Quy định chỗ ‘an cư’ cho GS, PGS, giảng viên: Sinh viên gánh chi phí?
Quy định đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng, bố trí phòng làm việc riêng cho giáo sư, phó giáo sư ít nhất 10 m2 /người sau gần 10 năm vẫn chưa đi vào thực tế.
Ảnh mang tính minh họa
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo lần 1 về thông tư Quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo để lấy ý kiến.
Đáng chú ý nhất trong dự thảo này là định mức, tiêu chuẩn diện tích làm việc của GS là 24m2, PGS cần 18m2; mỗi giảng viên chính, giảng viên cần có diện tích làm việc 10m2. Bên cạnh đó, cứ mỗi 20 phòng học cần có 1 phòng nghỉ cho giảng viên. Trong đó, diện tích chuyên dùng là 3 mét vuông/giảng viên, với diện tích không nhỏ hơn 24m2/phòng.
Về cơ sở đào tạo, dự thảo yêu cầu mỗi đơn vị cần có tối thiểu 1 hội trường với quy mô từ 250 chỗ trở lên, 1 giảng đường quy mô từ 200 chỗ trở lên, tối thiểu các giảng đường với quy mô từ 100 chỗ trở lên…
Các phòng học thông thường dưới 100 chỗ đảm bảo số phòng học đáp ứng quy mô đào tạo của cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó cần đảm bảo số phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng, trại thực hành đáp ứng quy mô, chuyên ngành đào tạo của cơ sở đào tạo.
Ngoài ra, mỗi cơ sở đào tạo có tối thiểu 1 trạm y tế với tổng diện tích chuyên dùng là 300 mét vuông, bao gồm phòng trạm trưởng và y bác sĩ trực, phòng khám, phòng tiêm và thủ thuật, phòng y tá hồ sơ kiêm phát thuốc, kho thuốc và dụng cụ, phòng bệnh nhân, phòng bệnh nhân nặng và cách ly, phòng ăn cho bệnh nhân.
PGS. Tạ Hải Tùng, trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện nay không có quy định, không có đầu tư của nhà nước nên các trường không quan tâm đến chỗ “an cư” của GS, PGS, giảng viên.
“Các trường ĐH Việt Nam cần phải hướng tới chuẩn chung của quốc tế là các GS, PGS phải có phòng thí nghiệm riêng chứ 24m2 còn ít” – PGS. Tạ Hải Tùng nói.
Video đang HOT
Đứng dưới góc độ giảng viên của một trường ĐH ngoài công lập, TS. Hoàng Minh Hải cho rằng, quy định này rất văn minh, hợp xu hướng quốc tế nhưng sẽ khó thực thi trong điều kiện hiện tại khi mà cơ sở vật chất các trường đang còn nhiều yếu kém như hiện nay.
Nhất là với các trường ngoài công lập. Một số trường công lập cũng gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Có trường còn đang phải đi thuê chỗ học cho sinh viên ở khắp nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
“Nếu ngân sách nhà nước không đầu tư thì chi phí tạo chỗ ngồi cho giảng viên sẽ phải lấy từ học phí của sinh viên” – TS. Hoàng Minh Hải cho hay.
Theo Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 – 2020 vừa được Bộ GD&ĐT phê duyệt, sẽ đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng, bố trí phòng làm việc riêng cho giáo sư, phó giáo sư (ít nhất 10 m2 /người). Thế nhưng, sau gần 10 năm, quy định này vẫn chưa đi vào thực tế.
Theo Tiền phong
Giáo viên phải hát Quốc ca trong Lễ khai giảng
Thiết nghĩ, hiệu trưởng các cơ sở trường học cần nghiêm túc thực hiện Công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục hướng dẫn tổ chức Lễ chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca.
LTS: Chia sẻ về việc thực hiện Lễ chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca tại một số trường học hiện nay, thầy Trần Vũ đã gửi tới Báo điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Cách đây 9 năm trong Công văn số: 1525/BGDĐT-CTHSSV ngày 29/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca, có quy định:
"Đối với các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục khác: Trong các Lễ chào cờ Tổ quốc, tất cả giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên đều hát Quốc ca (có hoặc không có nhạc đệm)".
