Quy định về sắt, kẽm trong thực phẩm: Chính phủ bỏ, bộ chưa bỏ

Theo dõi VGT trên

5 hiệp hội doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm vừa đồng kiến nghị tháo gỡ ngay những bất cập trong quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm chế biến.

Đây không phải lần đầu tiên các doanh nghiệp bức xúc cho một nghị định đã có t.uổi đời gần 5 năm.

Đại diện các hiệp hội cho rằng, Nghị định 09-2016 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm quy định “muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường iốt” (có hiệu lực áp dụng từ ngày 15-3-2017) và quy định “bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” (có hiệu lực áp dụng từ ngày 15-3-2018) đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, iốt với tính chất là một chất oxy hóa mạnh, nếu bổ sung vào muối thường thì không có phản ứng nhưng khi bổ sung vào thực phẩm và trải qua quá trình chế biến với nhiệt, ẩm thì iốt dễ dàng phản ứng với các thành phần trong thực phẩm làm các sản phẩm bị biến mùi, vị, màu sắc.

Trên thực tế, nhiều thị trường xuất khẩu đã từ chối một số sản phẩm có bổ sung iốt và sản phẩm làm từ bột mì có bổ sung sắt, kẽm… làm ảnh hưởng không tốt đến doanh số, lợi nhuận của doanh nghiệp và một số tình huống còn tác động sâu rộng đến việc xuất khẩu của cả ngành hàng chế biến thực phẩm Việt Nam tại thị trường các nước nhập khẩu.

Quy định về sắt, kẽm trong thực phẩm: Chính phủ bỏ, bộ chưa bỏ - Hình 1
Doanh nghiệp chế biến gặp khó khăn do quy định từ Nghị định 09-2016

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Vasep, bức xúc cho biết, hiện để duy trì thị phần, mỗi lô hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Vasep phải kèm theo chứng thư cam kết không sử dụng iốt trong quá trình chế biến.

Cùng đó, quy định “bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn từ khâu nhập nguyên liệu, bởi phần lớn nguyên liệu bột mì từ các nước xuất khẩu không có quy định phải bổ sung sắt, kẽm vào bột. Nếu doanh nghiệp trong nước đề nghị bổ sung thêm cho đúng quy định trong nước thì không được nhà cung cấp chấp thuận. Và tình trạng này kéo dài suốt nhiều năm qua đã khiến doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đứt gãy nguồn cung.

Video đang HOT

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP bãi bỏ quy định sử dụng iốt trong muối, cũng như bãi bỏ quy định về tăng cường sắt, kẽm trong bột mì dùng để chế biến thực phẩm. Thay vào đó, chỉ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng phù hợp với quá trình chế biến thực phẩm.

Thế nhưng cho đến nay, Bộ Y tế vẫn chưa có nghị định sửa đổi, thay thế chính thức Nghị định 09-2016 như chỉ đạo Chính phủ. Đã vậy, tháng 9 vừa qua, Bộ Y tế lại ban hành thêm một công văn khác gửi các hiệp hội, các doanh nghiệp thực phẩm và tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm Nghị định 09-2016. Đồng thời, Bộ Y tế lại đang tiến hành xây dựng dự thảo kế hoạch tăng cường thực thi Nghị định 09-2016.

Ông Vũ Thế Thành, thành viên Hội đồng Tư vấn Khoa học thuộc Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, khẳng định, việc kéo dài quy định bất cập trên của Bộ Y tế, doanh nghiệp không những mất thị phần trên thị trường xuất khẩu mà còn “c.hết” ngay trên sân nhà.

TS Đỗ Việt Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Hóa học TPHCM cho rằng, quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng là iốt, kẽm, sắt là quy định phi thực tế bởi gây ra tình trạng cưỡng chế những người đủ, thừa vi chất này vẫn phải sử dụng. Trong khi đó, việc thừa vi chất dinh dưỡng như iốt, kẽm… có thể gây ra suy gan, tụy, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ ngộ độc iốt.

Tại các thị trường xuất khẩu như Nhật Bản, châu Âu, Hoa Kỳ… đang kiểm soát chặt việc sử dụng vi chất dinh dưỡng trên, thậm chí còn khuyến cáo người tiêu dùng phải giảm sử dụng vi chất dinh dưỡng, nhất là iốt.

Ngành chế biến tôm giữ vững 'thành trì' xuất khẩu

Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm vẫn nỗ lực giữ vững sản xuất trong những tháng cuối năm 2021.

