Quỹ Khuyến học – khuyến tài – “điểm sáng” vì sự nghiệp giáo dục của huyện Thoại Sơn
Với việc triển khai Đề án xã hội hóa hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống quỹ Khuyến học – khuyến tài (KHKT) giai đoạn 2019 – 2020, đến nay, 17/17 xã, thị trấn ở huyện Thoại Sơn đã tổ chức lễ ra mắt Hội đồng quản lý quỹ KHKT.
Khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho quỹ KHKT xã Định Mỹ
Ngoài ra, huyện tổ chức công bố quỹ học bổng Nguyễn Văn Thoại đạt 2 tỷ đồng và quỹ KHKT Trường THCS Định Mỹ đạt 1 tỷ đồng. Nâng tổng nguồn quỹ của hệ thống quỹ KHKT toàn huyện đạt trên 15 tỷ đồng. Có thể nói, đây chính là điểm sáng, góp phần chăm lo sự nghiệp giáo dục, ngăn dòng bỏ học, khuyến khích và ươm mầm tài năng.
Nếu tháng 5-2019, toàn huyện Thoại Sơn chỉ có 7/17 xã, thị trấn ra mắt Hội đồng quản lý quỹ KHKT thì thời điểm này, tất cả 17/17 xã, thị trấn của huyện đều ra mắt nguồn quỹ ý nghĩa này. Với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, huyện Thoại Sơn đã “về đích” huyện nông thôn mới. Cùng chung sự phấn đấu ấy, các cấp Hội KH trên địa bàn huyện đã có rất nhiều nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Nhìn chung, phong trào KHKT của huyện thời gian qua đã phát huy được hiệu quả thiết thực, góp phần chăm lo tốt cho sự học của học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh đã được giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời để tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập.
Một trong những nguồn quỹ KHKT tiêu biểu trên địa bàn huyện Thoại Sơn là quỹ KHKT Trường THCS Định Mỹ. Năm 2017, Trường THCS Định Mỹ đã ra mắt quỹ KHKT, với số tiền trên 600 triệu đồng, do cựu học sinh thành đạt và các nhà hảo tâm đóng góp. Đến nay, nguồn quỹ đã trên 1 tỷ đồng. Đây là 1 trong những ngôi trường có nguồn quỹ KHKT cao nhất trên địa bàn huyện Thoại Sơn. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc, lấy lãi từ nguồn quỹ gửi ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hàng năm để thực hiện việc cấp phát học bổng, hỗ trợ học sinh nghèo, khó khăn… Năm học 2017-2018, quỹ đã chi hơn 80 triệu đồng nhằm khuyến khích, giúp đỡ học sinh nghèo khó và khích lệ giáo viên dạy tốt. Đạt được thành tích như hôm nay, ngoài sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp, ngành, còn là sự nỗ lực rất lớn của tập thể lãnh đạo, cán bộ, giáo viên và học sinh của trường qua nhiều năm. Nguồn quỹ này đã góp phần giúp nhà trường chủ động trong việc cấp học bổng, khen thưởng hay trợ cấp học sinh nghèo khó học giỏi.
Cũng trong quá trình thành lập quỹ KHKT ở các xã, thị trấn của huyện, rất nhiều tấm gương tiêu biểu, tích cực vì sự nghiệp giáo dục đã tỏa sáng, không chỉ bằng tấm lòng mà còn là hành động thiết thực nhằm đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục. Tiêu biểu như ông Ngan Minh Nhơn (sinh năm 1956, ấp Đông Sơn II thị trấn Núi Sập). Với vai trò là Chủ tịch Hội KH thị trấn Núi Sập, ông Nhơn luôn đi đầu trong công tác vận động các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm đóng góp tiền, tập vở, đồng phục học sinh, mua bảo hiểm y tế, phương tiện học tập cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị vật chất và tiền mặt từ 300-350 triệu đồng/năm. Chính sự tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục mà ông luôn trăn trở, tìm hướng đi phù hợp, đề ra nhiều giải pháp, tham mưu với Đảng ủy, UBND thị trấn lãnh, chỉ đạo công tác KHKT, xây dựng xã hội học tập để đạt kết quả cao nhất. Đầu năm 2018, ông Nhơn cùng các thành viên có tâm huyết với công tác giáo dục đứng ra vận động, thành lập quỹ KHKT thị trấn Núi Sập. Từ nguồn quỹ ít ỏi ban đầu, với nhiều nỗ lực, cố gắng vận động, chỉ sau 5 tháng quỹ KHKT thị trấn đã chính thức ra mắt, đi vào hoạt động với số tiền trên 1 tỷ đồng. Từ tiền lãi có được qua việc gửi tổ chức tín dụng đã giúp đỡ nhiều hơn học sinh nghèo, khó khăn, học sinh mồ côi, khuyết tật; đồng thời khen thưởng, động viên,tuyên dương, giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong từng năm học.
