Quỹ đầu tư giá trị MB Capital (MBVF) đặt kế hoạch tăng trưởng NAV/CCQ đạt tối thiểu 12% trong năm 2019.
Ngày 5/4, Quỹ đầu tư Giá trị MB Capital (MBVF) tổ chức thành công Đại hội nhà đầu tư thường niên năm 2019.
Tổng kết năm 2018, thị trường chứng khoán toàn cầu cũng như Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn từ các biến động kinh tế chính trị khó lường, chỉ số VN-Index đã giảm 9.3%, là mức giảm mạnh nhất trong nhiều năm gần đây.
Hầu hết các quỹ mở cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều đã chịu ảnh hưởng bởi bối cảnh thị trường chung không khả quan và đều chịu sự suy giảm NAV/CCQ. Mặc dù vậy, Quỹ đầu tư giá trị MB Capital (MBVF) với chiến lược đầu tư thận trọng, quản trị rủi ro chặt chẽ vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng NAV/CCQ đạt 1.44%, và là quỹ có mức tăng trưởng tốt nhất trên thị trường trong năm 2018.
Tính đến cuối năm 2018, số lượng chứng chỉ quỹ hiện hành của MBVF là 32.66 triệu CCQ, tăng 25.44% so với đầu năm, tương đương với quy mô tổng tài sản ròng đạt trên 473 tỷ đồng.
Bước sang Quí 1 năm 2019, mặc dù triển vọng kinh tế vĩ mô thế giới còn nhiều bất ổn khó lường, MBVF cùng với chiến lược đầu tư giá trị, phân bổ đầu tư linh hoạt, cùng hoạt động quản trị rủi ro chặt chẽ, đã tận dụng tốt được những cơ hội phục hồi của thị trường khi tiếp tục đạt mức tăng trưởng NAV/CCQ 5.1% sau 3 tháng đầu năm.
Video đang HOT
Đánh giá chung của các nhà đầu tư tại đại hội cho biết MBVF là mô hình quỹ mở cổ phiếu tiên phong trong việc theo đuổi chiến lược đầu tư giá trị. Trong suốt quá trình hoạt động, kể từ khi thành lập vào tháng 4 năm 2014 đến cuối tháng 3 năm 2019, MBVF vẫn luôn là một kênh đầu tư hiệu quả với mức tăng trưởng NAV/CCQ bình quân đạt 12,9%/năm. Đặc biệt, Quỹ đã luôn duy trì ổn định sự tăng trưởng NAV/CCQ qua nhiều giai đoạn suy giảm khó khăn của Thị trường chứng khoán kể từ khi thành lập.
Kế hoạch năm 2019, theo nhận định của MB Capital, thị trường chứng khoán tiếp tục được kỳ vọng tốt hơn nhưng sẽ vẫn còn chịu ảnh hưởng bất ngờ từ những diễn biến kinh tế, chính trị của thị trường toàn cầu. Thị trường chứng khoán sẽ chứng kiến sự phân hóa nhiều hơn giữa các cổ phiếu hưởng lợi và bất lợi trước các xu hướng mới của thị trường. Do đó, MBVF sẽ tiếp tục duy trì thận trọng trong việc phân bổ tài sản, tìm kiếm cơ hội đầu tư và quản trị rủi ro chặt chẽ. Quỹ MBVF cũng đặt mục tiêu tăng trưởng NAV/CCQ đạt tối thiểu 12% trong năm 2019.
A.D
Theo Nhịp sống kinh tế
2018: Năm đáng quên của các quỹ đầu cơ
Kết quả tháng 12/2018 vừa được cập nhật đã chứng minh một sự thật đau lòng: 2018 là năm khó khăn đối với các quỹ đầu tư trên toàn cầu, nhưng với quỹ đầu tư tập trung tại thị trường châu Á, đây là năm rất đáng quên.
Ảnh shutterstock
Thị trường châu Á ảm đảm
Các quỹ đầu cơ (hedge funds) tập trung vào thị trường châu Á thua lỗ 1,8% trong tháng cuối năm 2018, theo số liệu của Eurekahedge, kéo dài mức sụt giảm năm 2018 lên 8,7%, màn biểu diễn tệ nhất kể từ năm 2008. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp yếu hơn, tiến trình nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FeD), tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và mối lo ngại về căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc.
