Quy định mới có khiến giáo viên bất lực khi dạy học sinh cá biệt?
Hiện nay, ngành giáo dục và cả giáo viên vẫn đang “lúng túng” trong việc xử lý học sinh vi phạm, đặc biệt là vi phạm nghiêm trọng.
Gần đây, tranh luận rất nhiều về các quy định mới của ngành giáo dục như giáo viên không được phê bình học sinh trước lớp, trước trường hay việc cho phép học sinh được sử dụng điện thoại di động vào mục đích học tập nếu được giáo viên cho phép.
Đây là hai vấn đề tranh cãi gay gắt nhất, trái chiều nhất. Tuy nhiên, theo tôi những lợi ích thì chưa thấy nhưng những hệ lụy thì rất rõ ràng.
Theo quan điểm cá nhân tôi, hiện nay đang trong giai đoạn cần chấn chỉnh nề nếp, dạy thật học thật, khi mà nhiều vụ bạo lực học đường gia tăng thì việc ban hành các quy định trên hiện nay, sẽ khiến việc giáo dục học sinh cá biệt, giáo dục học sinh nói chung, tinh thần tôn sư trọng đạo có phần khó giáo dục hơn. Có thể thay bằng các biện pháp khác nhân văn hơn cho cả thầy và trò.
Giáo viên còn quyền gì xử lý học sinh vi phạm kỷ luật?
Mới đây nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo (lần 2) Thông tư Quy định về khen thưởng và kỉ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông thay thế Thông tư 08/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa chụp từ màn hình phóng sự của VTV.
Thì tại dự thảo mới chỉ còn 3 hình thức kỷ luật gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng với học sinh vi phạm.
Bên cạnh đó, tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2020 thì không được xử lý kỷ luật học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường.
Cụ thể, căn cứ vào khoản 2 Điều 38 Thông tư số 32, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm;
Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm;
Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Với những quy định mới này, thì thực tế giáo viên trực tiếp đứng lớp thì không còn quyền gì để xử lý học sinh, chỉ được nhắc nhở mà nhắc nhở chung, chứ nhắc nhở tên trước lớp không khéo lại vi phạm quy định không được phê bình học sinh trước lớp.
Giáo viên đã trực tiếp đứng lớp sẽ thấy nỗi khổ của giáo viên, áp lực những chỉ tiêu “ảo” về học sinh lên lớp, xử lý học sinh nhất là học sinh cá biệt hiện nay có rất nhiều trong trường.
Hiện nay ngành giáo dục và cả giáo viên vẫn đang “lúng túng” trong việc xử lý học sinh vi phạm, đặc biệt là vi phạm nghiêm trọng.
Video đang HOT
Nên nếu không có biện pháp xử lý phù hợp thì môi trường giáo dục sẽ trở nên bạo lực hơn, học sinh sẽ có nhiều học sinh vi phạm hơn, cá biệt hơn.
Với những quy định trên, thì hiện nay hầu như đã không còn “quyền” để xử lý học sinh cá biệt hay các học sinh khác.
Cả lãnh đạo nhà trường và hội đồng sư phạm hiện nay đều rất khó trong xử lý, hay nói cách khác là đang “bất lực” trong việc xử lý và tìm ra cách xử lý các học sinh vi phạm.
Nếu bây giờ khi dạy một học sinh cứ liên tục vi phạm nhiều nội quy như không học bài, không làm bài, đi trễ, trốn tiết,… thậm chí xúc phạm nhân phẩm, thân thể học sinh và cả giáo viên thì ngoài việc liên hệ gia đình thì giáo viên còn lấy “quyền” gì để xử lý học sinh.
Những chuyện “tày đình” như học sinh xúc phạm nhân phẩm, thân thể giáo viên xuất hiện trong thời gian gần đây, do giáo viên lúng túng trong cách xử lý, nay cộng thêm quy định trên thì rõ ràng có thể sẽ có rất nhiều trường hợp giáo viên “bất lực” với học sinh cá biệt, dạy học theo kiểu “sống chết mặc bây”.
