Quỳ suốt 2 giờ xin ăn trong đêm giữa Sài Gòn đô hội
Đêm khuya, có một người phụ nữ đã quỳ ít nhất 2 giờ đồng hồ tại ngã tư Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Đình Chiểu (P.6, Q.3, TPHCM) chỉ để giơ nón nhận tiền từ người đi đường.
Người phụ nữ quỳ dưới đèn đỏ ở ngã tư Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Đình Chiểu (P.6, Q.3) trong ít nhất 2 giờ để xin ăn.
Sau khi nhậm chức Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Đinh La Thăng đã có buổi làm việc với Ban giám đốc Công an TP.HCM về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Tại buổi làm việc, ông Thăng nhấn mạnh: “Trong vòng 3 tháng tới, Công an thành phố phải nỗ lực hơn nữa để tình hình tội phạm được kéo giảm một cách rõ rệt”.
Chỉ đạo được Bí thư Đinh La Thăng đưa ra vào ngày 17.2, còn thực tế trước đó Công an TP.HCM và Sở LĐ-TB & XH đã mở nhiều đợt cao điểm trấn áp tội phạm cướp giật, bài trừ ma túy, thu gom người xin ăn, sống vô gia cư,…
Trên 1 cây cầu có 3 người ngủ và 1 người xin ăn
Một người quấn chiếu ngủ trên Cầu chữ Y.
Ghi nhận của PV trên nhiều cầu, đường tại TP.HCM vào khuya 19.2 – rạng sáng 20.2, còn đó rất nhiều trường hợp người xin ăn và người ngủ lề đường. Chỉ tính riêng trên Cầu chữ Y (Q.8) vào lúc 23h30 ngày 19.2, PV ghi nhận ít nhất 4 trường hợp đang ngủ tại đây. Trong đó, có người chỉ quấn manh chiếu mỏng quanh người để ngủ dưới trời sương, gió lạnh của thành phố về đêm.
Bắt chuyện với một cụ bà cao tuổi đang ngồi tại đây lúc 23h40 ngày 19.2, bà nói khá rõ và dễ nghe: “Ai cho gì thì bà lấy thôi chứ bà không có buôn bán gì cả. Tôi chỉ ngồi một chút rồi về, chứ tôi có nhà mà, nhà tôi ở khu chợ bên phía kia kìa”. Cùng lúc này, một người đi đường đã dừng xe cho cụ 5.000 đồng, sau đó không lâu lại có một đôi nam nữ dừng xe cho cụ 10.000 đồng và 1 chai nước.
Video đang HOT
Một cụ bà gật gù bên đòn gánh chứa nhiều đồ ve chai.
Cách bà cụ này không xa là hai cụ bà khác, một người mắc võng ngủ ngay trên cầu với chiếc xe đạp cũ, và một người đang tựa vào thành cầu ngủ bên một chiếc đòn gánh.
Hình ảnh người ngủ lề đường cũng xuất hiện đầy khắp trên đường Nguyễn Trãi (Q.5), Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1), Cao Thắng (Q.10),…
Muôn kiểu người dân ngủ bên lề đường.
Phát hiện người xin ăn vào đêm khuya: Không kịp xử lý (?!)
Đặc biệt tại ngã tư Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Đình Chiểu (P.6, Q.3), PV bắt gặp một người phụ nữ đang xin ăn vào lúc 23h ngày 19.2. Thông báo tới đường dây nóng của Trung tâm Bảo trợ xã hội, đại diện trung tâm ghi nhận thông tin và ngay lập tức báo về cho người có chức trách ở địa bàn P.6, Q.3.
Một người mắc võng ngủ bên lề đường Cao Thắng (Q.10).
Tuy nhiên, sau khoảng 30 phút quan sát, PV không thấy bất kỳ lực lượng chức năng nào đến xử lý. Lúc này, đại diện Trung tâm Bảo trợ xã hội cho biết đã cố gắng liên lạc với hai người có chức trách tại khu vực P.6, Q.3 để thông báo vụ việc nhưng bất thành. Gần 1h ngày 20.2, quay lại nơi này, PV vẫn thấy người phụ nữ đang quỳ dưới đèn đỏ, tức người phụ nữ đã ở đây ít nhất 2 giờ đồng hồ.
Theo quy trình, Phòng Bảo trợ xã hội (thuộc Sở LĐ-TB & XH) và Trung tâm Bảo trợ xã hội chỉ có chức năng tiếp nhận thông tin từ người dân và chăm sóc, dạy văn hóa, dạy nghề cho các đối tượng. Sau khi tiếp nhận thông tin, các đơn vị trên sẽ thông báo về cho cơ quan chức năng thuộc địa bàn phát hiện người xin ăn, sống vô gia cư để có biện pháp xử lý.
