Quy định mới về khen thưởng và kỷ luật học sinh phổ thông
Cử tri tỉnh Lạng Sơn đề nghị sửa đổi Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc; Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ GD&ĐT quy định khen thưởng và kỷ luật học sinh phổ thông, để phù hợp với thực tế hiện nay.
Ảnh minh họa Internet.
Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến của các cử tri và cho biết: Trong năm 2022, Bộ GD&ĐT sẽ tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định 116, Bộ GD&ĐT phối hợp với bộ, ngành liên quan tham mưu đề xuất Chính phủ theo hướng tích hợp các nội dung của Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 vào Nghị định 116 và nghiên cứu sửa đổi chính sách hỗ trợ (chăn bông cá nhân, màn cá nhân, áo bông, chiếu cá nhân,…) tại Thông tư liên tịch 109 sao cho phù hợp với thực tiễn của địa phương đồng thời nghiên cứu nâng mức hỗ trợ tiền mặt cho học sinh.
Bộ GD&ĐT cũng tiếp thu kiến nghị của cử tri về ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ GD&ĐT quy định khen thưởng và kỷ luật học sinh phổ thông, để phù hợp với tình hình thực tế. Hiện, Bộ GD&ĐT có các văn bản quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong trường phổ thông. Theo đó, về hình thức khen thưởng và kỷ luật được thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT, Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT; về trình tự, thủ tục khen thưởng và kỷ luật được thực hiện theo Thông tư số 08/TT.
Thông tư số 08/TT đã thực hiện được hơn 30 năm, bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, Bộ GD&ĐT đang xây dựng và dự kiến ban hành thông tư mới thay thế Thông tư 08/TT trong năm 2022.
Trẻ rèn kỷ luật với học kỳ hè quân đội
Trở về từ học kỳ hè quân đội, nữ sinh 16 tuổi có làn da đen sạm đi vì nắng thao trường nhưng em vẫn thích khóa học này khi nó giúp em rèn kỷ luật và có thêm trải nghiệm đáng nhớ.
Video đang HOT
"Tụi em thức dậy với tiếng còi quân đội và tập thể dục khi trời tờ mờ sáng, sau đó, phải nhanh chóng quay về phòng sắp xếp nội vụ, làm vệ sinh cá nhân. Các bạn lớn có thể ổn hơn, chứ các em nhỏ nhỏ mấy đêm đầu xa ba mẹ, rồi lạ chỗ, chắc cũng khó ngủ. Tuy nhiên, tụi em đã được các anh chị cho ngồi vòng tròn làm quen với nhau ngay từ đêm đầu tiên nên cũng biết nhiều về nhau hơn và động viên an ủi nhau mỗi khi nản lòng", Tường Vy (16 tuổi, từ Đồng Nai) chia sẻ cùng Zing.
Tường Vy đã trải qua 3 khóa học hè quân đội. Ảnh: NVCC.
Cuộc sống quân ngũ
Với hành trang đơn giản bao gồm 2 bộ quân phục, nón, thắt lưng và một chiếc áo thun kỷ niệm, Tường Vy trải qua 5 ngày hoàn toàn rời bỏ điện thoại, máy vi tính. Mỗi ngày, nữ sinh 16 tuổi cùng "đồng đội" nhổ cỏ, tưới rau... và cùng với đoàn hội tham gia một chuyến đi xa để học hỏi, trải nghiệm, viếng các anh hùng liệt sĩ.
Tường Vy cũng được ra thao trường, thử thách bản thân với khoảng thời gian ngắn gian khổ. Vy tâm sự em không ngại khó khăn cũng không ngại làn da con gái sạm đen đi nhiều. Em yêu thích hoạt động này từ lần đầu tiên tham gia và sẵn sàng trải nghiệm.
Trong 2 năm phải ở nhà suốt dịp hè vì dịch Covid-19, Tường Vy rất nhớ những ngày lửa trại, bạn bè cùng buổi sinh hoạt và cả khó khăn từng trải qua khi tham gia khóa hè quân sự.
Với nữ sinh, khóa hè không chỉ giúp em tìm hiểu về lịch sử quân đội mà còn đến gần hơn nơi người lính từng ngày rèn luyện, học tập với tinh thần sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc.
Tại đây, em còn được rèn luyện kỹ năng mềm khác như ứng xử, giao tiếp, quan hệ hòa đồng trong môi trường tập thể, phối hợp đồng đội, làm việc nhóm qua hoạt động team building...