Một thực tế nếu học sinh biết vâng lời giáo viên, biết “sợ” giáo viên thì không chỉ em đó học tốt mà cả lớp cũng học tốt, mà “sợ” là do nội quy tốt.
Nội quy bao gồm khen thưởng và kỷ luật, khi mà chúng ta không có kỷ luật, không có cả kỷ luật tích cực thì lấy gì để giáo dục học sinh. Rõ ràng lợi bất cập hại.
Học sinh phổ thông sử dụng điện thoại, đa số có “hại”
Hiện nay, với quy định chỉ có giáo viên bộ môn mới có quyền không cho hay cho học sinh sử dụng điện thoại vì mục đích học tập.
Do đó, trường học sẽ không còn cấm học sinh đem điện thoại vào trường, được sử dụng điện thoại trong trường, sau đó khi vào lớp thì giáo viên bộ môn mới yêu cầu học sinh không được sử dụng điện thoại hoặc cho sử dụng vì mục đích học tập.
Khi đó, giáo viên cấm học sinh tuy nhiên sẽ không quản lý được, học sinh sẽ sử dụng “lén lút” truy cập mạng, nhắn tin, quay phim, chụp hình,… không tập trung học, giáo viên sẽ rất khó quản lý, thậm chí gây nhiều hệ lụy khôn lường.
Ngay cả khi giáo viên cho phép học sinh sử dụng vì mục đích học tập nhưng học sinh làm việc khác, giáo viên cũng không thể quản lý nổi.
Việc ban hành quy định cho học sinh sử dụng điện thoại truy cập tài liệu học tập, tham khảo tuy có ý tốt tuy nhiên không thể thực hiện được vì lứa tuổi học sinh cấp 2, 3 rất hiếu động, khi có điện thoại sẽ không tập trung vào bài học mà chỉ tập trung vào những việc khác, giáo viên không sử dụng điện thoại sẽ rất “loạn”, vả lại nếu cho truy cấp thì cả lớp 40 – 50 học sinh, mỗi học sinh phải có một điện thoại di động.
Việc này, nên có thể cho thử nghiệm ở một vài trường chuyên, lớp chọn đánh giá hiệu quả rồi mới triển khai sẽ được đồng thuận hơn.
Hiện nay, tôi tin rằng rất ít giáo viên nào có thể điều khiển được cho học sinh sử dụng điện thoại để dạy học. Nếu chỉ có thì thông qua tiết tin học phần internet hoặc hoạt động ngoài giờ, trải nghiệm.
Tại cơ quan tôi khi làm một khảo sát thì cả 100% đều đồng ý với quy định không cho học sinh sử dụng điện thoại vì “hại” nhiều hơn lợi. Thậm chí tập thể sư phạm còn làm đơn kiến nghị tập thể lên hiệu trưởng, không cho học sinh sử dụng điện thoại.
Muốn tham khảo tài liệu, ngữ liệu học tập thì học sinh có thể sử dụng trong giờ khác, còn trong giờ học là điều không thể, rất khó quản lý vả lại thời gian 1 tiết học cũng không cho phép.
Có một thực tế rằng trong các phiên họp hội đồng, các buổi tập huấn ngay cả việc giáo viên sử dụng điện thoại để truy cập mạng xã hội, nhắn tin, xem video,… còn khó quản lý chứ đừng nói gì đến học sinh.
Rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu và có các văn bản phù hợp để khi thực thi, giáo viên không bị bỏ rơi, giáo viên không phải chịu thiệt thòi, áp lực khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục. Đừng để môi trường giáo dục méo mó, thầy không ra thầy, trò không ra trò.
Thầy cô phải làm sao nếu gặp học sinh cá biệt, thách thức?