Tiếp đến ngày 05/5/2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số: 1537/CT-BGDĐT về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, cũng quy định:
"Tại Lễ chào cờ Tổ quốc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo; toàn thể cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên hát Quốc ca".
Các em học sinh thực hiện lễ chào cờ (Ảnh: thucnghiem.edu.vn).
Thực trạng cho thấy, hầu hết các trường học trong cả nước đã thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức Lễ chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca.
Thế nhưng, bạn tôi đang dạy học ở một trường trung học phổ thông, mới đây có kể cho tôi cho câu chuyện về hát Quốc ca ở trường mình, đại ý như sau:
"Qua mấy đời hiệu trưởng ở trường em đang dạy, trong Lễ chào cờ Tổ quốc vào sáng thứ Hai hàng tuần, chỉ có Ban giám hiệu, Bí thư Đoàn, Giám thị và học sinh tham dự, còn giáo viên và nhân viên nhà trường không có ai cả.
Dù cho lúc đó có người có mặt tại trường, họ ngồi trong phòng làm việc hoặc trong phòng Hội đồng nhà trường".
Nghe bạn kể, tôi thật sự bất ngờ, không hiểu vì sao hiệu trưởng trường này lại không cho giáo viên và nhân viên tham dự Lễ chào cờ đầu tuần?
Bởi không dự Lễ chào cờ, không hát Quốc ca, làm sao giáo viên mạnh miệng yêu cầu học trò phải hát đúng nhạc và lời Quốc ca theo Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Đáng nói hơn, là giáo viên và nhân viên nhà trường không ai có ý kiến với hiệu trưởng, để được dự Lễ chào cờ Tổ quốc và được hát Quốc ca?
Thế nên, vào ngày lễ khai giảng năm học mới, nhà trường chọn một số học sinh để hát Quốc ca; còn Ban giám hiệu, giáo viên và nhân viên thì không ai hát cả.
Mới đây, trong công văn số: 3421/BGDĐT-VP V/v triển khai một số hoạt động đầu năm học 2019 - 2020 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có yêu cầu:Do chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca là một nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị, lòng tự hào và trách nhiệm của con người Việt Nam với Tổ quốc và Nhân dân". (Theo Công văn 1525 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
"Tổ chức Lễ khai giảng năm học 2019-2020 thống nhất trên cả nước vào buổi sáng ngày 5/9/2019. Chương trình khai giảng có các nghi thức: đón học sinh đầu cấp, chào cờ, hát Quốc ca".
Thiết nghĩ, hiệu trưởng các cơ sở trường học cần nghiêm túc thực hiện Công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức Lễ chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca và thực hiện nghiêm túc trong Lễ khai giảng năm học 2019- 2020.
Quy định tất cả giáo viên có giờ dạy vào sáng thứ Hai và nhân viên Tổ Văn phòng đều phải dự Lễ chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca; nếu giáo viên không có giờ dạy vào sáng thứ Hai, thì trong một tháng ít nhất một lần đến trường dự Lễ chào cờ Tổ quốc.
Đồng thời nhà trường nên đưa nội dung tham dự Lễ chào cờ Tổ quốc là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại thi đua và xếp loại viên chức của đơn vị.
Ngoài ra Ngành Giáo dục và Đào tạo cần yêu cầu các cơ sở trường học phải giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện thêm quy định:
"Khi đến bất kỳ các cơ quan hoặc trường học, mà nơi đó đang làm Lễ chào cờ Tổ quốc, phải đứng nghiêm tham dự; khi Lễ chào cờ xong mới vào cơ quan, trường học.
Trần Vũ
Theo giaoduc.net
Đà Nẵng có Viện Đào tạo và Nghiên cứu du lịch Viện Đào tạo và Nghiên cứu du lịch vừa được Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng thành lập nhằm đào tạo chuyên sâu về nghề nghiệp, giúp sinh viên ngành này tự tin hội nhập với môi trường quốc tế. Ngày 31-8, Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng đã ra mắt Viện Đào tạo và Nghiên cứu du lịch thuộc trường này. Viện...