng đó nhân ngày cưới của họ. Trong buổi tiệc, bạn bè và cả 2 nhân vật chính đều rất xúc động trước bản nhạc. Nhìn thấy mọi người vui vẻ, các con rất cảm kích và chẳng bao giờ có ý định từ bỏ âm nhạc cả”.
Tập luyện nhiều hơn
Việc luyện tập thể dục thể thao không chỉ tốt cho sức khỏe của con trẻ mà còn là cơ hội tăng cường kết nối tình cảm giữa những người trong gia đình.
3: Đó là 3 mở rộng (giai đoạn trung học cần chú ý nhất)
Mớ rộng giao lưu kết bạn
Khi vào cấp 2, khuyến khích trẻ kết bạn nhiều hơn. Bố mẹ đừng quá lo lắng việc kết bạn sẽ xuất hiện những bạn xấu khiến cho việc giao lưu của con trở nên có giới hạn. Cũng đừng để con kết bạn theo kiểu chia đẳng cấp, chia bè phái, chỉ chơi với một nhóm.
“Nhiều trẻ có suy nghĩ trưởng thành trước tuổi thường cho rằng mình không có tiếng nói chung với bạn bè đồng trang lứa. Hãy khuyến khích con tìm ra điểm mạnh, điểm đáng học tập của đối phương. Điều đó sẽ giúp chúng tương tác nhiều hơn với mọi người”, tiến sĩ Yin chia sẻ.
Mở rộng tài năng
Thực ra tài năng của con bạn có hay không thì đến giai đoạn này cũng không khó để phát hiện nữa. Nhưng đây là thời điểm tốt để bạn có thể tập trung bồi dưỡng con ở lĩnh vực khác ngoài học tập mà con yêu thích như múa, hát, vẽ…
Mở rộng các môn khoa học
Cũng giống như các môn nghệ thuật, tiến sĩ Danh cũng tập trung cho con cái mình học các môn khoa học ngay từ khi học trung học cơ sở. Sau khi tiếp xúc, trẻ có thể tìm thấy môn học mình thích nhất, làm định hướng phát triển cho tương lai sau này.
1. Đó là 1 công phá (giai đoạn phổ thông)
Khi đã học tập trung các môn như nghệ thuật, khoa học từ cấp 2 thì ở giai đoạn phổ thông, trẻ sẽ biết được thực sự mình hứng thú với môn học nào. Thời điểm này chính là giai đoạn vàng để trẻ “công phá” vào lĩnh vực mình yêu thích, tập trung và bồi dưỡng nhiều hơn cho lĩnh lực đó. Đây là một nền tảng cần thiết cho sự phát triển sau này của trẻ.
Vy Trang
Theo sinovision/VNE
Ba cách chinh phục học bổng toàn phần MBA của Mỹ
Điểm GMAT cao và bài luận ấn tượng sẽ giúp cho hồ sơ xin học bổng toàn phần của ứng viên trở nên nổi bật.
Trong khuôn khổ hội thảo du học Mỹ "You can do it" bậc sau đại học do USGuide tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua, các diễn giả chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong việc giành học bổng toàn phần (full-ride scholarship) ngành thạc sĩ quản trị kinh doanh (Master of Business Administration - MBA).
Là dạng học bổng gồm 100% học phí, chi phí sinh hoạt hàng ngày (tiền ăn, ở, bảo hiểm y tế) và các khoản hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu, Full-ride thường chỉ đến ở đại học top đầu với số lượng hạn chế. Để tìm kiếm suất học bổng này, ứng viên phải chuẩn bị hồ sơ công phu, tạo ấn tượng với nhà tuyển chọn. Các diễn giả tại hội thảo sẽ nhập học bậc thạc sĩ, tiến sĩ tại Mỹ vào tháng 9 tới đã nhấn mạnh một vài yếu tố cần làm nổi bật trong hồ sơ du học MBA.
Cải thiện điểm GMAT
GMAT (Graduate Management Admission Test) là kỳ thi nhằm đánh giá trình độ, khả năng của sinh viên để nộp đơn vào chương trình học thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Mỹ và một số nước nói tiếng Anh khác. GMAT đánh giá các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, toán định lượng, viết luận phân tích của người thi. Chứng chỉ GMAT có giá trị trong 5 năm và mỗi người chỉ được thi tối đa 8 lần GMAT trong đời.