Chẳng thầy cô giáo nào muốn phê bình, quở trách học trò làm gì nhưng một bộ phận học trò bây giờ không đơn giản chỉ nhắc nhở, động viên mà các em nghe lời...
Bắt đầu từ ngày 1/11/2020 này, khi mà Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thì giáo viên không còn được phê bình học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trước lớp, trước trường khi học sinh vi phạm khuyết điểm.
Tuy nhiên, đây quả là một vấn đề nan giải cho những thầy cô đứng lớp và ngay cả với những thầy cô làm công tác quản lý nhà trường vì nếu không phê bình thì khi học sinh vi phạm khuyết điểm thầy cô giải quyết ra sao?
Chẳng lẽ giáo viên phải yên lặng trước những sai trái của học trò rồi đến cuối buổi học gặp riêng nhắc nhở hoặc điện thoại về cho phụ huynh thông báo sự việc để phối hợp giúp đỡ học trò khắc phục?
Trong khi, một số học trò ngày nay thường hiếu động, nghịch ngợm, quậy phá và thậm chí không thực hiện nhiệm vụ học tập khi thầy cô giao việc.
Thầy cô đều mong học trò của mình trưởng thành (Ảnh minh họa: TTXVN)
Liệu giáo viên có bất lực khi đứng lớp?
Nếu như trước đây học sinh thường rất sợ thầy cô giáo nên học sinh không dám quậy phá và lo lắng học hành. Mỗi khi thầy cô chỉ cần dọa ghi tên vào sổ đầu bài hoặc cho lên gặp Ban giám hiệu là học sinh đã phải thay đổi.
Mỗi lần học sinh lên bảng làm bài tập không được, hay bị thầy cô gọi lên trả bài mà không thuộc xem như là một việc rất xấu hổ trước bạn bè cho nhiều ngày sau nữa. Vì thế, học sinh có nền nếp và lo lắng chuyện học hành hàng ngày của mình.
Bây giờ, vẫn rất nhiều em ngoan hiền, ý thức tốt trong việc học tập của mình nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều em xao nhãng chuyện học hành, có thái độ không phù hợp với thầy cô giáo.
Khi được thầy cô gọi làm bài tập, trả bài không được vẫn vô tư cười nói, nhiều em còn không lên bảng và có thái độ thách thức là thầy cô thích cho bao nhiêu điểm thì cho.
Có những em ngồi trong lớp không chú ý học bài, thường xuyên nói chuyện, chọc ghẹo bạn trong lớp mỗi khi thầy cô quay lên viết bảng.
Nhưng rồi thầy cô cũng phải làm lờ đi. Bởi, nếu không kiềm chế được cảm xúc thì dù chỉ đánh nhẹ học sinh một cái vào tay, mắng học trò vài câu vô thưởng vô phạt mà học trò nói với phụ huynh thì thầy cô lãnh đủ.
Giáo viên phải làm bản tường trình, phải xin lỗi phụ huynh, học sinh, nhà trường và đương nhiên khi xếp loại viên chức, thi đua cuối năm sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí còn bị kỷ luật như chơi.
Vì thế, một số thầy cô co về thế phòng thủ để khỏi liên lụy dù biết rằng như vậy sẽ cắn rứt lương tâm, có lỗi với những em học trò siêng năng và có ý thức học tập tốt.
Nhưng, với áp lực dư luận như hiện nay thì nhiều thầy cô phải lựa chọn sự yên ổn, không ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của mình.
Hàng loạt thầy cô bị đuổi việc, đình chỉ dạy, phạt tiền, bị kỷ luật trong những năm qua khi thiếu kiềm chế trong giảng dạy đủ cho nhiều giáo viên khác phải co mình lại trước sai trái của học trò.
Bây giờ, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ra đời và có hiệu lực thì giáo viên còn không được phê bình học trò vi phạm khuyết điểm trước lớp, trước trường...
