Quy định chứng chỉ kĩ năng nghề làm sao để các tiến sĩ tâm phục, khẩu phục
Các Bộ đã giao quyền tự chủ thì nên cho các trường quyền quyết định đến chất lượng giảng viên thay vì phải áp dụng các thủ tục kiểm tra mang tính máy móc.
Ngày 31/12/2020, Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Thanh tra thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ký văn bản thông báo kết quả kiểm tra các điều kiện đảm bảo tổ chức hoạt động đào tạo giáo dục nghề nghiệp tại Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ.
Đáng chú ý trong kết luận này tại thời điểm kiểm tra vào tháng 12/2020 thì vấn đề về đội ngũ cán bộ của trường này được cho là có “vấn đề”. Cụ thể, trường có 312 giảng viên (gồm 10 tiến sĩ, 266 thạc sĩ, 30 cử nhân và 6 cán bộ thỉnh giảng) thì có 306 giảng viên dù đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nhưng không giảng viên nào có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành.
Kết luận cũng đề nghị trường không bố trí giảng viên chưa đủ chuẩn giảng dạy, bổ sung giảng viên đạt chuẩn với một số ngành chưa đủ theo quy định. Đồng thời xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đối với 306 nhà giáo chưa đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề để đảm bảo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại thông tư 08/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Sau kết luận này của Vụ Pháp chế -Thanh tra, dư luận không chỉ dấy lên lo ngại về thực chất năng lực đào tạo bấy lâu nay của trường này là như thế nào mà còn có nhiều luồng ý kiến thắc mắc, liệu rằng nếu căn cứ vào những chứng chỉ bằng giấy ấy để đánh giá năng lực của những người đã từng đứng lớp dạy nghề liệu có quá khắt khe với những giảng viên có học vị là Tiến sĩ đang công tác tại trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ hay không.
Thạc sĩ Đậu Xuân Thoan – Phó viện trưởng Viện Khoa học phát triển tài sản trí tuệ. – Ảnh: Trung Dũng
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Đậu Xuân Thoan – Phó viện trưởng, Viện Khoa học phát triển tài sản trí tuệ (IPDI) cho rằng, khi đưa ra kết luận này cơ quan quản lý nên dùng những từ ngữ khéo léo hơn để không làm các giảng viên là Tiến sĩ, Thạc sĩ phải “chạnh lòng”, bởi trong số này không ít người trong số họ đã từng đứng trên giảng đường hàng chục năm, giờ chỉ vì một cái chứng chỉ kỹ năng mà bắt họ tạm thời nghỉ dạy là một điều chưa hợp lý.
Thạc sĩ Đậu Xuân Thoan nhấn mạnh thêm: “Thông thường, khi xem xét đến các điều kiện để các giảng viên buộc phải học thêm chứng chỉ kỹ năng nghề, ngoài việc căn cứ vào thâm niên mà những người này đã cống hiến ở trường thì cũng cần rạch ròi việc các giảng viên này trước đây từng tốt nghiệp ở trường nào ra. Nếu những trường hợp đã tốt nghiệp bằng đại học Sư phạm kỹ thuật trở lên hoặc có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ thì đương nhiên họ không cần phải đi học thêm mấy cái chứng chỉ ấy nữa.
Bên cạnh đó, có những giảng viên đã cống hiến gần vài chục năm trên giảng đường thì trong quá trình làm việc họ cũng có thể đúc kết thành những kinh nghiệm quý báu của bản thân để làm sao truyền thụ dễ hiểu nhất cho sinh viên. Điều này nó quan trọng hơn gấp nhiều lần cái chứng chỉ để chứng minh cho họ đạt tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn kia một cách máy móc mà thực chất năng lực, trình độ những người đó không tương xứng.
Video đang HOT
Từ đó có thể thấy rằng, những giảng viên đứng lớp lâu năm thì những kinh nghiệm được họ đúc rút thực tế, theo từng tình hình của bộ môn cũng như đặc thù của các sinh viên khác nhau, điều này rõ ràng là không trường lớp nào có thể đào tạo ra được.
Không những thế, những kết luận này cũng đang vô tình gây ra những phản ứng trái chiều, bởi trước đây khi các giảng viên này được nhận vào làm việc ở trường thì buộc phải có một Hội đồng thẩm định năng lực chuyên môn của họ. Giờ đây, khi kết luận rằng họ không đủ chuẩn giảng dạy vậy thì cần phải truy cứu trách nhiệm của Hội đồng thẩm định trước đây chứ không thể đánh thẳng lên các giảng viên này được.
