Quy định mới về đào tạo liên thông: Sinh viên khóc, trường e ngại!
Từ ngày 7/2/2013, quy định mới về đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên, một số điểm mới trong quy định đã làm nhiều sinh viên choáng váng, trong khi đó nhiều lãnh đạo trường đại học tỏ ra e ngại.
Kiến thức 3 năm học cao đẳng không có ý nghĩa
Quy định mới về đào tạo liên thông mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra yêu cầu người tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ chưa đủ 36 tháng nếu muốn học liên thông lên CĐ, ĐH sẽ phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ GD-ĐT tổ chức hằng năm.
Với đối tượng dự thi liên thông CĐ, ĐH đã có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ từ ba năm (36 tháng) trở lên sẽ dự thi ba môn (môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành, hoặc thực hành nghề) do cơ sở giáo dục ĐH tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển. Sinh viên liên thông hệ chính quy sẽ học chung, thi hết môn và thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ luận văn tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp cùng với sinh viên hệ chính quy.
Nhiều sinh viên (SV) có nguyện vọng học liên thông lên đại học đã bật khóc và lo lắng khi biết quy định mới này.
SV Nguyễn Bá Tuấn, Trường CĐ Công nghiệp Hà Nội nghẹn ngào cho biết: “Nếu Bộ cho thực hiện quy định này thì nhiều SV cao đẳng chúng em không biết đi đâu về đâu vì hiện nay tất cả các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước chỉ muốn tuyển người có bằng đại học nên chúng em mong muốn là học xong cao đẳng học liên thông lên đại học ngay. Nếu bắt chúng em thi tuyển như thi đại học thì chắc chắn sẽ trượt vì không còn nhớ gì kiến thức phổ thông sau 3 năm học cao đẳng. Còn nếu đủ 36 tháng mới cho đi học thì lúc đó em phải nghỉ việc để đi học, như vậy sẽ mất việc”.
Cùng chung lo lắng, SV Thùy Lâm cho hay: “Em đang học cao đẳng và rất bất ngờ khi đọc quy định mới này bởi vì nếu sau khi em tốt nghiệp CĐ, muốn học liên thông thì phải thi kỳ thi ĐH. Vậy kiến thức 3 năm học CĐ đó của em để làm gì? Nếu thi như đại học thì em lại phải đi ôn luyện như học sinh phổ thông. Còn để sau 3 năm đi làm để lấy kinh nghiệm thì lúc đó mới thi liên thông, liệu kiến thức em có còn không?”.
Còn SV Nguyễn Đông bức xúc: “Quy định mới Bộ đưa ra em thấy không hợp lý. Nếu để thi 3 môn liên thông lên đại học như các học sinh phổ thông ngay năm sau thì có thể chấp nhận được nhưng đằng này lại là 3 năm học xong cao đẳng, lúc đó em còn chữ nào trong đầu không? Em thấy, nếu quyết định này ra thì nhiều SV ở các trường trung cấp, cao đẳng sẽ nghỉ học để ôn thi đại học vừa đỡ mất thời gian, mất tiền”.
Video đang HOT
Thí sinh dự thi Cao đẳng năm 2012. Quy định mới về liên thông của Bộ GD-ĐT khiến nhiều sinh viên Cao đẳng “choáng váng”.
Sẽ khó mở lớp đào tạo
Trao đổi với Dân trí, PGS.TS Lê Trọng Thắng – trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ – Địa chất cho rằng: “Nếu thực hiện quy định mới này sẽ gần như khép lại hình thức đào tạo liên thông. Với ngành kinh tế có thể đông thí sinh dự thi chứ với ngành kỹ thuật chúng tôi sẽ rất ít thí sinh vào học vì phải thi theo chuyên ngành. Nếu có một vài người theo học sẽ không mở được lớp”.
Về quy định người học phải có 3 năm kinh nghiệm làm việc mới được dự thi, PGS.TS Thắng e rằng không ổn bởi không phải ai ra trường 3 năm đã có việc làm ổn định có chăng chỉ một số ít.
PGS.TS Thắng đề nghị: “Trong quy định cũ của liên thông yếu điểm nào thì bộ xử lý điểm đó chứ không nên đưa ra giải pháp này vì như thế sẽ không khả thi, không tạo được điều kiện cho người học. Nên rút ngắn thời gian 3năm xuống còn 2 năm để SV còn nhớ kiến thức. Bên cạnh đó, bộ nên có chế tài giám sát việc tổ chức tuyển sinh, đánh giá đào tạo liên thông chứ không nên chặn ngay cửa vào của các em như vậy”.
GS Đặng Ứng Vận – hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình băn khoăn lo lắng, nếu tổ chức thi liên thông theo hình thức quốc gia như vậy rất phức tạp vì sẽ phải tổ chức nhiều hội đồng thi vào nhiều chuyên ngành khác nhau ở các trường, e rằng nhiều trường khó làm được, hiệu quả không cao.
“Theo tôi nên tổ chức lại hình thức thi giai đoạn chuyển tiếp hay còn gọi là vượt rào như thi đại học trước đây. Mở rộng hình thức đầu vào thắt chặt đầu ra” – GS Vận đề xuất.
