Quy định mới, vay ngoại tệ theo ba khung thời gian
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư quy định cho vay bằng ngoại tệ.
Theo Dự thảo mới, việc cho vay ngoại tệ với được chia thành 3 giai đoạn. (Hình minh họa)
Theo quy định hiện hành, các tổ chức tín dụng (TCTD) được xem xét cho vay bằng ngoại tệ đối với nhu cầu thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nếu khách hàng có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất kinh doanh để trả nợ vay.
Tuy nhiên, theo Dự thảo mới, việc cho vay ngoại tệ với cùng nội dung trên nhưng được chia thành 3 giai đoạn thực hiện gồm: Đến hết ngày 31/3/2019, đến hết ngày 30/9/2019 và thực hiện không giới hạn thời hạn đối với cho vay ngắn hạn. Theo NHNN, quy định này nhằm thực hiện lộ trình kiểm soát cho vay ngoại tệ theo hướng thu hẹp các nhu cầu vay vốn. Bởi qua theo dõi số liệu tín dụng ngoại tệ những tháng đầu năm 2018, tín dụng ngắn hạn ngoại tệ liên tục tăng và cao hơn cùng kỳ các năm gần đây chủ yếu do tỷ giá ổn định dẫn đến việc vay ngoại tệ ngắn hạn có lợi do lãi suất vay ngoại tệ (chủ yếu USD) thấp hơn tương đối so với lãi suất vay VND.
Ngoài ra, Dự thảo đã dỡ bỏ quy định về giới hạn thời gian đối với nhu cầu vốn vay ngoại tệ để thanh toán chi phí trong nước thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp tiết giảm chi phí vay vốn, hỗ trợ tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại quốc tế. NHNN khẳng định, chính sách này không đi ngược chủ trương hạn chế đô-la hóa của Chính phủ do ngoại tệ không được đưa ra lưu thông mà quay trở lại ngay hệ thống ngân hàng.
C.Sơn
Video đang HOT
Theo baogiaothong.vn
Ngân hàng đồng loạt siết tín dụng bất động sản
Cạn room tín dụng và trước yêu cầu của cơ quan quản lý về việc siết tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, nhiều ngân hàng đã buộc phải thắt chặt các khoản vay chứng khoán, bất động sản bằng cách thẩm định chặt chẽ hơn, nâng lãi suất vay các lĩnh vực này.
Tăng lãi suất, thẩm định kỹ khoản vay
Chị Nguyễn Thị Hường (Đống Đa, Hà Nội) đang vay 700 triệu tại một ngân hàng để mua nhà với lãi suất ưu đãi 1 năm đầu là 9,5%. Sau 1 năm, lãi suất được tính bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ 3,5%, tức là chị phải trả mức lãi suất 9,8%/năm.
Tuy nhiên, từ đầu tháng 10, chị được ngân hàng thông báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng tăng thêm 0,3%, nâng lãi suất mà chị phải trả lên mức 10,1%/năm.
Tương tự, anh Đặng Ngọc Đức (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết đang tìm hiểu một khoản vay để mua nhà vào cuối năm nay. Phía ngân hàng cho biết vì khoản vay của anh trên 1 tỷ đồng nên nếu anh vay cố định trong vòng 24 tháng thì lãi suất là 11%/năm. Trong khi nếu vay quá thời gian này anh sẽ phải trả lãi suất 12%.
Theo khảo sát của Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC) cách đây ít lâu, nhiều ngân hàng thương mại đã nâng lãi suất cho vay mua nhà trong những tháng gần đây thêm 1 - 2% lên mưc 11 - 12%. Trong khi đó, lãi suất cho vay các chủ đầu tư lớn của các ngân hàng cũng tăng khoảng 0,5% lên 10 - 11%/năm.
