Quy định cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động cần được hiểu thế nào cho đúng?
Thông tư 32 về điều lệ trường THCS, THPT, trong đó có quy định “Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng chỉ phục vụ học tập, với sự đồng ý của giáo viên…” đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận.
Nhiều người ủng hộ cho rằng, việc cho học sinh sử dựng điện thoại trong giờ học phục vụ trong học tập là cần thiết, phù hợp với xu thế công nghệ 4.0… nhưng cũng rất nhiều người phản đối nội dung này, bởi cho rằng sẽ gây ra nhiều hệ lụy khó lường…
Sáng 25-9, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng và Báo Tiền phong phối hợp tổ chức Tọa đàm “Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học – Nên hay không?”.
Quang cảnh buổi tọa đàm
Phát biểu tại tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Phương, Trưởng bộ môn Luật, Đại học Quốc tế Hồng Bàng cho biết, không nên hiểu quy định theo Thông tư 32 về Điều lệ trường THCS, THPT do Bộ GD-ĐT ban hành là cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động một cách thoải mái trong giờ học. Thay vào đó, quy định mới trao quyền chủ động cho giáo viên trong việc quản lý và định hướng học sinh sử dụng điện thoại hiệu quả, đúng mục đích.
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Phương đề xuất các trường có thể triển khai thí điểm trong phạm vi một lớp học, một bộ môn, từ đó nhân rộng ra toàn trường chứ không nên thực hiện đồng loạt.
Thầy Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân (quận Gò Vấp) nêu ý kiến, khi gõ cụm từ khóa “có nên sử dụng điện thoại di động trong giờ học hay không?” trên công cụ tìm kiếm google, kết quả tra cứu cho thấy hiện nay trên thế giới đang tồn tại nhiều ý kiến tranh cãi trái ngược.
Video đang HOT
Một mặt, điện thoại di động mang lại nhiều tiện ích cho người học như tiết kiệm thời gian, tra cứu thông tin nhanh chóng, tăng kỹ năng quản lý thời gian, song mặt khác cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực như phân tán tư tưởng người sử dụng, là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hiện tượng bị bắt nạt trên mạng xã hội, gian lận thi cử, bệnh trầm cảm, khiến người sử dụng hạn chế khả năng tư duy và giao tiếp với thế giới xung quang.
Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới như Anh, Úc, Pháp đã cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học. Một số quốc gia khác cho học sinh sử dụng một thời gian sau đó cấm do gặp khó khăn trong vấn đề quản lý.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) sử dụng điện thoại di động để tra cứu thông tin trong giờ học
Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, cho biết từ trước đến nay các quy định của ngành không cấm học sinh sử dụng điện thoại di động nói riêng và các thiết bị công nghệ nói chung trong giờ học mà giao quyền và trách nhiệm cho mỗi giáo viên, nhà trường trong việc quản lý sử dụng.
Trước khi Thông tư 32 ra đời, nhiều trường THCS và THPT trên địa bàn TPHCM đã cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học theo sự cho phép và định hướng của giáo viên. Thông tư 32 ra đời không mới so với thực tế triển khai ở các trường nhưng là một hướng mở, tạo cơ sở pháp lý chính thống cho các trường triển khai và quản lý hiệu quả.
Ở góc độ khác, cô Lê Thị Phượng, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn An Ninh (quận 10) bày tỏ, học online hiện nay đang là xu thế học tập mới trên thế giới. Hình thức học tập này đòi hỏi khả năng tự thân của học sinh và các biện pháp quản lý của giáo viên. Trong đó, kiến thức SGK chỉ đáp ứng vừa đủ nhu cầu học tập của học tập, khi cần mở rộng và chuyên sâu kiến thức học sinh cần các nguồn tài liệu học tập trên mạng. Vì vậy, tận dụng tiện ích của các thiết bị công nghệ là cần thiết và phù hợp tình hình thực tế hiện nay.
Đồng quan điểm, cô giáo Đặng Ngọc Trâm Anh, trợ lý thanh niên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5) nêu ý kiến, trước khi quy định cho phép hay không cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động cần tìm hiểu các em có nhu cầu sử dụng hay không? và sử dụng trong môi trường, hoàn cảnh nào phù hợp? Đơn cử, giáo viên này dẫn chứng hiện nay quy định ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là không cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong các buổi tọa đàm, chuyên đề học tập có mời diễn giả, chuyên gia phát biểu nhằm tránh sự phân tán và thiếu tập trung của học sinh.
Theo chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thị Diễm Quyên, hiện nay trên mạng có rất nhiều app quản lý điện thoại (cài đặt sẵn thời gian sử dụng, nếu quá thời gian đó điện thoại sẽ tự tắt để nhắc nhở người sử dụng) và hầu hết phần mềm đều miễn phí. Một cách làm khác, giáo viên có thể quy định học sinh tập trung tất cả điện thoại di động vào đầu giờ, khi cần sử dụng mới phát lại cho các em để tránh việc bị lạm dụng.