Ngành chế biến tôm giữ vững thành trì xuất khẩu - Hình 1
Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng). Ảnh: TTXVN

Kể từ khi cả nước đồng loạt thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại đối diện với đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 mới. Điều này gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm nói riêng. Dù vậy, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm vẫn nỗ lực giữ vững sản xuất trong những tháng cuối năm 2021.

Giữ vững an toàn sản xuất

Trong hơn 1 tháng qua, cả nước không còn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-Ttg của Thủ tướng Chính phủ, chuyển sang thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19. Cũng chính thời điểm này, các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại liên tục gia tăng số ca nhiễm COVID-19 khiến nhiều địa phương khuyến cáo người dân hạn chế ra đường trong khung giờ từ 19 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau như: T.iền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau... để hạn chế sự lây nhiễm chéo trong cộng đồng.

Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng), sở dĩ xảy ra vấn đề này là do người lao động từ vùng dịch về mang theo mầm bệnh. Một số người tránh né khai báo, cách ly nên đã trở thành điểm nóng, ổ dịch. Có địa phương do hạn chế chỗ cách ly tập trung, phải phân chia, sàng lọc để một số người lao động ít rủi ro cách ly tại nhà.

Nhận thức người dân còn hạn chế, nhiều gia đình không đáp ứng đủ tiêu chí cách ly... khiến người cách ly và người nhà tiếp xúc nhau. Thêm vào đó, đối với các trường hợp trong khu cách ly tập trung tại các địa phương, do hạn chế phòng riêng nên có tình trạng lây lan làm tăng ca bệnh. Hiện nay, có nhiều ca nhiễm không tìm ra nguồn lây tạo thêm nhiều điểm ổ dịch mới.

Trước bối cảnh này, các ngành kinh tế nói chung tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngành sản xuất và chế biến tôm nói riêng đang dồn hết sức để giữ vững sản xuất. Đặc biệt, thời gian còn lại của năm 2021 chưa đầy 2 tháng để có thể đáp ứng các hợp đồng xuất khẩu đã ký kết với nhà nhập khẩu nước ngoài. Thời gian sản xuất cầm chừng diễn ra quá lâu, ngành tôm không còn thời gian để chạy đua về đích, hoàn thành mục tiêu đề ra từ đầu năm 2021.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp, chế biến, xuất khẩu tôm đã nhanh chóng rà soát, nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, rà soát lại người lao động để sàng lọc ra xét nghiệm và sắp xếp chỗ ở tại chỗ mỗi ngày. Có ngày, doanh nghiệp chế biến tôm phải làm thao tác sàng lọc và xét nghiệm nhiều lần, thay vì 3 ngày/lần như thời điểm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trước đây.

Với thao tác sàng lọc này, số người lao động của nhà máy ít dần vì doanh nghiệp không thể đưa đón người lao động ở những xã, ấp xảy ra dịch bệnh cũng như người lao động của chính doanh nghiệp nhiễm bệnh phải đưa đi cách ly tại nhà, không thể làm việc, ông Hồ Quốc Lực cho biết.

Không những vậy, các doanh nghiệp ngành tôm cũng nhanh chóng đưa ra giải pháp sàng lọc khắt khe hơn để giữ vững thành trì sản xuất như: trong 3 ngày phải xong 1 lượt kiểm tra, sàng lọc toàn bộ người lao động của nhà máy, doanh nghiệp. Thậm chí kiểm tra kháng thể vẫn chưa tạo đủ độ tin tưởng, doanh nghiệp phải mua thiết bị kiểm tra PCR cho người lao động theo chu kỳ 3 ngày/lần. Với tần suất sàng lọc tăng lên, kiểm tra chi tiết hơn cũng đồng nghĩa với chi phí sản xuất đội lên nhiều lần so với giai đoạn sản xuất cầm chừng.

Đại diện Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam chia sẻ, Ủy ban Tôm thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã họp bàn các nội dung liên quan việc phục hồi hoạt động các doanh nghiệp chế biến nói chung, ngành tôm nói riêng, nhất là vấn đề nguyên liệu, thị trường..., với phương châm giữ vững an toàn trước khi triển khai sản xuất, an toàn mới sản xuất.

Nỗ lực về đích

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt hơn 3 tỷ USD, giảm 1,07% so với cùng kỳ năm 2020. Giải thích cho sự sụt giảm này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, trong những tháng qua, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm phải hoạt động cầm chừng do thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để ứng phó với dịch bệnh COVID-19.

Kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng năm 2021 chỉ giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ những kim ngạch xuất khẩu trong quý I - II năm nay tăng vọt. Thêm vào đó, các nhà nhập khẩu chỉ tăng lượng nhập khẩu tôm thẻ chân trắng hơn so với trước, các sản phẩm còn lại đều có dấu hiệu giảm trong tháng qua.