Lý giải xu hướng tăng lãi suất lĩnh vực bất động sản, các chuyên gia cho rằng chủ yếu do nhiều ngân hàng sắp hết hạn mức tín dụng nên buộc phải siết lại các khoản vay như vay nhiều rủi ro bất động sản, chứng khoán, mua ô tô...
Cùng với đó là lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn từ mức 45% xuống 40% chỉ còn vài tháng, trong khi Ngân hàng Nhà nước nhiều lần yêu cầu siết tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro cũng khiến các khoản vay bất động sản gặp khó hơn.
"Ngân hàng chúng tôi vừa tăng lãi suất các khoản vay mới có giá trị trên 2 tỷ từ 11,5% lên 12,5%. Ngoài việc tăng lãi suất thì ngân hàng cũng phải sàng lọc kỹ hơn các khoản vay bất động sản giá trị cao để hạn chế tình trạng người vay vay để đầu cơ nhà đất" - Trưởng khối Khách hàng cá nhân một ngân hàng cho hay.
Tạo áp lực tích cực cho thị trường
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng với kinh doanh bất động sản đến cuối tháng 8/2018 tăng 5,2% so với đầu năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung toàn ngành, tín dụng BĐS chiếm tỷ trọng khoảng 7,4%. Trong khi cùng kỳ năm 2017 tín dụng bất động sản tăng 9,79% và chiếm tỷ trọng khoảng 6,7%.
Các khoản vay liên quan bất động sản đang bị siết chặt hơn
Theo Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, cơ quan này đã thực hiện rất nhất quán và kiên định việc kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, thông qua ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như tăng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản, kiểm soát chặt chẽ dư nợ và tập trung thanh tra cảnh báo các TCTD tiềm ẩn rủi ro.
Theo lý giải của lãnh đạo NHNN, việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ngân hàng do các quy định pháp luật hiện hành đối với lĩnh vực này còn nhiều bất cập, đặc biệt là các quy định điều chỉnh đối với một số loại hình bất động sản mới.
Việc định giá tài sản đảm bảo là BĐS gặp khó khăn do đây là tài sản đặc biệt, có lợi nhuận kỳ vọng cao, có nhiều hoạt động đầu cơ, thao túng giá thị trường nên dẫn đến giá cả không phản ánh đúng giá trị tài sản; sự chênh lệch về kỳ hạn và lãi suất giữa nguồn vốn huy động và cho vay; hệ thống thông tin chính thức về thị trường bất động sản còn hạn chế dẫn đến các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong dự báo nguồn cung, trong đánh giá sự phù hợp về giá, phân khúc khách hàng...
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng cho rằng, lộ trình giảm dần sự phụ thuộc của thị trường bất động sản vào nguồn tín dụng ngân hàng là phù hợp với phương thức hoạt động của thị trường bất động sản. "Như tại các nước có nền kinh tế phát triển minh bạch, lành mạnh thì các Quỹ đầu tư bất động sản, Quỹ tín thác bất động sản, thị trường chứng khoán là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho thị trường bất động sản" - ông Châu cho biết.
Vì vậy, theo ông Châu, điều này đã tạo áp lực có tính tích cực, lành mạnh, buộc các doanh nghiệp bất động sản phải tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung khác.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng dù việc các ngân hàng siết tín dụng bất động sản thời gian gần đây phần nào gây khó khăn cho người có nhu cầu mua nhà để ở, tuy nhiên cũng mang lại những hiệu ứng tích cực, như tạo sức ép buộc các chủ đầu tư phải tính toán lại phương án đầu tư, tập trung vào các phân khúc thanh khoản cao.
Theo anninhthudo.vn
Không buông bỏ tỷ giá Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang áp dụng những bước đi uyển chuyển, linh hoạt hơn trong điều hành tỷ giá, lãi suất và thể hiện quyền chủ động rõ nét vai trò người kiểm soát thị trường. Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng những bước đi uyển chuyển, linh hoạt hơn trong điều hành tỷ giá. Ảnh: THÀNH HOA Theo báo...