Nếu thiếu hồ sơ, thủ tục gì thì cần bổ sung ngay từ ban đầu hoặc châm chước cho họ hoàn thiện các thủ tục pháp lý dần dần cùng với thời gian họ làm việc thì sẽ hợp lý hơn là đưa ra kết luận họ không đủ chuẩn và ngưng giảng dạy với những giảng viên này”.
Nêu lên góp ý về giải pháp để giải quyết căn cơ về vấn đề này, Thạc sĩ Đậu Xuân Thoan bày tỏ: “Giải pháp hợp lý trong thời điểm này theo tôi nghĩ đó là Hội đồng nhà trường cần ngồi lại để đánh giá và khảo sát lại quá trình dạy học của giảng viên, từ đó xem trên thực tế họ có tích lũy được kinh nghiệm như yêu cầu hay không hay là trước tới giờ chỉ là hời hợt.
Đồng thời, khảo sát các thế hệ sinh viên trước đây và hiện tại xem mức độ hào hứng và tiếp thu kiến thức của các bạn đó với từng giảng viên như thế nào. Từ những việc làm thực tế ấy rồi mới đưa ra những kết luận cụ thể thì mới khiến cho các giảng viên là Tiến sĩ, Thạc sĩ họ tâm phục, khẩu phục.
Những giảng viên đứng lớp dạy nghề lâu năm họ sẽ có kinh nghiệm giảng dạy thực tế để truyền thụ sao cho sinh viên dễ hiểu. Ảnh minh họa: Trung Dũng
Nếu như Hội đồng trường nắm bắt được những giảng viên ấy không đủ năng lực và kỹ năng giảng dạy thì trường có thể chấm dứt lao động với các giảng viên đó ngay lập tức. Còn các giảng viên ấy chỉ thiếu các chứng chỉ kỹ năng nhưng họ vẫn đảm bảo được việc truyền thụ tốt kiến thức cho sinh viên thì nhà trường cũng nên tạo điều kiện để họ có thể bổ sung các hồ sơ hành chính thay vì dùng đến biện pháp ngừng dạy.
Bên cạnh đó, các Bộ đã có chủ trương giao quyền tự chủ cho các trường thì nên cho trường có quyền quyết định đến chất lượng giảng viên thay vì phải áp dụng các thủ tục kiểm tra mang tính máy móc”.
Chúng tôi cũng đặt ra câu hỏi về việc, nếu kết luận về các giảng viên không đủ chuẩn giảng dạy này là đúng, vậy trước giờ khối lượng kiến thức họ truyền đạt cũng như năng lực đào tạo của Trường cao đẳng Kinh tế kỹ Thuật Cần Thơ với các sinh viên thực chất là như thế nào, Thạc sĩ Đậu Xuân Thoan cho biết:
“Như tôi đã nói ở trên, việc này nếu chỉ thông qua quá trình kiểm tra giấy tờ, hồ sơ hành chính mà kết luận họ không đủ chuẩn để giảng dạy là hơi vội vàng. Việc thiết thực nhất để có thể đánh giá đúng năng lực và kỹ năng thực sự của những giảng viên này vẫn là phía Hội đồng trường, nơi trực tiếp quản lý và theo sát họ qua nhiều năm công tác, giảng dạy.
Bởi, nếu kết luận họ không đủ chuẩn về kỹ năng nghề hay kỹ năng thực hành thì bao nhiêu thế hệ sinh viên đã tốt nghiệp ra trường dưới sự giáo dục của những giảng viên nêu trên đã lĩnh hội được những gì và hệ lụy của việc giáo dục từ những người không đạt chuẩn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của trường đó như thế nào”.
Đà Lạt: Cô giáo nổi nóng đánh học sinh bầm tím mông, nghiệp vụ sư phạm đâu?
Vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một học sinh lớp 2 bị đánh bầm tím phần mông. Hình ảnh trên được đăng kèm thông tin "tố" cô giáo đã nhiều lần đánh cháu P.H.K (học sinh lớp 2D trên địa bàn TP.Đà Lạt).
Liên quan đến sự việc, cô giáo Hoàng Thu Thủy - Hiệu trưởng Trường tiểu học Trưng Vương (Phường 2, TP.Đà Lạt) cho biết, Ban Giám hiệu nhà trường đã tổ chức họp Hội đồng kiểm điểm liên quan đến việc cô Lê Thị Bích Liên (42 tuổi, giáo viên chủ nhiệm lớp 2D) đánh học sinh bầm tím phần mông.
"Trong thời gian 3 ngày sau khi họp Hội đồng kiểm điểm nhà trường sẽ thành lập Hội đồng kỷ luật, dựa trên biên bản họp kiểm điểm để xác định hình thức kỷ luật đối với cô giáo Lê Thị Bích Liên", Hiệu trưởng Trường tiểu học Trưng Vương thông tin.