Theo hướng dẫn của Thông tư này thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật như nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn, hay thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
Vẫn biết, những nội dung mới này cho dù nhân văn nhưng nó sẽ phát huy mặt trái vốn dĩ đã phát sinh từ lâu nay, đó là tình trạng học sinh không còn sợ thầy cô, không còn sợ kỷ luật, không còn sợ bị đuổi học nữa.
Một khi học sinh được "kỷ luật tích cực" thì tương lai sẽ có nhiều hạn chế đi kèm. Bởi, sai trái nào của học sinh cũng được bỏ qua, cũng được chiếu cố...khi hình thức đuổi học học sinh 1 tuần, 1 năm giờ đây cũng không còn nữa.
Hướng dẫn nghe rất hay nhưng thực tế không hề dễ dàng như vậy
Theo quy định hiện hành thì cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có 45 học trò/ 1 lớp- chừng ấy học trò, chừng ấy tính cách không phải lúc nào học trò cũng ngồi yên lặng nghe thầy cô giảng dạy, nhất là những tiết cuối, những tiết mà lâu nay học sinh xem là môn...phụ.
Nhưng, nếu các em nói chuyện, các em dùng điện thoại trong lớp khi thầy cô không cho phép, các em quay cóp trong giờ kiểm tra, thậm chí đánh nhau thì giáo viên cũng không có quyền gì hết.
Phê bình, lớn tiếng trước lớp về những vi phạm của học trò đương nhiên là thầy cô vi phạm quy định của Thông tư 32.
Trong khi, cấp trung học cơ sở có nhiều học sinh rất khó uốn nắn vì lứa tuổi các em đang phát triển về mọi mặt nên nhiều em ương ngạnh và chưa ý thức tốt trong học tập.
Việc cấm giáo viên phê bình học sinh trước lớp, trước trường rõ ràng nó không thực tế với tất cả các lớp, các nhà trường, không phải là phương pháp giáo dục tích cực.
Phê bình nhưng không xúc phạm, phê bình để học sinh nhìn thấy cái sai, cái hạn chế của mình để tiến bộ mới là điều tích cực mà giáo dục cần hướng tới.
Phê bình em này để em khác thấy mà tự sửa mình, tự răn mình còn nếu không được phê bình sẽ đồng nghĩa với việc giáo viên im lặng, buông bỏ tất cả, lớp học sẽ không còn nền nếp, trật tự. Một em hư, quậy phá sẽ kéo theo nhiều em hư theo, hệ lụy sẽ rất lớn về sau.
Vậy nhưng, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 và từ nay nếu giáo viên phê bình học sinh trước lớp, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phê bình học trò trước toàn trường thì đều vi phạm Thông tư này.
Nói thì đơn giản vô cùng nhưng vào lớp mà học sinh mất trật tự, giao nhiệm vụ học tập mà học sinh không thực hiện chẳng lẽ giáo viên...vẫn cười, vẫn vui vẻ?
Chẳng thầy cô giáo nào muốn phê bình, quở trách học trò làm gì cho mệt thân nhưng một bộ phận học trò bây giờ không đơn giản chỉ nhắc nhở, động viên mà các em nghe lời...
Nhưng bây giờ, giáo viên lấy quyền gì để phê bình học trò trước lớp, trước trường?
Từ 1/11, giáo viên không được phê bình học sinh trước trường, lớp Nhiều chính sách mới liên quan đến học sinh, giáo viên có hiệu lực từ 1/1/2020. Từ ngày 1/11/2020, khi Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, giáo viên không còn được phê bình học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trước lớp, trước trường khi học sinh vi phạm khuyết điểm. Nếu như trước đây, học sinh vi phạm khuyết...
![Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/tranh-cai-clip-2-nhan-vien-moi-truong-vao-tan-nha-xin-tien-li-xi-dau-nam-thai-do-gia-chu-gay-xon-xao-600x432-7e7-7371012-250x180.webp)
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
![Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nguoi-me-run-ray-gao-thet-khi-thay-con-sot-cao-co-giat-vi-cum-a-loi-canh-bao-suc-khoe-truoc-tinh-hinh-dich-cum-600x432-834-7373643-250x180.webp)
![Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/clip-em-be-that-than-khi-nop-tien-li-xi-cho-me-khien-dan-mang-cuoi-lan-600x432-b13-7371080-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/clip-kinh-hoang-khoanh-khac-chiec-xe-khach-lat-do-tren-duong-vao-nua-dem-khien-29-nguoi-thuong-vong-tai-phu-yen-600x432-e02-7374187-250x180.webp)
![Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/cau-be-vung-vang-che-it-the-va-dap-bao-li-xi-xuong-ghe-khi-duoc-mung-tuoi-600x432-ad7-7370308-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/thay-con-dau-di-lam-xa-vua-ve-den-cong-me-chong-co-phan-ung-khien-ai-cung-dung-hinh-600x432-676-7371048-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/con-nhieu-ban-khoan-ve-chung-nhan-gioi-cap-tinh-voi-hoc-sinh-diem-ielts-cao-600x432-bb0-6803561-250x180.jpg)
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
![Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/viec-thuc-hien-chuong-trinh-sgk-moi-con-nhieu-kho-khan-600x432-686-6803556-250x180.jpg)
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
![Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cap-phep-to-chuc-thi-chung-chi-hsk-tro-lai-600x432-e36-6803554-250x180.jpg)
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
![Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/banner-tim-hieu-ngay-2212-cua-truong-dh-ton-duc-thang-in-hinh-linh-my-600x432-bbd-6804303-250x180.jpg)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
![Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tinh-cho-hoc-sinh-nghi-tet-hon-10-ngay-ha-noi-ly-giai-nghi-8-ngay-600x432-b6c-6804285-250x180.jpg)
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
![Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dh-kien-giang-du-kien-tuyen-hon-1600-chi-tieu-nam-2023-600x432-e37-6803549-250x180.jpg)
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
![Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-hong-duc-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-600x432-985-6803543-250x180.jpg)
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
![Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/hoc-sinh-ha-giang-nghi-tet-quy-mao-12-ngay-tu-27-thang-chap-600x432-629-6803539-250x180.jpg)
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
![Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tiet-day-sang-tao-tai-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-ha-noi-600x432-2e7-6803536-250x180.jpg)
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
![Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2023-600x432-5f5-6803531-250x180.jpg)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
![Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/tuyen-sinh-2023-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-600x432-39a-6803524-250x180.jpg)
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
![Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/can-can-trong-lua-chon-nhan-su-ra-de-thi-600x432-f6f-6803520-250x180.jpg)
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm
![Phim Việt chiếm top 1 phòng vé bị chê khắp MXH, netizen than trời "làm sao để lấy lại tiền vé?"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/phim-viet-chiem-top-1-phong-ve-bi-che-khap-mxh-netizen-than-troi-lam-sao-de-lay-lai-tien-ve-600x432-9a2-7374330-250x180.webp)
Phim Việt chiếm top 1 phòng vé bị chê khắp MXH, netizen than trời "làm sao để lấy lại tiền vé?"
