Quý I, sản lượng thuỷ điện giảm 30,4% sản lượng, điện mặt trời tăng 28 lần
Lũy kế 3 tháng đầu năm, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 57,29 tỷ kWh, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhiệt điện than chiếm 59% tổng sản lượng điện sản xuất ra.
Trong sản lượng điện của quí I, thủy điện huy động được 8,93 tỷ kWh (giảm 30,4 % so với cùng kỳ năm 2019), nhiệt điện khí huy động 9,46 tỷ kWh (giảm 15,9 %), nhiệt điện than huy động 33,91 tỷ kWh (tăng 21,3 %), nhiệt điện dầu huy động 1,02 tỷ kWh (tăng gần 1 tỷ kWh), năng lượng tái tạo huy động 2,76 tỷ kWh, trong đó điện mặt trời đạt 2,31 tỷ kWh (tăng gấp 28 lần so với cùng kỳ năm 2019).
Việc huy động nguồn thuỷ điện đạt thấp là bởi lưu lượng nước về hầu hết các hồ thuỷ điện trên toàn quốc vẫn ở mức kém, đặc biệt là các hồ thuỷ điện lớn như Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Tổng lượng nước về các hồ thủy điện toàn quốc trong tháng 3/2020 quy đổi ra điện chỉ đạt gần 1,51 tỷ kWh (thấp hơn 561 triệu kWh so với kế hoạch năm), lũy kế 3 tháng đầu năm 2020 đạt 5,11 tỷ kWh (thấp hơn 2,57 tỷ kWh so với kế hoạch năm). Đáng nói là, tỷ trọng nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn phát huy động đã tăng mạnh, lên đạt gần 60% tổng sản lượng để đáp ứng nhu cầu dùng điện.
Phần điện sản xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các Tổng công ty Phát điện (kể cả các công ty cổ phần) đạt 31,25 tỷ kWh, chiếm 54,54% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống. Trong đó, tổng sản lượng điện của các nhà máy điện do EVN sở hữu 100% vốn (không tính EVNGENCO3 và các công ty cổ phần) đạt 15,96 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 27,86%.
Trong quý I, trào lưu truyền tải chủ yếu theo hướng Bắc – Trung – Nam. Mức truyền tải cao nhất trên hệ thống truyền tải Bắc – Trung là 2.050MW và Trung – Nam là 2.600MW. Tổng sản lượng điện truyền tải Quý I là 47,9 tỷ kWh (tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2019).
Video đang HOT
Cũng trong quý I/2020, EVN đã phối hợp với Tổng cục Thuỷ lợi tiến hành 3 đợt xả nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2019 – 2020 tại khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Tổng thời gian xả nước là 15 ngày (rút ngắn 6 ngày so với kế hoạch); tổng lượng nước xả trong 3 đợt là 2,68 tỷ m3, tiết kiệm được 1,65 tỷ m3 nước so với kế hoạch ban đầu.
Cũng bởi tỷ trọng điện than hiện đóng góp quá lớn trong sản xuất điện, nên cách đây ít ngày, EVN đã đề nghị Chính phủ và các Bộ chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp than liên tục và đầy đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện để đáp ứng nhu cầu về điện cho đời sống nhân dân cả nước.
Thanh Hương
Từ 22/5, áp giá mới cho điện mặt trời
Thủ tướng vừa ban hành quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam để áp dụng từ ngày 22/5.
Quyết định ban hành của Thủ tướng cho biết, dự án hoặc phần dự án điện mặt trời nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23/11/2019 và có ngày vận hành thương mại dự án hoặc một phần dự án trong giai đoạn từ 1/7/2019 đến hết ngày 31/12/2020 thì được áp dụng biểu giá mua điện mới, tương đương 7,09 UScent/kWh đối với các dự án điện mặt trời nối lưới mặt đất và tương đương 7,69 UScent/kWh đối với các dự án điện mặt trời nối lưới nổi. Giá mua điện này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Các dự án khác không thuộc diện kể trên sẽ được xác định thông qua cơ chế cạnh tranh.
Giá mua điện này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu hoàn chỉnh cơ chế đấu thầu các dự án điện mặt trời, lộ trình thực hiện và báo cáo Thủ tướng phê duyệt triển khai trên toàn quốc.
Quyết định của Thủ tướng cũng nêu rõ, đối với tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/1/2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW là 2.086 đồng (tương đương 9,35 UScents/kWh). Giá mua điện này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
Đối với điện mặt trời mái nhà, được phép bán một phần hoặc toàn bộ điện năng sản xuất ra cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc tổ chức, các nhân khác trong trường hợp không sử dụng lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Như vậy, phạm vi của người mua và người bán đều đã mở rộng hơn so với Quy định tại Quyết định 11. Người mua có thể là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc không phải là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Người bán có thể là chủ mái hoặc không phải là chủ mái công trình. Quy định này được kỳ vọng sẽ tiếp tục thu hút nhiều hơn nữa hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt trong thời gian tới góp phần tăng nguồn cung cấp điện tại chỗ, giảm tổn thất hệ thống truyền tải và phân phối.
Quy định về hiệu suất tế bào quang điện và tấm quang điện (tối thiểu là 16% và 15%) vẫn được duy trì như quy định tại Quyết định 11. Trên thực tế, các dự án điện mặt trời quy mô lớn ngày càng có hiệu suất cao dần lên so với quy định hiệu suất tối thiểu, hiệu suất cao hơn mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho chủ đầu tư.
Sau năm 2020, các dự án điện mặt trời nối lưới sẽ áp dụng cơ chế lựa chọn cạnh tranh nhằm phát triển điện mặt trời với chi phí cạnh tranh, bám sát xu hướng phát triển của thị trường công nghệ và giá thiết bị trên thế giới.
ĐÀO BÍCH
EVN nói gì về việc hoá đơn tiền điện tăng đợt dịch Covid-19? Lượng điện sinh hoạt trên toàn quốc tháng 3/2020 tăng tới 8,55% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng TP.Hà Nội tăng 17% và TP.HCM tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đưa ra thông báo liên quan đến việc tiền điện của khách hàng tăng trong kỳ hoá đơn tháng 4/2020....