Danh Trí Nhân, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Hùng Vương (quận 5) thú nhận, em chủ yếu sử dụng điện thoại di động để tra cứu tài liệu trên mạng, trao đổi nhóm qua các dự án học tập nhưng thỉnh thoảng cũng hơi sa đà vào các phần mềm chat, chơi game.
Tống Ngọc Thảo My, học sinh lớp 12A10, Trường THPT Nguyễn An Ninh nêu ý kiến tại tọa đàm
Còn Tống Ngọc Thảo My, học sinh lớp 12A10, Trường THPT Nguyễn An Ninh (quận 10) cho rằng, thời gian học trên trường không đủ nên cần học thêm online, rèn luyện kỹ năng tiếng Anh và trao đổi, thảo luận với bạn bè. Thỉnh thoảng em có kết hợp giải trí, chơi game, nghe nhạc và tán gẫu với bạn bè nhưng phần lớn thời gian vẫn tập trung vào việc học.
Thầy Lê Quang Huy, Phó hiệu trưởng Trường THPT Hùng Vương (quận 5) cho rằng, trong thời đại kỹ thuật số, sử dụng thiết bị thông minh là nhu cầu tất yếu không thể phủ nhận. Vấn đề ở chỗ giáo viên cần giúp học sinh kiểm soát được thời gian sử dụng, làm chủ thiết bị chứ không phải bị thiết bị làm chủ, lôi kéo vào các mục tiêu không phù hợp.
Lại chuyện sử dụng điện thoại của học sinh
Thông tư 32 ban hành điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trường trung học phổ thông (THPT) và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) sẽ có hiệu lực từ ngày 1-11 với nhiều điểm mới, đón nhận sự quan tâm từ dư luận.
Thế nhưng, thông tin liên quan việc sử dụng điện thoại di động của học sinh trong môi trường học đường đang ghi nhận những ý kiến trái chiều.
Việc ứng dụng công nghệ hợp lý sẽ giúp học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức mới và có thêm trải nghiệm thú vị khi đến trường. Trong ảnh: Học sinh THPT thành phố Hồ Chí Minh trải nghiệm thiết bị công nghệ hỗ trợ giáo dục của Bộ GD và ĐT.
Điều 37 của Thông tư 32 nói về các hành vi học sinh không được làm. Theo đó, mục 4 của điều này ghi rõ hành vi học sinh không được làm là "Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép". Ngay lập tức, nội dung này nhận về luồng ý kiến đa chiều từ dư luận, nhất là đông đảo phụ huynh có con đang theo học tại các trường THCS, THPT. Đứng ở góc độ của nhà nghiên cứu giáo dục, bà Lê Thị Ngọc Nhẫn, Phó Viện trưởng Khoa học giáo dục Nam Việt cho rằng, về thực chất, Thông tư 32 lần này của Bộ GD và ĐT chỉ "nới lỏng" một chút so với thông tư trước kia về việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị công nghệ. Như vậy, thay vì tuyệt đối cấm học sinh sử dụng điện thoại di động thì giờ đây học sinh sẽ được sử dụng loại phương tiện này phục vụ việc học khi có sự cho phép của giáo viên. "Tôi thấy quy định này rất bình thường, chỉ "mở" so với trước kia một chút và đưa ra điều kiện để học sinh được phép sử dụng điện thoại trong lớp. Theo tôi việc này không quá khó để giáo viên lo lắng. Lúc này, điện thoại di động sẽ trở thành dụng cụ học tập, hỗ trợ tra cứu thông tin nên tôi tin giáo viên có thể kiểm soát được. Chúng ta đang khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin nên việc học sinh dùng điện thoại di động tra cứu thông tin dưới sự hướng dẫn, quản lý của giáo viên trong giờ học không có gì quá khó hiểu. Vấn đề là các trường phải có quy định cụ thể về việc này và giáo viên mỗi lớp có đủ kỹ năng quản lý, kiểm soát học sinh. Chúng ta đưa ra những quy định cụ thể, yêu cầu học sinh tuân theo, có thể xử phạt những hành vi sử dụng điện thoại sai mục đích", bà Nhẫn phân tích.
Theo bà Nhẫn, điều quan trọng nhất là giáo viên, nhà trường giải thích rõ cho học sinh hiểu không cấm không có nghĩa là được dùng tự do tùy sở thích mà chỉ dùng khi giáo viên yêu cầu. Muốn giảm bớt áp lực quản lý, giáo viên cần dặn trước cả lớp bài học cần sử dụng điện thoại để tra cứu thông tin. Giáo viên sẽ là người tìm hiểu trước các đường link, trang, mục cần truy cập và ghi rõ lên bảng để học sinh vào đúng chỗ, tìm đúng nguồn được yêu cầu. Ngoài việc tra cứu thông tin để làm bài tập nhóm, hỗ trợ quá trình học tập, việc sử dụng điện thoại trong nhà trường là không được phép.