Với diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, việc đạt mục tiêu xuất khẩu tôm trong năm 2021 từ 3,8 - 4 tỷ USD như đã đề ra là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành chế biến, xuất khẩu tôm cũng nỗ lực hết sức, nắm bắt thời cơ thị trường, đặc biệt là nhu cầu tích trữ thực phẩm để đón Lễ Giáng sinh sắp tới của Mỹ và các nước châu Âu.

Cụ thể, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khai thác thói quen tiêu dùng con tôm của các thị nhập khẩu để tăng cường sản xuất sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu. Đại diện Hiệp hội này cho biết, người tiêu dùng ở nhiều thị trường vẫn đang tiếp tục xu hướng ưa chuộng thực phẩm chế biến sâu, tích hợp nhiều tiện ích, thuận lợi trong việc chế biến món ăn nhanh nhất. Chế biến sâu lại là lợi thế cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam, với nhiều nhà máy có hệ thống trang thiết bị hiện đại, đảm bảo các yêu cầu cao về an toàn thực phẩm và đội ngũ công nhân lành nghề.

Khi đi vào phân khúc sản phẩm tôm chế biến sâu, ngành tôm Việt Nam sẽ tránh được sự cạnh tranh đang ngày càng mạnh mẽ từ Ấn Độ và Ecuador, hai quốc gia vốn có thế mạnh về xuất khẩu tôm thô hoặc tôm sơ chế nhờ vào nguồn tôm nguyên liệu dồi dào và giá rẻ. Như vậy, nhu cầu của thị trường hiện nay cũng đã tạo điều kiện nhất định cho ngành tôm Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh chế biến sâu, qua đó tiếp tục giữ được thị trường, thị phần của mình ở những thị trường quan trọng.

Theo các chuyên gia ngành tôm, nguồn tôm dự trữ trong kho ở nhiều thị trường quan trọng hiện không còn nhiều trong bối cảnh các dịp lễ hội lớn đang đến gần như Lễ Giáng sinh, đón năm mới 2022. Như vậy, nhu cầu nhập khẩu tôm ở các thị trường quan trọng sẽ tăng lên trong tháng cuối năm.

Với những yếu tố này, nguồn cung tôm trên phạm vi toàn cầu trong những tháng cuối năm dự báo giảm. Do đó, giá tôm sẽ tăng lên, nhất là với tôm cỡ lớn do thiếu hụt nhiều so với nhu cầu. Đây là cơ hội để ngành tôm Việt Nam cố gắng đạt được mục tiêu đề ra.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Quảng Trị xác minh 16 trường hợp đăng tải sai sự thật về việc bộ hành của ông Thích Minh Tuệ
21:47:27 15/06/2024
TP Hồ Chí Minh bất ngờ xuất hiện mưa đá, đường kính đến 1,5 cm
05:11:49 15/06/2024
Xe tải làm sập cầu ở Đồng Tháp
00:08:33 16/06/2024
Sau vụ mất hơn 170 tỷ đồng, nữ chủ tịch huyện ở Đồng Nai bị cách chức Phó Bí thư
18:09:36 16/06/2024
Một phụ nữ ở Đắk Nông lái ô tô kéo lê xe máy cả trăm mét
00:09:04 16/06/2024
Thiếu nợ, thuê xe cẩu trộm hơn 2 tấn sắt xây nhà xưởng
22:55:58 15/06/2024
Biết có camera nhưng vẫn móc trộm vàng trong tiệm gội đầu
21:40:25 15/06/2024
Thông tin bất ngờ về 'biệt thự đẹp nhất Cà Mau' xây trên đất nuôi trồng thuỷ sản
15:08:25 15/06/2024

Tin đang nóng

Chồng Hằng Du Mục: Từng ôm thắm thiết Quang Linh vlog, giờ ghen với "em ruột"
15:35:13 16/06/2024
Review nóng tập 1 Anh Trai Say Hi: 3 tiếng rưỡi chưa bao giờ dài đến thế, Anh Tú tưởng nhạt lại gánh còng lưng!
15:54:21 16/06/2024
BigDaddy: "thầy ruột" Pháo, HIEUTHUHAI, "yêu lại" bạn gái cũ Soobin Hoàng Sơn
16:33:04 16/06/2024
Lưu Diệc Phi thu hút trăm triệu lượt xem khi diện áo tắm, Trịnh Sảng bị gọi tên
15:52:51 16/06/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Na Trát đọ sắc với mỹ nhân "đẹp chấn động thế gian", Quan Hiểu Đồng thần thái sau vụ mất mặt ở sự kiện
18:02:55 16/06/2024
Nữ chính phim VTV Cù Thị Trà: Sắc vóc gợi cảm, chưa một mảnh tình vắt vai
15:43:06 16/06/2024
Vụ cháy 3 người mất tại Bắc Giang: Lửa bùng từ nơi để xe điện, khí độc lan nhanh
17:33:21 16/06/2024
Cặp sao hạng A hàn gắn thất bại, sắp ly hôn sau 2 năm cưới
15:59:33 16/06/2024