Nằm trong top 12% người có điểm GMAT cao nhất thế giới (khoảng 700), anh Tô Hồng Sơn (học bổng MBA full-ride Viện đại học Ohio State) cho biết trước đây học Toán nên phần toán của GMAT anh làm nhanh và không bị sai sót. Bài thi GMAT đòi hỏi các bạn phải làm đúng và đúng liên tiếp các câu hỏi trong thời gian ngắn. Nếu làm sai câu dễ thì điểm có thể bị kéo xuống khá thấp.
Anh Sơn cho rằng để vượt qua kỳ thi GMAT với kết quả tốt, học viên phải mất trung bình từ 6 tháng đến một năm ôn tập.
Các chuyên gia tư vấn cho thí sinh về du học Mỹ bậc sau đại học. Ảnh: Thanh Hằng
Tạo ấn tượng trong bài luận
Dù đang tìm kiếm học bổng bậc cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ, việc tạo ấn tượng trong bài luận là luôn cần. Theo các diễn giả, điểm khác biệt của bài luận "săn" học bổng full-ride MBA là bên cạnh viết về bản thân thì cần liên hệ bức tranh tổng thể của đất nước. Nghĩa là bạn phải thể hiện sau khi kết thúc khóa học bậc thạc sĩ, tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh, bạn sẽ sử dụng kiến thức đó để giúp gì cho tình hình kinh tế hiện tại của địa phương hoặc của đất nước bạn.
Diễn giả Phạm Bích Ngọc (học bổng full-ride trường Emory University) chia sẻ, trong bài luận chị đã kể về những việc bản thân trải qua. Sinh ra và lớn lên ở vùng núi Sơn La, thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 97% kinh tế Việt Nam, lại từng làm việc tại một số công ty kiểm toán và ngân hàng, chị cảm thấy vẫn chưa hiểu tường tận về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, làm như nào để cải thiện được tinh hình phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.
"Tôi nhận thấy chương trình học MBA ngành tư vấn chiến lược phù hợp và thúc đẩy khả năng của bản thân một cách mạnh mẽ nhất", chị Ngọc kết luận.
Chị Ngọc cho rằng bài luận theo dạng kể chuyện thì cần liên kết logic và chặt chẽ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Người viết cần chỉ rõ quá khứ mình đã đạt được gì hoặc thiếu gì, tương lai mình muốn gì và đặt mục tiêu ra sao, từ đó hiện tại mình phải làm gì thì mới có thể thuyết phục được ban giám khảo.
Kết nối với cố vấn
Các diễn giả đều cho rằng nếu một giáo sư tên tuổi đồng ý trở thành cố vấn, viết thư giới thiệu thì 90% bạn trúng tuyển. Người cố vấn với kinh nghiệm và hiểu biết có thể cho bạn những lời khuyên có giá trị trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.
Có một số hội, nhóm trên Facebook của cựu sinh viên học MBA tại Mỹ, nơi ứng viên có thể học hỏi và tham khảo được rất nhiều kinh nghiệm của những người đi trước. Các diễn giả cũng lưu ý, bản thân ứng viên nên tìm hiểu trước mình muốn hỏi gì, sắp xếp lại những điều cần biết thành hệ thống trước khi liên lạc với cố vấn để tránh mất thời gian cho cả hai.
MBA là ngành phổ biến và được nhiều người theo học, do vậy số lượng đại học tại Mỹ giảng dạy MBA tương đối lớn. Để tránh rơi vào trạng thái mông lung trước rất nhiều thông tin và sự lựa chọn, việc có một cố vấn dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp người học có được sự lựa chọn rõ ràng, phù hợp với bản thân.
Thanh Hằng
Theo VNE
Nữ sinh người Thái tốt nghiệp thủ khoa trường Nhân văn với điểm 3.92/4: Điều mình shock nhất ở Việt Nam là quá nhiều xe máy và tiếng còi inh ỏi Lalitpat Kerdkrung, sinh viên ngành Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội, vừa đạt danh hiệu thủ khoa đầu ra năm 2019 toàn trường, với số điểm tích lũy: 3.92/4. Bốn năm trước đặt chân đến Hà Nội với tư cách một du học sinh, vô cùng bỡ ngỡ và chưa quen với cách...