Quy hoạch phát triển nhân lực vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2020: Tăng trường CĐ, ĐH để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
Với số lượng các trường cao đẳng, đại học hiện có thì khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL còn rất nhiều hạn chế.
Đó là một trong những nhận định được Bộ GD-ĐT đưa ra trong hội nghị Quy hoạch phát triển nhân lực các tỉnh vùng Tây Nam Bộ giai đoạn 2011-2020 diễn ra ngày 4/12 tại TP Cần Thơ.
Theo báo cáo của ông Nguyễn Văn Ngữ – Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế hoạch (Bộ GD-ĐT), số lao động ở ĐBSCL đã qua đào tạo tại các trường ĐH, CĐ, TCCN (đã được cấp bằng tốt nghiệp) có bằng sơ cấp chỉ 1,4% có bằng trung cấp 2,2% có bằng CĐ 0,9% có bằng ĐH trở lên 2,1%.
“Qua các con số cho thấy, nguồn nhân lực có chất lượng đang ở tỷ lệ rất thấp so với cả nước”- ông Ngữ nhấn mạnh.
Quang cảnh hội nghị nguồn nhân lực ĐBSCL diễn ra ra ngày 4/12 tại TP Cần Thơ.
ĐBSCL hiện có 11 trường ĐH, 1 phân hiệu ĐH, 27 trường CĐ và 35 trường TCCN. Ở bậc ĐH tổng số sinh viên (SV) là 69.744 SV nhưng SV học ngành Nông lâm ngư chỉ 10,1% còn bậc CĐ, có 48.922 SV nhưng chỉ có 4,7% SV học ngành Nông lâm ngư ngành Y có 5% SV học ĐH và 3,2% SV học CĐ.
Một thống kê khác cho thấy, số lượng SV theo học ngành Văn hóa – nghệ thuật và Thể dục thể thao ở vùng ĐBSCL là cực kỳ thấp. Trong khi bậc CĐ có 0,3% tương đương với 130 SV thì bậc ĐH chỉ có 0,1% tương đương với 88 SV theo học.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Văn Ngữ, những con số trên cho thấy thời gian qua, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng.
ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, nông nghiệp và thủy sản là nghề chính của vùng nhưng SV theo học những ngành Nông lâm ngư tại các trường ĐH trong vùng khá thấp (10,1%). Số SV đăng ký vào nhóm ngành này lại ngày càng giảm.
Ngoài ra, đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Y chỉ có duy nhất Trường ĐH Y dược Cần Thơ (5% SV) mới đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu cán bộ y tế của vùng. Trong khi đó, ĐBSCL lại không có một trường CĐ, ĐH nào chuyên đào tạo các ngành nghề Văn hóa – Nghệ thuật.
Cũng theo ông Ngữ, về chỉ tiêu và kết quả tuyển sinh đào tạo giữa các trường ĐH trong vùng cũng khá chênh lệch nhau. Trong năm 2010, ĐH Cần Thơ tuyển 102%, Y dược Cần Thơ 108%, ĐH Tây Đô 110% nhưng ĐH Đồng Tháp chỉ 80,8%, ĐH An Giang 79,9%, ĐH Trà Vinh 25,7%.
Ông Ngữ nhìn nhận, do nhiều điều kiện khác nhau nên nhiều học sinh không về TPHCM hoặc các trường ngoài vùng học, vì thế nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho vùng chủ yếu phải dựa vào các trường trong địa bàn. Tuy nhiên, với số trường hiện có thì khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực và nhu cầu học tập của nhân dân trong vùng còn hạn chế.
Trong khi đó, hệ thống các trường TCCN khó phát triển vì bậc đào tạo TCCN khó tuyển sinh, ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu xã hội nên sau khi tốt nghiệp, SV khó tìm việc làm.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh nguồn nhân lực là 1 trong 3 trụ cột xây dựng, phát triển kinh tế (vốn, đất đai, con người) cho mỗi tỉnh, mỗi vùng, cả nước. Qua con số báo cáo của Bộ GD-ĐT thì số lượng SV học ngành Nông lâm ngư lại thấp trong khi vùng ĐBSCL lại phát triển kinh tế nông nghiệp và thủy sản, đó là điều bất hợp lý.
Bên cạnh đó, cả vùng không có một trường CĐ, ĐH chuyên đào tạo ngành Văn hóa -nghệ thuật, thể dục thể thao thì cũng là chuyện đáng bàn. Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần ngồi lại với nhau để tìm hướng đi, giải pháp cân đối cho những khó khăn trên.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng lưu ý thêm, các địa phương vùng Tây Nam Bộ có nét văn hóa- nghệ thuật của đồng bào dân tộc Khmer khá đặc sắc. Chính vì thế, việc mở rộng quy mô đào tạo HS, SV cũng như cán bộ người dân tộc Khmer cũng cần được quan tâm.