Tin mới nhất

Diễn biến mới vụ hơn 100 viên chức bị thu lại t.iền hỗ trợ chống dịch Covid-19

18:31:56 16/06/2024
Cụ thể, Trung tâm Y tế huyện Con Cuông được UBND huyện cấp kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ tham gia chương trình tiêm chủng Covid-19 năm 2022 vào 2 đợt. Đợt 1 với số t.iền gần 595 triệu đồng và đợt 2 là hơn 1 tỷ đồng.

Cháy nhà trong đêm khiến 3 người t.ử v.ong tại Bắc Giang

18:17:07 16/06/2024
Đám cháy xảy ra tại số nhà 43, đường Hoàng Hoa Thám, phường Đa Mai, TP Bắc Giang (Bắc Giang) khiến 3 người t.ử v.ong.

Cháy nhà lúc rạng sáng ở Bắc Giang, 3 người t.ử v.ong

16:06:09 16/06/2024
Vụ hỏa hoạn lúc rạng sáng tại ngôi nhà ở TP Bắc Giang đã khiến chủ nhà, con trai 8 t.uổi của gia chủ cùng một người đàn ông khác t.ử v.ong.

Không khởi tố vụ án n.ữ s.inh bị cây xanh đè c.hết

15:04:01 16/06/2024
Ngày 10-6, nguồn tin cho biết Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành thông báo về việc không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ n.ữ s.inh cấp 3 bị cây xanh gãy đổ đè t.ử v.ong.

Cần Thơ lần đầu xuất hiện mưa đá

14:19:32 16/06/2024
Lượng mưa phổ biến 2 - 10mm có nơi trên 10mm. Trong mưa dông đề phòng dông sét, mưa đá, mưa lớn cục bộ, lốc xoáy và gió giật mạnh; cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét cấp 1.

TP Hồ Chí Minh: Người dân bắt được kỳ đà vân quý hiếm bò vào nhà

10:10:54 16/06/2024
Qua tìm hiểu, anh Thường biết được đây là động vật quý hiếm nên giao cho Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh cứu hộ chăm sóc và thả về tự nhiên.

Xảy ra hai vụ đuối nước tại Phú Yên khiến 3 thiếu niên t.ử v.ong

10:10:11 16/06/2024
Trước đó, vào ngày 13/6, trên địa bàn xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa cũng xảy ra một vụ đuối nước tại kênh Chính Bắc, huyện Phú Hòa khiến một em nhỏ 11 t.uổi t.ử v.ong.

Mưa đá bất ngờ xuất hiện ở TP Cần Thơ

23:53:17 15/06/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TP Cần Thơ nhận định, chiều tối và đêm 15/6, Kiên Giang và TP Cần Thơ (chủ yếu tại quận Bình Thủy, huyện Phong Điền, huyện Vĩnh Thạnh) tiếp tục đón mưa rào và dông rải rác. Lượng mưa dự báo dao động đ...

Cảnh báo thủ đoạn dùng công nghệ AI để dẫn dụ "chat nhạy cảm" rồi tống t.iền

16:21:19 15/06/2024
Hiện nay, người dùng cần cảnh giác với thủ đoạn sử dụng công nghệ Deepfake để l.ừa đ.ảo. Công an TP Hà Nội và TP.HCM cũng vừa đưa ra cảnh báo về thủ đoạn dụ dỗ chat nhạy cảm để cưỡng đoạt tài sản trên mạng xã hội.

Cấm tuyệt đối nồng độ cồn đối với lái xe: Triệt để thì hết chống chế!

11:26:23 15/06/2024
Trong chuyến đi công tác tại Trại giam Phú Sơn 4 ở Thái Nguyên, tôi ám ảnh mãi ánh mắt của phạm nhân N.T.H - một người từng gây tai nạn cho chính đứa con trai ruột của mình.

Thủy điện ở Hòa Bình xả nước bất ngờ, nhiều du khách bị cuốn trôi

08:45:02 15/06/2024
Trong lúc người dân và du khách đang tắm suối, thủy điện Suối Mu ở Hòa Bình bất ngờ xả nước khiến nhiều người bị nước cuốn, may mắn được cứu kịp thời.