Hậu trường phim
16:20:48 08/02/2025![Tỷ phú Musk thúc giục Mỹ đầu tư vào UAV và AI để giành lợi thế trong chiến tranh](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ty-phu-musk-thuc-giuc-my-dau-tu-vao-uav-va-ai-de-gianh-loi-the-trong-chien-tranh-600x432-677-7374323-250x180.webp)
Tỷ phú Musk thúc giục Mỹ đầu tư vào UAV và AI để giành lợi thế trong chiến tranh
Thế giới
16:08:33 08/02/2025![Top 4 cung hoàng đạo có đường tài lộc hanh thông nhất nửa cuối tháng 2/2025](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tuan-moi-bung-no-tai-loc-4-con-giap-dem-tien-moi-tay-nho-van-may-hiem-co-600x432-860-7374310-250x180.webp)
Top 4 cung hoàng đạo có đường tài lộc hanh thông nhất nửa cuối tháng 2/2025
Trắc nghiệm
15:59:33 08/02/2025![Hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện của nhóm nam triệu bản dấy lên lo ngại](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/hinh-anh-mot-nguoi-bi-khieng-khoi-su-kien-cua-nhom-nam-trieu-ban-day-len-lo-ngai-600x432-edf-7374312-250x180.webp)
Hình ảnh một người bị khiêng khỏi sự kiện của nhóm nam triệu bản dấy lên lo ngại
Nhạc quốc tế
15:55:51 08/02/2025![Nóng: 700 ngàn người dậy sóng trước clip Taylor Swift - Miley Cyrus công khai cạch mặt nhau tại Grammy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/moi-quan-he-giua-taylor-swift-va-miley-cyrus-bong-tro-thanh-chu-de-nong-tren-mang-xa-hoi-moi-dayle-trao-giai-grammy-2025-da-ket-600x432-51c-7374309-250x180.webp)
Nóng: 700 ngàn người dậy sóng trước clip Taylor Swift - Miley Cyrus công khai cạch mặt nhau tại Grammy
Sao âu mỹ
15:52:11 08/02/2025![Hành khách trong vụ tai nạn ở Phú Yên: Đi Đà Lạt chụp ảnh cưới thì bị nạn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/hanh-khach-trong-vu-tai-nan-o-phu-yen-di-da-lat-chup-anh-cuoi-thi-bi-nan-600x432-c59-7374300-250x180.webp)
Hành khách trong vụ tai nạn ở Phú Yên: Đi Đà Lạt chụp ảnh cưới thì bị nạn
Tin nổi bật
15:27:26 08/02/2025![Lừa giải hạn, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/lua-giai-han-chiem-doat-hon-1-ty-dong-600x432-6c2-7374297-250x180.webp)
Lừa giải hạn, chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng
Pháp luật
15:24:08 08/02/2025![Cụ bà 100 tuổi không chịu nghỉ hưu vẫn vui vẻ đi làm nhờ bí quyết có "1-0-2"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/cu-ba-100-tuoi-khong-chiu-nghi-huu-van-vui-ve-di-lam-nho-bi-quyet-co-1-0-2-600x432-59b-7374281-250x180.webp)
Cụ bà 100 tuổi không chịu nghỉ hưu vẫn vui vẻ đi làm nhờ bí quyết có "1-0-2"
Netizen
15:07:18 08/02/2025![Sự thật đằng sau drama cướp hit hot nhất đầu năm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/su-that-dang-sau-drama-cuop-hit-hot-nhat-dau-nam-600x432-831-7374255-250x180.webp)
Sự thật đằng sau drama cướp hit hot nhất đầu năm
Nhạc việt
14:23:39 08/02/2025![Anh Trai vướng nghi ngờ học vấn nóng nhất hiện nay bị khui clip từ 7 năm trước, phơi bày luôn tính cách thật](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/anh-trai-vuong-nghi-ngo-hoc-van-nong-nhat-hien-nay-bi-khui-clip-tu-7-nam-truoc-phoi-bay-luon-tinh-cach-that-600x432-7c7-7374248-250x180.webp)
Anh Trai vướng nghi ngờ học vấn nóng nhất hiện nay bị khui clip từ 7 năm trước, phơi bày luôn tính cách thật
Sao việt
14:15:46 08/02/2025![Nhà mình lạ lắm - Tập 16: Thành giết Huân và Báo để bịt đầu mối](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nha-minh-la-lam-tap-16-thanh-giet-huan-va-bao-de-bit-dau-moi-600x432-292-7374235-250x180.webp)