Video đang HOT
Có thể khẳng định, từ hiệu quả thiết thực và sức lan tỏa mà Đề án xã hội hóa hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống quỹ KHKT của huyện Thoại đã đánh thức mạnh mẽ lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền các cấp về quyết tâm, nỗ lực vì một xã hội học tập bền vững, không bạo lực học đường và hạn chế tình trạng bỏ học vì nghèo khó.
Bài, ảnh: PHƯƠNG LAN
Theo baoangiang
Ngành Giáo dục Phú Thọ học tập và làm theo Di chúc của Bác
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ với tinh thần: "Dù khó khn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt", 50 năm qua, ngành Giáo dục Phú Thọ đã giữ vững ngọn lửa đam mê với sự nghiệp giáo dục, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong dạy học....
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Sở GD&ĐT.
Giáo dục tỉnh Phú Thọ đã giành được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội tỉnh và đất nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngành Giáo dục đã triển khai các hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đạt được nhiều kết quả tích cực.
Nổi bật là chất lượng GD-ĐT được nâng lên, luôn đạt kết quả cao trong các kỳ thi quốc gia, khu vực và quốc tế, nhiều năm nay đã được xếp vào nhóm các tỉnh, thành phố có thành tích giáo dục khá của cả nước.
Tính trong 5 năm học gần đây, Phú Thọ đã giành được 278 giải học sinh giỏi Quốc gia, 2 giải Quốc tế; nhiều giải cấp khu vực và nhiều huy chương, phần thưởng tại các kỳ thi toàn quốc. Tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, điểm trung bình Phú Thọ xếp thứ 11/63 tỉnh thành; có 76/1.270 học sinh toàn quốc có điểm 10 các môn, chiếm tỷ lệ 6%;
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên đã có sự trưởng thành rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Từ chỗ đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa không chuẩn hóa, thiếu đồng bộ.
Đến nay, về cơ bản, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của tỉnh đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo.
100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó tỷ lệ trên chuẩn ở: Mầm non: 71,5%; Tiểu học: 92,7%; THCS: 92,8%; THPT: 13,3%; GDTX: 10,2%; tỷ lệ giảng viên các trường đại học có trình độ thạc sỹ trở lên đạt 74%.
Thời gian tới ngành Giáo dục tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh học tập, làm theoDi chúc của Bác; triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trong cán bộ, giáo viên và học sinh.
Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông; tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các định hướng và nhiệm vụ chủ yếu của Ngành về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Chú trọng tuyên truyền về gương điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo của các cơ quan, đơn vị; đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục; triển khai bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp, đáp ứng yêu cầu mới.
Mặt khác, duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục mũi nhọn; đổi mới cách dạy và học theo hướng nâng cao khả năng tự học, học sáng tạo, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm cho học sinh, hình thành thói quen và niềm say mê học tập suốt đời.
Cùng với đó, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW gắn với lộ trình sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, duy trì chất lượng phổ cập các cấp học đã được công nhận và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
Liên tục từ năm học 2010-2011 đến năm học 2017-2018, Giáo dục Phú Thọ được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua "Đơn vị tiêu biểu, xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua"; được đánh giá là 1 trong 10 sự kiện và thành tựu nổi bật của tỉnh trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015; lĩnh vực giáo dục - đào tạo la môt trong 10 sự kiện tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ năm 2018; năm 2015 và năm 2018 được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua.
Minh Tiến
Theo GDTĐ
Trao học bổng và quà "Tiếp bước đến trường" cho con công nhân, học sinh vượt khó hiếu học Đây là công việc thường xuyên, hàng năm vào đầu năm học mới của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ), Hội Khuyến học, các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, địa phương các cấp, nhằm góp phần chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng xã hội học tập và tạo cho các em học sinh luôn có niềm tin, quyết tâm vượt qua nghịch...