Hà Nội: Xe taxi tự bốc cháy giữa đường

05:09:17 15/06/2024
Khoảng 15 giờ 10 phút ngày 13/6, một xe taxi bỗng nhiên bốc cháy dữ dội khi đang lưu thông qua ngã tư Láng - Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư chứng khoán mệnh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nên chọn nhóm cổ phiếu nào để "tương sinh" trong năm Giáp Thìn?

Trắc nghiệm

21:04:49 16/06/2024
Chứng khoán BSC đưa ra một số phân tích về việc lựa chọn cổ phiếu theo Ngũ hành trong năm Giáp Thìn 2024. Thuyết ngũ hành trong phong thủy từ lâu đã được ứng dụng phổ biến trong đời sống con người tại nhiều lĩnh vực

Tập 1 'Anh trai say hi' hấp dẫn với luật chơi 'không thể đoán trước'

Tv show

21:04:44 16/06/2024
Sau nhiều chờ đợi, tập 1 của chương trình Anh trai say hi đã chính thức lên sóng, bùng nổ với loạt khoảnh khắc hài hước, bất ngờ.

Wayne Rooney vạch trần điểm yếu của tuyển Anh

Sao thể thao

21:04:10 16/06/2024
Tuyển Anh bắt đầu hành trình tại EURO 2024 với Serbia ở bảng C, sau đó họ sẽ gặp Đan Mạch và Slovenia trong 2 trận đấu còn lại.

Sa Pa "hút hồn" du khách mùa nước đổ

Du lịch

21:04:07 16/06/2024
Đến với Sa Pa mùa này, có lẽ chỉ cần đứng chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang, cũng đủ khiến du khách khi đặt chân lên đây phải sửng sốt.

Joe Alwyn trải lòng về mối tình với Taylor Swift

Sao âu mỹ

20:43:13 16/06/2024
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Sunday Times Style xuất bản hôm 15.6, nam diễn viên phim Kinds of Kindness (33 t.uổi) nói thời gian bên ngôi sao nhạc pop Taylor Swift (34 t.uổi) là dài lâu, đầy yêu thương .

NÓNG: Xoài Non xác nhận chia tay Xemesis

Netizen

20:41:14 16/06/2024
Sau một thời gian gây ồn ào, Xoài Non đã có thông báo chính thức về mối quan hệ của mình và Xemesis.Chiều tối 16/6, Xoài Non bất ngờ thông báo đã ly hôn với Xemesis.

Phim 'Trạm cứu hộ trái tim' tập 43: An Nhiên bị vợ Việt đ.ánh g.hen?

Phim việt

20:36:46 16/06/2024
Phim Trạm cứu hộ trái tim tập 43: An Nhiên hỏi Nghĩa về khoản t.iền bán công ty Lan Hà; Vợ của Việt đến tận spa dằn mặt An Nhiên; Nghĩa bế con gái ruột và gặp lại Ngân Hà.

Biểu tình quy mô lớn phản đối phe cựu hữu tại Pháp

Thế giới

20:35:24 16/06/2024
Hầu hết các cuộc tuần hành diễn ra ôn hòa, ngoại trừ một số diễn biến căng thẳng tại Rennes và Nantes ở miền Tây nước Pháp, buộc cảnh sát phải dùng hơi cay để ngăn chặn một số nhà hoạt động quá khích.

Vay t.iền của nhiều người rồi bỏ trốn suốt 27 năm

Pháp luật

20:33:50 16/06/2024
Năm 1997 do buôn bán thua lỗ, Hoa đã vay gần 200 triệu đồng của nhiều người trên địa bàn TP Thanh Hóa, sau đó bỏ trốn khỏi địa phương và bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa truy nã về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài s...

Người mẫu Việt tiết lộ cuộc sống sau khi chia tay CEO hơn 46 t.uổi

Sao việt

20:33:29 16/06/2024
Sau biến cố tình cảm, Cổ Ngân dành thời gian chăm sóc bản thân. Người đẹp cũng có những thay đổi về tiêu chuẩn bạn trai lý tưởng khi yêu.

Miss Night and Day: Nội dung "lầy lội", nữ chính mang 2 nhân cách, fan cười mệt

Phim châu á

20:31:52 16/06/2024
Vừa lên sóng không lâu, bộ phim truyền hình Hàn Quốc Miss Night and Day, khiến khán giả phải ôm bụng nghiêng ngả vì cười quá nhiều, nhờ vào kịch bản ấn tượng và lối diễn xuất nhập tâm của nữ chính.