Quy định không bắt buộc sinh viên mặc đồng phục: Trường chấp hành, trường không
Đầu năm học 2013 – 2014, Bộ GD-ĐT có văn bản yêu cầu các trường ĐH, CĐ và TCCN không được bắt buộc sinh viên, học sinh mặc đồng phục khi đến trường. Tuy nhiên, đến nay các trường thực hiện quy định này khác nhau.
Sinh viên Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM mặc đồng phục của trường chiều 4.10 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Phớt lờ quy định
Trong Cẩm nang sinh viên ĐH và CĐ chính quy năm học 2012 – 2013 của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, sinh viên (SV) phải mặc đồng phục vào hai ngày trong tuần. Ngày thứ hai, nữ mặc áo dài, nam mặc áo sơ mi trắng dài tay và quần sẫm màu. Thứ sáu, SV phải mặc áo sơ mi vàng tay lửng, nữ mặc váy màu đen và nam mặc quần sẫm màu. Đồng thời, trường quy định SV không được mặc áo thun không cổ, không đi dép lê khi đi học và ra vào trường, cấm SV mặc đồng phục thể dục vào trong lớp học… Nhiều SV bất bình trước một số điều vô lý trong quy định về đồng phục của trường. Báo Thanh Niên cũng đã phản ảnh vấn đề này trong loạt bài Biến tướng đồng phục đăng vào ngày 3.9. Ngày 6.9, Bộ GD-ĐT đã ban hành văn bản chỉ đạo các trường không được bắt buộc SV mặc đồng phục khi đến trường. Cũng theo văn bản này, các trường có thể ban hành quy định cụ thể về trang phục SV nhằm đảm bảo sự nghiêm túc của môi trường giáo dục nhưng không gò bó, gây khó khăn cho SV.
Tuy nhiên, phớt lờ quy định trên, ngày 12.9 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM vẫn ra thông báo sẽ tiếp tục duy trì thực hiện quy định trang phục của SV chính quy. Thông báo này ghi rõ: “Nhà trường đề nghị tất cả SV hệ chính quy nghiêm túc thực hiện quy định về trang phục SV; mặc đồng phục vào thứ hai và thứ sáu”. Những quy định của trường hầu như không thay đổi sau khi đã có văn bản chỉ đạo của Bộ.
Điều chỉnh nội quy
Ngược lại, nhiều trường nhanh chóng điều chỉnh lại nội quy trang phục SV.
Chẳng hạn, ngày 26.8, Khoa Giáo dục tiểu học Trường ĐH Sài Gòn đã ra thông báo yêu cầu SV của khoa phải mặc đồng phục tất cả các ngày trong tuần. Trong đó, SV từ năm nhất đến năm ba phải đăng ký tối thiểu hai áo sơ mi và một váy (với nữ). SV năm cuối phải đăng ký một áo sơ mi và một váy (nữ). Cũng trong thông báo của khoa, vì đồng phục mới chất lượng và mẫu mã tốt hơn nên khoa khuyến khích… SV mua nhiều hơn. Tuy nhiên, ngay sau khi Bộ có quy định mới đồng phục, trường đã ra thông báo mới không bắt buộc SV mặc đồng phục. Nói về văn bản này, thạc sĩ Hoàng Minh Tâm, Trưởng phòng Công tác học sinh, SV, cho biết: “Thực hiện đúng tinh thần của Bộ, trường không bắt buộc SV phải mua đồng phục (trừ đồng phục môn giáo dục thể chất). Tuy nhiên, tùy thuộc vào các khoa chuyên môn, nếu có sự thỏa thuận giữa khoa và SV thì sẽ được tiến hành”.
Theo quy định trước đây, SV Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM phải mặc đồng phục trong cả giờ học lý thuyết, ở phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và khi học môn giáo dục thể chất. Với các môn học lý thuyết trên giảng đường, SV phải mặc áo sơ mi trắng ngắn tay có in logo của trường. Đến nay, theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó trưởng phòng Đào tạo nhà trường, thực hiện đúng quy định của Bộ, trường chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc SV phải mua đồng phục môn lý thuyết, miễn sao trang phục lịch sự và đàng hoàng. Tuy nhiên, SV vẫn phải tuân thủ quy định đồng phục thể dục, trang phục và bảo hộ lao động trong giờ thực hành và thí nghiệm.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng Công tác học sinh, SV Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng thông tin: “Trường chỉ quy định đồng phục cho một số khoa trong giờ thực hành tại xưởng nhằm đảm bảo an toàn. Với các giờ học lý thuyết, SV được mặc trang phục tự do nhưng phải đảm bảo môi trường sư phạm”.