Trong tường trình của mình, cô Liên cho biết vì học sinh P.H.K. không hoàn thành bài tập đã được giao nhiều lần, cô đã liên lạc với phụ huynh nhắc nhở nhưng tình hình vẫn không biến chuyển. Vì nóng ruột nên cô Liên đã đánh vào mông học sinh.
"Tôi đánh vào mông cháu, thực sự tôi rất mất bình tĩnh đã đánh cháu mạnh tay, để lại vết bầm trên mông cháu. Tôi về nhà thì mẹ cháu có gọi điện và liên tục gào thét, chửi bới tục tĩu. Tôi đã xin lỗi gia đình vì tôi không cố ý, chỉ muốn cháu học tốt nhưng mẹ cháu không nghe, liên tục chửi bới gào thét", cô Liên thuật lại.
Hình ảnh học sinh bị đánh tím mông lan truyền trên mạng xã hội
Trước đó, sau khi biết con mình bị cô giáo đánh bầm tím phần mông, bà Đ.T.U.G và ông P.H.T (bố mẹ của cháu K.) đã đến nhà cô giáo Liên để nói chuyện và xảy ra xô xát. Cô giáo Liên đã thừa nhận hành vi của mình là vi phạm đạo đức nhà giáo, đã xúc phạm đến thân thể học sinh. Bên cạnh đó, cô Liên xin nhận hoàn toàn sai phạm của mình và chấp nhận sự xử lý của cấp trên.
Cô Liên đã bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ hành vi đánh học sinh P.H.K bầm tím phần mông bằng cán đồ hốt rác.
Giáo viên cần kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân
Nhiều người cho rằng không thể nói vì học sinh không làm bài tập mà đánh các cháu, việc giáo viên đánh học sinh là hành vi vi phạm các quy định của nhà giáo, vi phạm quy định trong bộ quy tắc ứng xử văn hóa học đường, vì thế giáo viên sẽ bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm từ khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc buộc thôi việc.
Trao đổi với Infonet, PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (ại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng giáo viên là những người có nghiệp vụ sư phạm được đào tạo bài bản từ mái trường sư phạm, giáo viên cũng chính người dạy cho học trò bằng nhân cách của mình, làm gương về hành vi ứng xử cho trẻ.
"Không thể nói vì áp lực, vì không kiềm chế được bản thân, vì các con chưa làm bài nên đánh học sinh. Cái quan trọng là bằng phương pháp sư phạm giáo viên phải làm gì để thay đổi từng chút tình hình học tập của học sinh.
Tôi cho rằng những giờ học ở trường sư phạm và nhất là những tiết học tâm lý vẫn lý thuyết quá. Học tâm lý nhưng chúng ta lại không nghiên cứu tâm lý con người sống trong những tình huống thực mà chỉ thuộc về mặt lý thuyết.
Rồi bản thân người giáo viên cũng phải có kỹ năng quản lý cảm xúc của mình, mỗi người tự tìm cho mình cách thức phù hợp. Nhìn chung, mỗi người có điểm trôi cảm xúc khác nhau và phải biết cảm xúc của mình hôm nay đang ở mức nào, nếu đang khó chịu từ khi ở nhà thì giáo viên phải biết chỉ cần một tác động nhỏ là mình "nổi điên" nên phải kiềm chế. Giáo viên cần chú ý khi nào mình đánh mất kiểm soát và nhận ra giai đoạn nào mình dễ mất kiểm soát để ứng phó. Khi cảm xúc lên cao, khó kiểm soát, giáo viên có thể làm sao nhãng cảm xúc bằng cách đi lau bảng, không nhìn vào học sinh đó nữa hay nắm chặt tay để qua giai đoạn đó....
Khi bình tĩnh thì giáo viên mới cân nhắc đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp với học sinh. Tuy nhiên, khi đưa ra hình thức thì phải trả lời tốt những câu hỏi như hình thức đó có tôn trọng đứa trẻ hay không, liệu hình thức kỷ luật đó có phù hợp với sự phát triển của đứa trẻ hay không", PGS.TS Trần Thành Nam nói.
Về bộ quy tắc ứng xử văn hóa học đường, PGS.TS Trần Thành Nam cho biết hiện nay chưa có cơ chế gì khuyến khích thực hiện, dù bộ quy tắc này rất tốt nhưng chưa phát huy được hiệu quả.
Ông Trần Trọng Đạo giữ quyền Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có quyết định công nhận Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng đối với tiến sĩ Trần Trọng Đạo. Thông tin từ từ Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho biết ngày 27-4, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có quyết định công nhận Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng đối...