Mặc dù tán thành với quy định mới của Bộ GD-ĐT về đào tạo liên thông nhằm nâng cao chất lượng mặt bằng chung của giáo dục đại học nhưng GS Nguyễn Văn Dong – trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng tỏ ra lo ngại về quy định 3 năm kinh nghiệm mới cho thí sinh thi. “Nếu để 3 năm mới cho các em thi, tôi nghĩ các em sẽ quên nhiều kiến thức và khó thi đậu” – GS Dong chia sẻ.
Được biết, năm 2002, Bộ GD-ĐT lần đầu tiên triển khai thí điểm đào tạo liên thông. Mục đích của đào tạo liên thông nhằm tạo cơ hội học tập cho người học và phát triển ngành, nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả trong đào tạo và đảm bảo công bằng trong giáo dục. Năm 2008, Bộ GD-ĐT khi ban hành Quy chế đào tạo liên thông, theo đó, giao tự chủ cho hiệu trưởng các trường có thẩm quyền đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ và từ CĐ lên ĐH. Nhưng sau một thời gian, đào tạo liên thông đã biến tướng và trở thành “nồi cơm” của một số trường với việc tuyển hàng nghìn SV, tạo ra môi trường đào tạo bát nháo, kém chất lượng trong tuyển sinh và đào tạo.
Chính vì lẽ đó mà trong thông báo tổ chức tuyển dụng viên chức các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc năm 2012, Sở GD-ĐT Hà Nội đã tuyên bố không tiếp nhận hồ sơ của thí sinh tốt nghiệp ĐH theo hình thức liên thông. Bộ GD-ĐT đã nhiều lần chấn chỉnh hình thức đào tạo này của nhiều trường và quy định mới đã làm “dậy sóng” dư luận.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Làm sao phân biệt trường nghề?
Tôi hiện là sinh viên một trường cao đẳng nghề tại TP.HCM. Trước đây, nhà trường cam kết chúng tôi vào học hệ CĐ chính quy và được liên thông tất cả các trường trong cả nước.
Suốt quá trình học chúng tôi luôn đặt ra câu hỏi với nhà trường là "chính quy" hay "nghề" nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng. Đến gần tốt nghiệp chúng tôi mới biết mình được cấp bằng "nghề" và không được học liên thông lên ĐH chính quy tại trường. Làm sao để phân biệt trường nghề khác trường chính quy?
(Mỹ Hiền - hohienag@...)
- Các trường trung cấp nghề, CĐ nghề thuộc hệ thống dạy nghề do Bộ LĐ-TB&XH quản lý. Trong khi các trường trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, ĐH do Bộ GD-ĐT quản lý. Bên cạnh đó, hiện nay một số trường ĐH, CĐ do ngành giáo dục quản lý còn có đào tạo hệ nghề (bậc trung cấp nghề và CĐ nghề) với tên gọi "CĐ thực hành". Thông thường các trường tuyển sinh đào tạo hệ nghề không thi tuyển, chỉ xét tuyển theo học bạ THPT, bổ túc THPT.
Hình thức đào tạo "chính quy" để phân biệt với các hình thức đào tạo khác như: vừa làm vừa học, từ xa, liên thông. Trong đó hình thức đào tạo chính quy là sinh viên phải học tập trung trong thời gian nhất định.
Về mục tiêu và chương trình đào tạo, hệ nghề thời lượng thực hành nhiều hơn so với hệ chuyên nghiệp. Tốt nghiệp trung cấp nghề, được cấp bằng nghề trình độ trung cấp và được liên thông học tiếp trình độ CĐ nghề. Phôi bằng hệ đào tạo nghề do Bộ LĐ-TB&XH cấp. Theo thông tư liên tịch số 27/2010/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, CĐ nghề lên trình độ CĐ, ĐH do Bộ GD-ĐT - Bộ LĐ-TB&XH ban hành, sinh viên sau khi tốt nghiệp CĐ nghề được tham gia liên thông lên ĐH theo chương trình phê duyệt của Bộ GD-ĐT.
Hiện nay chỉ có 15 trường ĐH, CĐ được phép đào tạo liên thông từ hệ nghề lên hệ chính quy gồm: ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định, ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Lao động xã hội, ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, ĐH Công nghệ Đông Á, ĐH Sao Đỏ, ĐH Công nghệ Đồng Nai, CĐ Thương mại và du lịch Thái Nguyên, ĐH Trà Vinh, CĐ Viễn Đông, ĐH Duy Tân, ĐH Hàng hải và CĐ Xây dựng số 1. Tuy nhiên, ngay cả các trường này cũng chỉ được phép đào tạo liên thông từ hệ nghề một số ngành cụ thể, chứ không phải tất cả ngành đào tạo. Thí sinh cần tham khảo chi tiết thông tin này trên trang web của các trường. Thí sinh phải đến các trường nêu trên dự thi liên thông. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng CĐ (hoặc ĐH) chính quy (phôi bằng do Bộ GD-ĐT cấp).
TRẦN HUỲNH
Theo tuổi trẻ
Điểm chuẩn NV2 tăng mạnh Không chỉ khối ngành kinh tế, ngay cả khối ngành kỹ thuật nhiều năm qua vốn được xem là khó tuyển, nay điểm chuẩn nguyện vọng 1 chỉ bằng điểm sàn nhưng điểm chuẩn nguyện vọng 2 tăng vọt Ngày 8/9, nhiều trường ĐH tại TPHCM đã công bố điểm chuẩn nguyện vọng (NV) bổ sung (còn gọi là NV2). Đúng như dự...