Năm 2018, chưa tới 1/3 số quỹ đầu cơ tập trung tại thị trường châu Á kiếm được lợi nhuận. Kết quả yếu kém của các quỹ này khiến đà giảm của các quỹ đầu tư tại các thị trường khác trên thế giới trở nên mờ nhạt hơn. Thực tế, năm 2018 đã trở thành một trong những năm tồi tệ nhất từ trước đến nay của ngành quỹ đầu cơ.
Theo dữ liệu từ chỉ số HFRX Global Hedge Fund Index, các quỹ đầu cơ trên toàn cầu thua lỗ bình quân 6,7% trong năm 2018, so với mức giảm 4,4% của chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ.
Trong số các quỹ tập trung vào thị trường châu Á, quỹ chịu tổn thương nặng nề nhất là Quantedge Capital Pte, khi lợi suất giảm 29% năm 2018, bao gồm mức giảm 6,3% trong tháng cuối năm. ây là kết quả gây sốc khi Quantedge luôn tăng trưởng ổn định với tỷ suất sinh lời trung bình hàng năm khoảng 20% kể từ khi thành lập vào năm 2006.
"Trong 30 năm qua, chỉ có 2 năm mà cả 4 loại tài sản đầu tư đều đi xuống, đó là 2015 và 2018. Việc giá trị danh mục đầu tư giảm là không thể tránh khỏi, dù đã thực hiện các chiến lược đa dạng hóa danh mục, bởi động lực tăng trưởng của mọi loại tài sản đều kém trong bối cảnh hiện tại", thông báo của Quantedge cho biết.
Quantedge không phải quỹ duy nhất trong tình trạng "thê thảm". Chỉ số theo dõi màn biểu diễn của các quỹ đầu cơ tập trung tại Trung Quốc đã giảm 15% trong năm 2018. Trong đó, quỹ Golden China Fund giảm tới 23%, mức tệ thứ hai trong lịch sử 15 hoạt động của hãng. ối với PruLev Global Macro Fund, dù đã hồi phục 9% trong tháng 12/2018, nhưng nỗ lực này vẫn là chưa đủ, khi cả năm 2018, lợi suất của quỹ giảm tới 16%.
Lợi suất của các quỹ đầu cơ tại châu Á và toàn cầu
giai đoạn 2000 - 2018.
Hàng trăm quỹ "sập tiệm"
Ngành công nghiệp quỹ đầu cơ đã chịu nhiều tổn thất năm 2018, khi các khách hàng rút hàng chục tỷ USD ra khỏi các quỹ này. Hàng trăm quỹ phải đóng cửa, vì việc đánh cược vào cổ phiếu công nghệ và dầu mỏ đều không mang lại kết quả khả quan.
Các tài sản nằm dưới sự quản lý của quỹ đầu cơ đã giảm 88 tỷ USD năm 2018, theo nghiên cứu của eVestment, hãng cung cấp dữ liệu cho các nhà đầu tư tổ chức.
ây là mức sụt giảm giá trị lớn nhất kể từ khủng hoảng tài chính cách đây một thập kỷ. áng chú ý, với việc dòng vốn bị rút ra, không ít quỹ đầu tư đã lựa chọn trả lại tiền cho nhà đầu tư và đóng cửa. Cụ thể, trong 3 quý năm 2018, có hơn 400 quỹ đầu cơ đã tiến hành thanh toán mọi khoản để ngừng kinh doanh. Thực tế, đây không phải là xu hướng mới, khi có gần 3.000 quỹ đầu cơ đã đóng cửa kể từ đầu năm 2015 tới nay.
Lam Phong - Theo báo chí nước ngoài
Hạn mức tín dụng, thúc đẩy Basel II Năm 2019 có một điểm mới là TCTD thực hiện trước thời hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn (hệ số CAR) tại Thông tư 41, sẽ được NHNN ưu tiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn. Đây cũng được xem là cách thúc đẩy NH sớm tiến đến chuẩn mực an toàn vốn tối thiểu...