Chị Tiêu Quyên (mẹ Tường Vy) cho hay năm 2022 là lần thứ 3 con gái chị tham gia khóa học quân đội cùng với Thành đoàn Long Khánh (Đồng Nai).
"Mình cho con tham gia trải nghiệm này từ năm con học lớp 5. Đến nay, con đã lên lớp 11 rồi. Chỉ có 2 năm dịch hoành hành, con phải ở nhà học online nên không tham gia. Khóa học vừa mở trở lại, bé nhà mình đã tham gia ngay. Vừa kết thúc học kỳ ở trường, con ưu tiên tham gia vào học kỳ quân đội hơn tất cả khóa học khác", chị Tiêu Quyên chia sẻ.
Chị Quyên nói thêm Vy vốn rất thích các hoạt động tập thể. Hồi con mới học lớp 5, biết đến khóa hè quân đội, dù lo lắng môi trường khắc nghiệt, gian khổ, con khó thích nghi, thấy con hào hứng, chị đồng ý cho con tham gia.
Chương trình được tổ chức qua các năm, hướng theo chuyên đề chủ chốt là về công đức sinh thành của ba mẹ và sinh hoạt lửa trại.
"Chi phí cho khóa học mỗi năm mỗi khác. Địa điểm đóng quân của con cũng thay đổi. Riêng năm nay, mình đăng ký cho bé Vy với mức phí 3 triệu đồng, bao gồm chi phí ăn ở, đi lại và các khoản khác cùng tư trang cho con. Chương trình lần này diễn ra trong 5 ngày, gia đình sắp xếp theo dõi hoạt động của con thông qua các kênh truyền thông", chị Tiêu Quyên kể.
Học viên ghi lại cảm xúc khi tham gia học kỳ quân đội. Ảnh: NVCC.
Những kỳ vọng của phụ huynh về khóa học
Mẹ con chị Tiêu Quyên cũng như các phụ huynh chọn cho con tham gia khóa hè quân đội coi đây là cơ hội để con trẻ trải nghiệm cuộc sống quân ngũ, thấu hiểu, trân quý nền hòa bình mình được hưởng. Không những vậy, khóa hè giúp con có thêm kỷ niệm cho tuổi thơ.
Họ mong mỏi cuộc sống tạm xa nhà giúp trẻ thay đổi nhận thức, có sự thấu hiểu, rèn luyện tinh thần trách nhiệm, sự tự giác
"Ngày trước, mình cho con tham gia học kỳ hè quân đội chỉ vì con thích. Mình đã rất mừng khi con quay trở về, tính tự giác, tinh thần trách nhiệm cao hơn", chị Quyên tâm sự.
Chị cho biết thêm sau khóa hè, con biết tự sắp xếp chỗ ngủ, chỗ ăn, phụ giúp ba mẹ làm việc từ khi học lớp 5. Đến bây giờ, khi đã là học sinh lớp 11, con tâm sự muốn trở lại làm tình nguyện viên cho chương trình như các anh chị đi trước đã làm để cho tuổi thơ con có nhiều kỷ niệm đẹp.
Chị cũng cho rằng những kỹ năng từ khóa học rất hữu ích cho cuộc sống tự lập của con sau này, đặc biệt trong trường hợp con đi học xa nhà.
Trong khi đó, anh Công Phương (Đồng Nai) - phụ huynh em Lê Công Duy (12 tuổi, vừa tham gia khóa học) - cho con tham gia học kỳ hè quân đội không nhằm mục đích rèn tính kỷ luật. Gia đình anh đã tạo lập nề nếp cho con từ nhỏ.
"Tôi mong mỏi sau chuyến đi, con có những trải nghiệm mới mẻ, tuyệt vời. Điều rất này cần thiết đối với tuổi thơ con. Con có thêm kỷ niệm, bạn bè và hết mình với các hoạt động, thế là đủ! Gia đình và con cũng sẵn sàng để tiếp tục tham gia khóa học kế tiếp", nam phụ huynh khẳng định.
Bế mạc Giải Bơi học sinh phổ thông năm học 2021 - 2022 Sau hơn 2 ngày thi đấu, ngày 23-3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức bế mạc và trao giải bơi học sinh (HS) phổ thông tỉnh năm học 2021 - 2022. Trao giải cho các đội thi. Theo đó, tham gia giải HS phổ thông tỉnh năm học 2021 - 2022 có 214 vận động viên...