Mặc dù cơ quan chức năng chưa kịp xử lý ngay trường hợp này trong khuya 19.2, “nhưng tất cả các thông tin chắc chắn đều được ghi nhận và chuyển tới cơ quan chức năng trên địa bàn để họ họp bàn giải pháp phục kích, thu gom trong các ngày sau”, người trực đường dây nóng của Trung tâm Bảo trợ xã hội nói.
Với những người ngủ trên cầu mà có xe đạp, cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc xác định họ có nơi ở hay không.
Ghi nhận tại đây, hầu như lượt đèn đỏ nào cũng có người dừng xe, cho tiền người phụ nữ giơ nón xin ăn. Trong đó, có một người đàn ông đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Có bị mù không”, “Có bị câm, điếc gì không?”, “Chân tay có bị què thật không?”, “Ngửa mặt lên coi coi!”,… nhưng người phụ nữ này chỉ lúc gật, lúc lắc đầu. Xong, người đàn ông này cho chị 10.000 đồng.
Cũng theo đại diện Trung tâm Bảo trợ xã hội, công tác thu gom người xin ăn, cơ nhỡ trên địa bàn thành phố gặp không ít khó khăn bởi nhiều đối tượng giả dạng người bệnh, bán vé số, tăm bông,… “Các trường hợp ngủ lề đường mà có xe đạp hay đòn gánh thì rất khó xử lý. Họ thường nói có nhà ở”, cán bộ trực đường dây nóng của Trung tâm Bảo trợ xã hội vào khuya 19.2, nói.
Khi gặp các đối tượng cơ nhỡ, người dân có thể thông báo cho: – Phòng Bảo trợ xã hội (thuộc Sở LĐ-TB & XH): (08)38.292491 (giờ hành chánh) hoặc 0903.959929 (24/24 giờ). – Trung tâm Hỗ trợ xã hội: (08)35.533258 (24/24 giờ). Theo kế hoạch, người khuyết tật về thần kinh, tâm thần hoặc có dấu hiệu mắc các bệnh về thần kinh, tâm thần sẽ được đưa về các trung tâm diều dưỡng người bệnh tâm thần; còn trung tâm hỗ trợ xã hội dành cho các đối tượng còn lại.
Theo Danviet
Bơ gạo
Người ăn xin không thể tin được vào tai mình. Không có một lý do gì để một người giàu có nhất đất nước lại đi xin bơ gạo của một người ăn xin.
Tại một xa xôi hẻo lánh, có nhiều lời đồn đại rằng hoàng tử của đất nước sẽ đến thăm làng.
Những người luôn được coi là dân đen, tầng lớp thấp trong làng đều vui mừng, vì họ tưởng như ngôi làng này đã bị lãng quên rồi.
Dân đen làm huyên náo hằng ngày kể từ khi họ nghe tin đó. Nhưng không có ai vui mừng và "kích động" bằng một người ăn xin trong làng.
Vì không biết ngày hoàng tử đến, nên ngày nào ông cũng ngồi bên vệ đường, hy vọng hoàng tử sẽ cho ông ta nhiều tiền, ít nhất là để mua gạo đủ ăn.
Người ăn xin có hai cái bơ sắt. Một cái để đựng tiền xin được, và một cái để đựng ít gạo của ông ta. Hằng ngày, người ăn xin vẫn ăn mặc rách rưới, với hai cái ống bơ ngồi đó.
Và cuối cùng, không uổng công mong đợi, hoàng tử đã đến và đi vào làng.
Khi thấy hoàng tử đi qua, người ăn xin vội chìa tay ra kêu lên:
- Xin bố thí cho kẻ hèn này!
- Hãy cho tôi bơ gạo của ông - Đó là những lời duy nhất hoàng tử nói.
Người ăn xin không thể tin được vào tai mình. Không có một lý do gì để một người giàu có nhất đất nước lại đi xin bơ gạo của một người ăn xin. Người ăn xin định từ chối, nhưng rồi sau khi xem xét lại, ông đổ bớt gạo ra khỏi bơ, chỉ đưa cho hoàng tử nửa bơ gạo.
Hoàng tử đổ gạo vào túi mình, rồi cho tay vào túi và lấy ra một nắm vàng, bỏ vào đúng nửa bơ, bằng với số gạo mà hoàng tử nhận được, rồi lại đưa cho người ăn xin.
Hoàng tử không bao giờ quay lại, còn người ăn xin thì suốt cuộc đời cứ băn khoăn tự hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu ông ta đưa cho hoàng tử cả bơ gạo.
Theo Guu
Người ăn xin một tay Một người ăn xin đã đến cửa nhà tôi, cầu xin mẹ. Toàn bộ cánh tay phải của bị cắt đứt, tay áo để trống lòng thòng, nhìn ông ta rất khó chấp nhận. Tôi nghĩ rằng mẹ sẽ hào phóng cho người ăn xin, nhưng mẹ tôi chỉ vào đống gạch ở trước cửa gần chỗ người ăn xin và nói: "Ông...