Quy định tuyển thẳng, xét tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào dự bị đại học
Theo dự thảo, phương thức tuyển sinh vào học dự bị đại học (DBĐH) bằng hình thức tuyển thẳng và xét tuyển.
Ảnh minh họa
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non đối với học sinh dự bị đại học.
Theo dự thảo, phương thức tuyển sinh vào học dự bị đại học (DBĐH) bằng hình thức tuyển thẳng và xét tuyển.
Đối tượng được tuyển thẳng:
Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người; thí sinh cử tuyển theo quy định tại Nghị định số 141/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.
Đối tượng được xét tuyển:
Thí sinh là người dân tộc thiểu số thường trú từ 18 tháng liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh) tại các xã thuộc khu vực 1 (KV1) quy định tại “Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ thường trú tại khu vực này.
Trường DBĐH được tuyển không quá 5% tổng số chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm thí sinh là người dân tộc Kinh thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh) tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cấp có thẩm quyền; có cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ thường trú tại vùng này.
Video đang HOT
Mỗi học sinh chỉ được học 1 lần DBĐH; các đối tượng đang học hoặc đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng không được xét tuyển vào DBĐH.
Điều kiện xét tuyển
Trường DBĐH sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm xét tuyển hoặc kết quả học tập THPT ghi trong học bạ để xét tuyển.
- Điều kiện xét tuyển đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm xét tuyển như sau:
Tốt nghiệp THPT; tổng điểm 3 bài thi/môn thi (không tính điểm ưu tiên) của tổ hợp xét tuyển đạt từ 12 điểm trở lên và mỗi bài thi/môn thi trong tổ hợp xét tuyển đạt trên 1 điểm theo thang điểm 10; xếp loại rèn luyện (hạnh kiểm) 3 năm học THPT đạt từ mức Khá trở lên.
- Điều kiện xét tuyển đối với thí sinh sử dụng kết quả học tập THPT:
Tốt nghiệp THPT; kết quả xếp loại học tập từ mức Đạt (Trung bình) trở lên và kết quả xếp loại rèn luyện (hạnh kiểm) từ mức Khá trở lên trong 3 năm học THPT; điểm trung bình cộng của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển của năm học lớp 12 từ 6 trở lên.
Hàng năm, trường DBĐH căn cứ các quy định của Quy chế này, căn cứ các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học gồm đội ngũ giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất để xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Kế hoạch tuyển sinh gồm các nội dung chính sau:
- Đối tượng và phương thức tuyển sinh.
- Các tổ hợp môn xét tuyển.
- Phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho phương thức xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT.
- Thời gian thu hồ sơ đăng ký tuyển sinh, công bố kết quả tuyển sinh.
- Tổ chức công tác tuyển sinh.
Điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học: Thí sinh cần lưu ý điều gì?
Ngày 21/8, thông tin từ Bộ GDĐT cho biết, Bộ vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non và các sở GD&ĐT về việc tiếp tục triển khai công tác tuyển sinh trình độ đại học; trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2021.
Thực tập điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển
Từ ngày 24/8 đến ngày 25/8, Cổng thông tin tuyển sinh sẽ mở để thí sinh, điểm tiếp nhận hồ sơ thực tập việc điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) trực tuyến. Tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT được đăng tải tại địa chỉ http://thituyensinh.vn.
Cán bộ coi thi kiểm tra thông tin thí sinh tại Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở thông báo cho thí sinh, các điểm tiếp nhận hồ sơ biết để tham gia; đồng thời, lưu ý đây chỉ là giai đoạn thực tập phần mềm giúp thí sinh và điểm tiếp nhận hồ sơ làm quen với cách điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.
Kết quả thực tập điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT của thí sinh trên Cổng thông tin tuyển sinh sẽ bị xóa toàn bộ sau khi kết thúc đợt chạy thử. Hệ thống sẽ được làm mới lại để thí sinh chính thức điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT từ ngày 29/8 đến 17h00 ngày 05/9.
Lưu ý thay đổi nguyện vọng
Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý thí sinh phải nghiên cứu kỹ tài liệu tài liệu Hướng dẫn sử dụng chức năng điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT trực tuyến trước khi điều chỉnh nguyện vọng; sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp đăng nhập vào địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.
Các thí sinh cũng cần lưu ý khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh ghi đúng mã cơ sở đào tạo, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của cơ sở đào tạo, nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại.
Thí sinh phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT trực tuyến, sau đó thoát khỏi phần mềm điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến và đăng nhập lại để kiểm tra lại kết quả đã điều chỉnh.
Đối với các trường, Bộ yêu cầu tiếp tục rà soát đề án tuyển sinh bảo đảm chính xác với cơ sở dữ liệu đã khai báo trong Hệ thống nghiệp vụ thi và tuyển sinh; đồng thời cập nhật chính xác, đầy đủ danh sách thí sinh đạt sơ tuyển lên hệ thống.
Các trường cần xem xét tiếp nhận hồ sơ xét tuyển đối tượng thí sinh được xét đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 và cả các thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2021.
Các trường cập nhật các nội dung thay đổi trong đề án lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ để báo cáo và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra; đồng thời công bố trên trang thông tin điện tử của trường trước ngày 29/8 để thí sinh biết và xã hội giám sát.
Thời gian lọc ảo
Năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hỗ trợ các trường lọc ảo. Tuy nhiên, các trường cần lưu ý phần mềm lọc ảo chỉ làm nhiệm vụ lọc bỏ những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào trường khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà trường gửi lên Hệ thống, không có chức năng điều chỉnh chỉ tiêu, điểm chuẩn mà trường đã xác định.
Các trường tự chủ trong công tác tuyển sinh và phải chịu trách nhiệm trong việc xác định chỉ tiêu, xác định điểm trúng tuyển vào các ngành/nhóm ngành đào tạo của trường. Nếu trường xác định danh sách trúng tuyển dự kiến không sát với thực tế dẫn đến tuyển vượt chỉ tiêu đã đăng ký thì nhà trường và cá nhân liên quan hoàn toàn chịu trách nhiệm và sẽ bị xử lý theo quy chế tuyển sinh hiện hành. Những trường tuyển không đủ chỉ tiêu trong đợt 1 có thể tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung.
Thực hành phần mềm xét tuyển và lọc ảo toàn quốc từ ngày 23-25/8. Thực hiện xét tuyển và lọc ảo toàn quốc từ ngày 13-15/9.
Quy chế tuyển sinh đại học năm 2021 có gì mới? Chiều 25/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non. Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức ban hành Thông tư số 16/2021/TT-BGDĐT ngày 1/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình...