Quy định mới về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán từ năm 2021
So với quy định hiện hành tại Thông tư 155/2015/TT-BTC, Thông tư 96 mở rộng đối tượng công bố thông tin.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, thay thế Thông tư số 155/2015/TT-BTC kể từ ngày 1/1/2021. (xem TẠI ĐÂY )
Thông tư 96 quy định khá toàn diện các đối tượng có nghĩa vụ công bố thông tin như: Công ty đại chúng; tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng; tổ chức phát hành thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng; tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp; công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng…
Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định pháp luật. Nội dung công bố các thông tin cá nhân bao gồm: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Chứng minh quân nhân, Hộ chiếu còn hiệu lực, địa chỉ liên lạc, địa chỉ thường trú, số điện thoại, số fax, thư điện tử, số tài khoản giao dịch chứng khoán, số tài khoản lưu ký chứng khoán, số tài khoản ngân hàng, mã số giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ chỉ được thực hiện nếu cá nhân đó đồng ý.
Việc công bố thông tin của tổ chức phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Việc công bố thông tin của cá nhân do cá nhân tự thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân khác thực hiện.
Video đang HOT
Theo Thông tư, tối thiểu 21 ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn, công ty đại chúng phải công bố trên trang thông tin điện tử của công ty và của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán (trường hợp là tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch) về việc họp Đại hội đồng cổ đông. Trong đó nêu rõ đường dẫn đến toàn bộ tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông, bao gồm: thông báo mời họp, chương trình họp, phiếu biểu quyết, tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp. Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông phải được cập nhật các nội dung sửa đổi, bổ sung (nếu có);
Về công bố thông tin bất thường: Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây: Tài khoản của công ty tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến tài khoản thanh toán; tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa trong các trường hợp quy định tại điểm này; Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông bất thường. Quyết định về mức cổ tức, hình thức trả cổ tức, thời gian trả cổ tức; quyết định tách, gộp cổ phiếu…
Đề xuất chưa đánh thuế cổ tức bằng cổ phiếu
Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam và một số hiệp hội đầu tư đã kiến nghị Bộ Tài chính chưa đánh thuế thu nhập cá nhân 5% với phần cổ tức nhận được bằng cổ phiếu.
Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Quản lý Thuế có hiệu lực từ 5/12 quy định thực thi đánh thuế thu nhập cá nhân 5% với hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng cho nhà đầu tư cá nhân.
Tuy nhiên, hàng loạt hiệp hội, tổ chức liên quan hoạt động đầu tư chứng khoán, tài chính đã có kiến nghị tới cơ quan quản lý thuế về việc chưa nên áp dụng các sắc thuế này.
Cụ thể, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng sắc thuế này có thể ảnh hưởng đến việc huy động vốn của doanh nghiệp và tính thanh khoản, ổn định của thị trường chứng khoán trong nước. Đồng thời, sắc thuế trên có thể là lực cản cho việc giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế của hệ thống ngân hàng.
Theo lý giải của các hiệp hội, bản chất của việc trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng chỉ làm vốn điều lệ tăng lên từ việc chuyển lợi nhuận và phần vốn ở các quỹ sang, đồng thời khiến số cổ phần cổ đông tăng lên theo tỷ lệ tương ứng.
Về mặt pháp luật, tại thời điểm chia cổ phiếu cũng quy định phải giảm giá trị thị trường cổ phiếu theo tỷ lệ chia cổ tức tương ứng khiến giá trị cổ phiếu của cổ đông không thay đổi.
VAFI nhấn mạnh việc trả cổ tức bằng cổ phiếu hay cổ phiếu thưởng không phải là hình thức phân phối lợi nhuận sau thuế như việc chia tiền thưởng cho người lao động hay phân phối cổ tức tiền mặt cho cổ đông hiện hữu.
Nghị định 126/2020 yêu cầu công ty chứng khoán phải kê khai và khấu trừ tại nguồn phần thuế thu nhập cá nhân 5% với cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng. Ảnh: Minh Thuận.
Bên cạnh đó, các hiệp hội này cho rằng, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu hay cổ phiếu thưởng chủ yếu nhằm mục đích giúp doanh nghiệp hạn chế trả cổ tức bằng tiền mặt. Qua đó giúp doanh nghiệp dành nhiều lợi nhuận giữ lại hơn để tái đầu tư sản xuất, khi doanh thu, lợi nhuận tăng lên thì các loại thuế nộp cho Nhà nước cũng tăng theo.
Tuy nhiên, nếu có sắc thuế đánh vào cổ tức bằng cổ phiếu, đa số nhà đầu tư sẽ giảm hứng thú với hình thức chia cổ tức này vì sợ thiệt kép, vừa phải đóng thuế vừa thua lỗ nếu giá cổ phiếu giảm.
Trường hợp này, nhà đầu tư sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải chia cổ tức bằng tiền mặt thay vì trả bằng cổ phiếu. Như vậy, thị trường chứng khoán sẽ phải chi hàng tỷ USD trả cổ đông mỗi năm thay vì được tái đầu tư.
Với các doanh nghiệp đang khát vốn như hệ thống ngân hàng trong nước, việc phải hạn chế trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ tức bằng tiền có thể khiến các đơn vị gặp khó trong việc tăng vốn tự có để đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn. Ngoài ra, việc chia cổ tức bằng tiền mặt của các ngân hàng còn đang bị kiểm soát từ Ngân hàng Nhà nước.
"Đánh thuế vào hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng sẽ cản trở cơ chế huy động vốn hàng năm và thường xuyên của doanh nghiệp. Hệ thống ngân hàng nội địa sẽ gặp khó khăn khi đang cần giữ lại nhiều lợi nhuận để xử lý nợ xấu, đồng thời có thể khiến ngân hàng gặp khó với bài toán giảm lãi suất huy động và cho vay", đại diện các hiệp hội cho biết.
Cũng tại văn bản đề xuất lần này, các hiệp hội đầu tư tài chính, chứng khoán cho rằng cơ chế đánh thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam hiện còn rất đơn giản khi chưa có báo cáo thuế hàng năm đầy đủ cho từng cá nhân như các nước trong khu vực.
Tại các nước phát triển như Mỹ và các nước châu Âu, cơ quan quản lý tài khóa còn có chính sách miễn các loại thuế cổ tức cho người về hưu. Nguyên nhân vì dòng vốn vào thị trường chứng khoán là dòng vốn đầy rủi ro nên phải có chính sách khuyến khích dòng vốn nhàn rỗi chảy thị trường. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện chưa có chính sách nào ưu đãi cho bộ phận các nhà đầu tư này.
Ngoài ra, hiện có rất nhiều nhà đầu tư cá nhân trong nước coi đầu tư chứng khoán là nghề nghiệp chính và không làm công việc khác, tuy nhiên đối tượng này hiện không được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, không được khấu trừ thu nhập như đối tượng người lao động doanh nghiệp.
Thuế chồng thuế trên thị trường chứng khoán, khó thực thi Luật sư Lê Thành Vinh, Giám đốc Công ty Luật T&P cho rằng, nếu không có cơ chế phù hợp sẽ khó có thể triển khai quy định về thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phiếu thưởng, cổ phiếu nhận được từ các đợt chi trả cổ tức. Ông có quan điểm như thế nào về thuế thu nhập cá...