Theo TNO
Chú lính chì' Thiện Nhân háo hức được đi học
Từ hôm khai giảng, sáng nào Thiện Nhân cũng dậy sớm, háo hức mặc đồng phục áo trắng quần short. Trong lớp 1E, Nhân được giao làm tổ trưởng, quán xuyến các bạn ăn không làm vương vãi cơm và ngủ trưa đúng giờ.
Vài ngày sau khai giảng, Thiện Nhân bắt đầu quen với thời gian biểu ở trường. Tan học, Nhân cùng anh Minh bé hẹn nhau ở bục chào cờ ngoài sân trường để khỏi lạc. Trong lúc đợi mẹ Mai Anh đến đón, cậu em út chạy nhảy, nô đùa cùng bạn bè. Thấy mẹ đứng ngoài cổng, Nhân chống nạng và lò cò thật nhanh ra chỗ mẹ.
Cậu bé hiếu động nên chị Mai Anh luôn phải để mắt, nhắc nhở khi dắt con qua đường. Trên đường đi, Nhân thường kể cho mẹ nghe câu chuyện học hành ở lớp, cả những người bạn cậu mới quen hay có... "cảm tình đặc biệt".
Mẹ Mai Anh cho biết, cậu bé thường tâm sự chuyện trường lớp lúc được mẹ đón. Ngày đầu đi học, Nhân bị các bạn trêu là "một chân". Về nhà, cậu thắc mắc và được bà giảng giải rồi khuyên "phải học giỏi hơn bạn hai chân".
Nhân chở mẹ bằng xe đạp ngoài ngõ. Ảnh: Bình Minh.
Trong lớp 1E, Nhân được giao làm tổ trưởng quán xuyến các bạn ăn không làm vương vãi cơm và ngủ trưa đúng giờ. Nhân kể, bạn nữ ngồi cạnh viết chậm và bảo "cậu đợi tớ với". Giờ ăn trưa, Nhân định ăn ba bát cơm nhưng "con mới ăn đến bát thứ hai đã hết cơm".
Háo hức và lém lỉnh, Nhân vui vẻ chia sẻ về cậu bạn "khổng lồ" nhất lớp tên Minh và một bạn nam mà cậu gọi là "không khí". "Chúng cháu gọi bạn ấy là 'không khí' vì bạn ấy biết 'tàng hình'. Còn bạn Minh to lớn nhưng hay bị bắt nạt", dứt lời, chú lính chì khoái chí cười vang.
Do gặp khó khăn khi đứng vệ sinh nên Nhân được đi tiểu nhờ phòng vệ sinh của giáo viên. Để em tự đi vệ sinh được, hai người anh đã lôi cậu ra góc phòng hướng dẫn để mẹ không nghe thấy. Và "chuyện của những người đàn ông" luôn được 3 cậu bé "bàn bạc kín". Có lần, mẹ Mai Anh tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của "những người đàn ông" về "con chim xinh xinh" của Nhân khi cậu hỏi anh: "Anh Minh xem giúp em 'con chim xinh xinh' đã mọc thêm được tí nào chưa?".
Từ hôm khai giảng, sáng nào Nhân cũng háo hức để mặc đồng phục áo trắng quần short như hai anh. Nhà thơ Bùi Kim Anh, bà ngoại bé Nhân kể, hôm đầu tiên mặc đồng phục để duyệt khai giảng lại đúng ngày hẹn gặp bác sĩ của Nhân.
"Thằng bé khóc òa vì mong mãi ngày được diện đồng phục lại không được mặc. Bà và mẹ phải dỗ bây giờ con cần gặp bác sĩ để có một 'con chim xinh xinh' hoàn chỉnh trước đã", bà Kim Anh chia sẻ.
Nhân tâm sự thích nhất môn Toán và Mỹ thuật. Ảnh: Bình Minh.
Ở nhà, Nhân luôn thể hiện sự quan tâm, chu đáo tới từng thành viên trong gia đình. Chị Mai Anh cho biết, buổi sáng, Nhân dậy sớm hơn hai anh. Sau khi đánh răng, rửa mặt xong, cậu bé lấy sẵn kem đánh răng cho anh rồi lò cò lên phòng mẹ.
"Con bảo tranh thủ dậy sớm để được lên nằm với mẹ một lát trước khi đến lớp. Hôm nào thấy phòng chưa mở cửa, cậu bé đứng ngoài không dám vào vì sợ làm mất giấc ngủ của mẹ", chị tâm sự.