Tại hội nghị, đại diện Bộ GD-ĐT cũng cho biết, trong định hướng quy hoạch nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2020, Bộ sẽ tập trung thực hiện mục tiêu sắp xếp lại và phát triển thêm mạng lưới trường học cho phù hợp.
Trong đó, tập trung đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội, nâng cao trình độ ĐH tăng số lượng các trường ĐH, CĐ, TCCN trong vùng một cách hợp lý (dự kiến thành lập thêm 10-12 trường ĐH, 22-24 trường CĐ, 10 trường TCCN) xây dựng các trường ĐH trong vùng theo hướng ứng dụng nghề nghiệp
Các trường ĐH, CĐ cần chủ động, tích cực chuẩn bị các điều kiện mở thêm các ngành nghề “chuyên” cho vùng như thủy sản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch, công nghệ sinh học nhằm đẩy mạnh cải tạo giống, cây trồng các ngành liên quan đến thủy lợi các chuyên ngành y tế…
Huỳnh Hải
Theo Dân Trí
Có thể trị dứt hoàn toàn bệnh đau nửa đầu?
Tôi 32 tuổi, hay bị nhức nửa đầu bên phải, có lúc buồn ói, có lúc ói, nhức đến không thể mở mắt bên phải nổi. Khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán là đau nửa đầu, cho uống thuốc một tháng nhưng không hết đau đầu, chỉ hết ói. Không biết tôi bị chứng bệnh đó thật hay là bệnh gì khác?
Trả lời:
Qua các triệu chứng mà bạn mô tả và đã được chẩn đoán là đau nửa đầu, đây là vấn đề thường hay gặp ở nữ giới, có nguyên nhân từ hiện tượng rối loạn vận mạch của hệ thống mạch máu não.
Chứng đau nửa đầu có yếu tố gia đình, nếu cha hoặc mẹ bị đau nửa đầu thì tỷ lệ các con bị bệnh là 44%, trong trường hợp cả cha và mẹ đều bị đau nửa đầu thì tỷ lệ bệnh của các con lên đến 70%.
Cơn đau thường được khởi phát bởi một số yếu tố sau: khi bệnh nhân bị stress, chịu những biến cố đột ngột xảy đến... Đau nửa đầu cũng liên quan đến nội tiết, chính vì vậy cơn đau thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt, ở tuổi dậy thì, thời kỳ tiền mãn kinh, khi dùng thuốc ngừa thai... Có thể có các triệu chứng báo trước như: rối loạn tiêu hóa (chướng bụng, đầy hơi, chán ăn hoặc ăn nhiều) thay đổi tính tình đột ngột như rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu, hoặc ngược lại, thể hiện một trạng thái hưng phấn như vui vẻ thái quá, hăng hái làm việc, nói nhiều...
Một cơn đau đầu điển hình thường kéo dài từ 4-24 giờ, một số trường hợp nặng có thể kéo dài lâu hơn. Những triệu chứng đi kèm với cơn đau nửa đầu thường gặp như buồn nôn, nôn ói, sợ tiếng động, sợ gió, sợ ánh sáng, tính tình thay đổi.
Điều trị bệnh đau nửa đầu không đơn giản, bởi không có loại thuốc nào có thể điều trị lành bệnh hoàn toàn mà chỉ có những loại thuốc cắt cơn đau và phòng ngừa cơn đau, điều quan trọng là sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Tuy nhiên, để có thể giảm tần suất tái phát và giảm cường độ của cơn đau nửa đầu, bệnh nhân cần thay đổi lối sống, giảm áp lực công việc, tránh những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, cố gắng giữ cho mình có một tinh thần lạc quan yêu đời. Người bệnh cũng cần phải điều chỉnh khẩu phần ăn, tránh ăn những thức ăn có thể gây khởi phát cơn đau nửa đầu (tôm, cua, cá, sò, ốc, chocolate, ca cao, pho mát, bơ hoặc uống một số thức uống có cồn như rượu vang đỏ), chuyên cần tập luyện thể dục thể thao, yoga, dưỡng sinh, khí công, đặc biệt quan trọng là tập thư giãn và thay đổi lối sống.
BS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Theo PNO
Xét nghiệm máu: những điều nên biết Chuyên khoa nào của ngành y cũng đều "dựa lưng" phần lớn vào kết quả xét nghiệm. May mắn cho người bệnh là kỹ thuật của khoa xét nghiệm sinh hóa và huyết học nay đã tiến bộ vượt bậc. Dù vậy kết quả xét nghiệm có thật sự tiếp tay thầy thuốc và phục vụ bệnh nhân hay không vẫn tùy thuộc...