Quy định về chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm
Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo Thông tư quy định về Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm với 5 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí.
ảnh minh họa
Các tiêu chuẩn bao gồm: Tiêu chuẩn phẩm chất nghề nghiệp; Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; Năng lực nghiên cứu khoa học; Xây dựng môi trường giáo dục dân chủ; Năng lực phát triển quan hệ xã hội.
Đáng chú ý, 5 tiêu chuẩn được cụ thể hóa bằng các tiêu chí, và một trong các tiêu chí là sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy và nghiên cứu; đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định; giảng viên tích cực phát triển quan hệ xã hội với các bên liên quan thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, phát triển nhà trường và đổi mới giáo dục phổ thông.
Video đang HOT
Giảng viên cũng phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; thường xuyên tự bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; ứng dụng được công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, giảng viên phải thực hiện thành công đề tài, dự án và hướng dẫn nghiên cứu khoa học; chuyển giao kết quả nghiên cứu trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; đăng tải được các kết quả nghiên cứu, xuất bản được nguồn học liệu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng…
Theo SGGP
Giảng viên sư phạm đạt "Chuẩn" phải có tới 18 tiêu chí của Bộ Giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố 18 tiêu chí để giảng viên sư phạm tự đánh giá tiêu chuẩn. Hội đồng trường sẽ đánh giá, xét duyệt giảng viên 3 năm một lần, dựa vào những kết quả ấy, giảng viên có thể được luân chuyển, điều động công tác.
Giảng viên sư phạm đạt "chuẩn" phải đáp ứng đủ 18 tiêu chí của bộ Giáo dục và Đào tạo. (Ảnh: Web ĐH Tiền Giang)
Ngày 26/02, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm, áp dụng với giảng viên các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm (cơ sở đào tạo giáo viên) và các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Thêm vào đó, nội dung Dự thảo cũng quy định quy trình thực hiện việc đánh giá, xét duyệt chuẩn giảng viên sư phạm. Từ đó, kết quả có thể được sự dụng trong việc điều động, luân chuyển giảng viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra 5 tiêu chuẩn với 18 tiêu chí quy định Chuẩn nghề nghiệp của một giảng viên sư phạm.
Một giảng viên sự phạm đạt chuẩn phải đáp ứng 5 tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra về: Phẩm chất nghề nghiệp; Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; Năng lực nghiên cứu khoa học; Xây dựng môi trường giáo dục dân chủ và Năng lực phát triển quan hệ xã hội.
Hàng năm, căn cứ thông tin về các hoạt động, thành tích đạt được, phản hồi của người học, giảng viên tự đánh giá bản thân để phấn đấu theo các tiêu chí được đã được quy định từ đó bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp bản thân. Mỗi tiêu chí được chia thành ba mức đánh giá là: Đạt, Khá và Tốt.
Khoa, bộ môn trực thuộc và hội đồng trường sẽ tổ chức đánh giá giảng viên 3 năm/lần dựa trên kết quả đánh giá hàng năm và những minh chứng từ thực tế giảng dạy của từng giảng viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến thực hiện hai giai đoạn. Từ 2018 đến 2020, kết quả đánh giá giảng viên sư phạm hàng năm được sử dụng xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cho giảng viên. Từ 2021 trở đi, kết quả đánh giá còn được sử dụng trong việc tuyển dụng, điều động, luân chuyển giảng viên.
Dự thảo Thông tư Quy định Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm được xin ý kiến đến ngày 26/4/2018
Theo Toquoc.vn
Lần đầu tiên Bộ Giáo dục đưa ra tiêu chuẩn với giảng viên sư phạm Hàng năm, giảng viên sư phạm phải tự đánh giá độ đạt chuẩn theo 18 tiêu chí. Hội đồng của trường sẽ xét duyệt ba năm một lần. Theo dự thảo, giảng viên sư phạm phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn với 18 tiêu chí. Ảnh minh họa: Mạnh Tùng Ngày 26/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Thông...