Nhân ngủ với tất cả mọi người trong nhà nhưng thường xuyên nhất là với anh Minh lớn. Hai anh em ngủ giường tầng nhưng lúc nào Nhân cũng xin leo lên tầng trên. Đến giờ học, chú lính chì ngồi ngay ngắn vào bàn cùng anh Minh bé. Trong khi anh làm bài tập về nhà, Nhân hì hụi "sáng tác nghệ thuật". Đặt thước kẻ lên giấy, "chú lính chì" say sưa tạo những hình khối yêu thích. Cậu bé tâm sự: "Cháu thích nhất môn Toán và Mỹ thuật".
Có lần, Nhân bật mí với bà rằng sau này sẽ làm báo giống mẹ Mai Anh. Bà lo Nhân đi lại khó khăn nên khuyên cháu nên làm công việc về máy tính ngồi một chỗ. Bà còn hứa sẽ mua ôtô để Nhân đi lại dễ dàng nhưng cậu bé trấn an lại: "Bà đừng lo, cháu sẽ đi làm và tự mua ôtô".
Yêu quý mẹ nên lúc nào Nhân cũng sợ mẹ "hết hơi". Mẹ mệt không nhắc nhở được những lúc Nhân nghịch ngợm nên hay dọa "mẹ hết hơi rồi không nói được nữa". Những lúc ấy, cậu lại lo lắng đến động viên mẹ và không dám nghịch nữa.
Trước khi tắm rửa để ăn tối, Nhân thường cùng anh dành thời gian cho những chú chuột hamster của mình. Ba anh em thích thú vuốt ve, ngắm nhìn và cho chuột ăn. Bình thường, mẹ Mai Anh giúp Nhân tắm nhưng "chú lính chì" thích được vùng vẫy cùng anh và luôn miệng hỏi "khi nào con được tắm một mình?".
Chú lính chì thích thú khoe bức vẽ với anh Minh bé. Ảnh: Bình Minh.
Nhớ lại những ngày phẫu thuật bên Italy hồi tháng 6, chị Mai Anh không khỏi xúc động khi nhắc tới con trai. Phẫu thuật xong, cậu bé đau đớn vì hết thuốc tê. Mỗi khi mở mắt tỉnh, Nhân lại tìm kiếm mẹ Mai Anh và yếu ớt dặn: "Sau này ai trêu con, mẹ mắng các bạn ấy nhé" hay "lớn lên con sẽ chăm sóc mẹ" rồi thiếp đi.
Chị Mai Anh cho hay, trong suốt thời gian phẫu thuật ở nước ngoài, Nhân luôn thể hiện sự can đảm và hiếm khi khóc. "Có đêm, đau quá, con chỉ rên rỉ rất nhỏ và không gọi mẹ. Nhân bảo 'vì con muốn mẹ được ngủ", chị xúc động kể.
Lúc mới phẫu thuật còn đau, Nhân được mẹ bế đi vệ sinh. Được mẹ ôm vào lòng, dù tư thế đó khiến cậu rất đau nhưng Nhân không dám nói vì thấy mẹ gầy yếu không thể bế mình kiểu khác được. Sau này mẹ Mai Anh mới biết điều đó khi Nhân tâm sự với một người thân khác khỏe mạnh hơn bế cậu.
Sau lần đi Italy, phần bụng của Nhân được đặt thêm ba túi nước. Trước khi có được "con chim xinh xinh", chú lính chì sẽ còn phải trải qua nhiều lần phẫu thuật nữa.
Khi biết đọc chữ, Nhân sẽ đọc những bài báo viết về mình. Chị Mai Anh cho hay, gia đình muốn để Nhân biết được sự thật một cách tự nhiên, không giấu giếm. Ai cũng muốn "chú lính chì" có tuổi thơ vui vẻ, hồn nhiên và nhận thấy mình không khác biệt so với những đứa trẻ khác.
Nhắc đến mẹ đẻ của Nhân, bà ngoại Kim Anh cho biết, gia đình không oán hận người phụ nữ ấy bởi có thể vì một lý do nào đó mới buộc phải bỏ con đi. Bà tâm sự, cùng là phụ nữ nên bà hiểu nỗi đau của người mẹ ấy. Giờ thì ở nơi nào đó, mẹ ruột của Nhân vẫn đang dõi theo tin tức của con và yên tâm rằng chú lính chì được lớn lên trong tình yêu thương, chăm sóc của gia đình chị Mai Anh cùng những người quan tâm, yêu mến em.
Theo VNE
Bộ GTVT không đề xuất "mặc đồng phục" cho taxi cả nước Ông Trần Ngọc Thành, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) khẳng định, thông tin một số báo đưa về việc Bộ GTVT đề xuất xe taxi phải sơn đồng nhất một màu trên cả nước là sai sự thật, gây hoang mang cho nhiều doanh nghiệp (DN) taxi. Theo Nghị định 91/2009/NĐ-CP sửa đổi được Bộ GTVT xây dựng và đang trình...