Trong phần diễn giải của mình với báo chí, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Giáo dục trung học, Bộ GD và ĐT cho biết, trong Thông tư 32 không ghi câu "cho phép sử dụng điện thoại trong lớp để phục vụ học tập". Như vậy, Điều 37 của Thông tư 32 vừa được ban hành có thể hiểu là trong trường hợp cụ thể nào đó, ở một hoạt động cụ thể mà thầy, cô giáo thấy việc học sinh sử dụng điện thoại đáp ứng tốt cho việc khai thác các tư liệu học tập thì giáo viên có thể cho phép. Như vậy, về phần lớn thời gian thì học sinh vẫn không được sử dụng điện thoại ở trường, chỉ được sử dụng khi nào giáo viên thấy cần thiết và cho phép học sinh. Tán thành quy định này, ông Phạm Thái Sơn, một phụ huynh có hai con đang theo học bậc THCS tại quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh cho rằng, đây là bước thay đổi tiến bộ, điều rất cần trong giai đoạn hiện nay. Ông Sơn nói, nếu nhà trường và giáo viên làm tốt việc định hướng, quản lý thì việc sử dụng điện thoại di động trong lớp không quá đáng lo. Điều phụ huynh lo là việc quản lý chỉ là hình thức rồi mặc học sinh muốn làm gì thì làm. "Theo tôi, tại mỗi lớp cần có khu vực để điện thoại di động của học sinh để vừa bảo đảm an toàn, vừa siết chặt mục đích sử dụng. Chỉ khi giáo viên yêu cầu, học sinh mới sử dụng điện thoại di động tra cứu thông tin giúp tiết học sống động, phong phú thông tin hơn. Tuy sẽ vất vả hơn một chút nhưng nếu giáo viên chịu khó, có kỹ năng quản lý và hiểu biết về công nghệ, theo tôi việc quản học sinh dùng điện thoại không quá phức tạp. Học sinh bậc THCS, THPT cũng lớn rồi và các em sẽ biết điểm dừng nếu nhà trường có các quy định thật nghiêm liên quan đến nội dung này", ông Sơn nói.
Trong khi đó, mấy ngày nay, khi nghe dư luận xôn xao về việc nên hay không nên cho học sinh sử dụng điện thoại di động, chị Nguyễn Thị Hồng, một giáo viên tiểu học tại quận 2 cũng hơi băn khoăn. Chị nói, việc này nói thì dễ nhưng khi triển khai sẽ có nhiều tình huống phát sinh khó lường trước, vì vậy, áp lực của nhà trường và giáo viên là không hề nhỏ. Tuy nhiên, về hướng tích cực, chị Hồng cho biết vẫn ủng hộ điểm mới này của Thông tư 32. Chị cho biết, chị cũng có con học tiểu học và mỗi ngày thường cho bé sử dụng điện thoại hoặc máy tính để nghe tiếng Anh, chơi vài trò chơi giải trí tầm 15 đến 20 phút trong sự kiểm soát của ba mẹ. "Tôi thấy việc đó không có gì đáng ngại và con tuân thủ đầy đủ các cam kết đã đề ra. Tại các trường học bây giờ, việc sử dụng công nghệ để khóa/chặn các phần mềm, ứng dụng không còn quá khó khăn nên nếu làm kỹ chúng ta sẽ loại được khả năng học sinh lạm dụng điện thoại di động, xao nhãng việc học. Nhưng theo tôi các trường và cả giáo viên cần có thời gian chuẩn bị để đưa ra nhiều tình huống trước khi áp dụng vào thực tế. Giáo viên trẻ còn dễ quản lý chứ giáo viên cao tuổi phải kiểm soát hết mấy chục học sinh rành hơn cô về công nghệ thì e rằng rất khó. Sau cùng, chúng tôi vẫn trông chờ vào ý thức chấp hành của học sinh. Chỉ khi các em tuân thủ các quy định, biết đâu là điểm dừng thì việc sử dụng điện thoại di động trong tiết học mới bài bản và hiệu quả thực sự", chị Hồng lý giải.
Vẫn còn ý kiến đa chiều về vấn đề này nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, từ đây đến ngày Thông tư 32 có hiệu lực, các trường cần có sự định hướng cụ thể với giáo viên và đưa ra những quy định khắt khe để siết chặt việc sử dụng điện thoại di động ngay cả trong mục đích học tập. Đến khi nào nhà trường bảo đảm được độ an toàn với thông tin truy cập từ chiếc điện thoại thông minh mà học sinh mang đến giờ học, phụ huynh mới thật sự an tâm. Và khi đó, điện thoại di động mới phát huy thế mạnh hỗ trợ tra cứu thông tin, bổ sung kiến thức của mình.
Thầy giáo phát hiện 'điều kỳ diệu' khi cho học sinh dùng điện thoại Cho phép học sinh được nghe nhạc trong giờ tự học miễn là các em đeo tai nghe và không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, thầy giáo Mỹ nhận ra tốc độ làm bài của các em tăng lên nhờ phương pháp này. Thầy Ken Halla là một giáo viên người Mỹ đã có 22 năm giảng dạy môn Lịch...