Quy chế tuyển sinh đại học cần công bố sớm và tránh rắc rối
Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đánh giá kỳ tuyển sinh đại học năm 2022 rất thành công khi tỉ lệ thí sinh ảo giảm hẳn, thí sinh cũng được bảo đảm quyền lựa chọn trường, chọn ngành và cơ hội trúng tuyển lớn nhất.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, ở góc độ kỹ thuật và triển khai thực tế, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm và hoàn thiện.
Tại buổi Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Nhìn lại kỳ tuyển sinh đại học năm 2022″ do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 11/10, TS. Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho biết: Kỳ tuyển sinh 2022 trên thực tế thay đổi khá nhiều so với các kỳ tuyển sinh trước khi mà quy chế tuyển sinh 2022 thay đổi ở cả 3 khâu quan trọng: đăng ký xét tuyển chung trên hệ thống tuyển sinh, xét tuyển lọc ảo chung tất cả các phương thức và xác nhận nhập học trên hệ thống tuyển sinh.
Tuy vậy, quy chế tuyển sinh lại được Bộ GD&ĐT ban hành khá muộn khiến các trường đại học và thí sinh không khỏi lúng túng. Chính Bộ GD&ĐT sau đó cũng đã phải nhiều lần điều chỉnh các mốc thời gian đã công bố trước đó để thí sinh kịp đăng ký xét tuyển, đóng lệ phí xét tuyển cũng như thực hiện một số quy định thủ tục khác.
Video đang HOT
Các quy định tuyển sinh đại học năm 2023 cần đơn giản hóa và phải được công bố sớm.
Cũng theo ông Nghĩa, một trong các mục tiêu chính của việc điều chỉnh tuyển sinh là để lọc ảo tất cả các phương thức, nhưng với gần 570.000 thí sinh đã được xét trúng tuyển chỉ có 467.000 thí sinh xác nhận nhận học trên hệ thống thì tỉ lệ ảo vẫn còn khá cao, đó là chưa kể nếu tính trên con số thí sinh nhập học thực tế tại trường thì có lẽ tỉ lệ ảo sẽ còn cao hơn. Hệ quả là rất nhiều trường đại học vẫn phải xét tuyển bổ sung, thậm chí phải công bố xét tuyển bổ sung ngay sau khi kết thúc xét tuyển đợt 1.
Rút kinh nghiệm từ mùa tuyển sinh năm 2022, TS. Nguyễn Đức Nghĩa đề nghị Bộ GD&ĐT cần sớm công bố quy chế tuyển sinh 2023, đặc biệt là những quy định liên quan đến triển khai quy chế, để các trường có thể điều chỉnh các quy định tuyển sinh cho phù hợp. Các quy định tuyển sinh cần đơn giản hóa, không quá rắc rối phức tạp.
TS. Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, Trường đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh cũng ủng hộ việc cần có dữ liệu chung quốc gia trong xét tuyển đại học để tạo thuận lợi cho các trường đại học và thí sinh. Tuy vậy, ông Nhân cho rằng, phía các trường đại học mong muốn có quy chế ổn định để trường không bị động và thí sinh cũng không bất ngờ. Việc đăng ký xét tuyển được thực hiện ngay khi các em còn trên ghế nhà trường để được giáo viên hỗ trợ. Việc dự kiến ảo như thế nào là việc các trường phải lo nên các trường cần quy chế tuyển sinh ổn định. Những thay đổi cần được công bố sớm để các trường đại học và học sinh được biết.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng xét tuyển bổ sung đợt 2 năm 2022
Từ ngày 6 đến 15/10/2022, HIU xét tuyển bổ sung đợt 2 cho 35 ngành đào tạo đại học chính quy theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, xét học bạ.
Từ ngày 6 đến 15/10/2022, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) xét tuyển bổ sung đợt 2 cho 35 ngành đào tạo đại học chính quy theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, xét điểm học bạ trung học phổ thông.
Đây chính là cơ hội "vàng" cho các thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1. Các thí sinh cần lưu ý thông tin để tăng cơ hội trúng tuyển.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng tiếp tục xét tuyển đợt 2 năm 2022 (ảnh: HIU)
Với 35 ngành học đang dẫn đầu xu thế, cùng với chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, HIU sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các tân sinh viên học tập, rèn luyện để trở thành những công dân số thế hệ mới.
Thạc sĩ Ngô Trí Dũng - Phó Giám đốc phụ trách tuyển sinh của HIU cho biết: "HIU sẽ nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đối với 35 ngành đào tạo. Điểm sàn nhận hồ sơ từ 15 đến 22 điểm. Trong đó có nhiều ngành học đang là xu hướng của thời đại, còn khá nhiều chỉ tiêu như: Y học cổ truyền, Hộ sinh, Tâm lý học, Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ Nhật, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Thương mại điện tử và Quản trị sự kiện.
Thạc sĩ Dũng nhắn nhủ các thí sinh khi tham gia xét tuyển bổ sung cần nắm được thông tin số lượng tuyển bổ sung, mức độ "hot" của ngành mong muốn xét tuyển, điểm sàn của trường đưa ra, từ đó có được quyết định phù hợp căn cứ trên điểm của mình.
Học sinh các địa phương tìm hiểu cơ hội xét tuyển tại HIU (Ảnh: HIU)
Tại HIU, điểm xét tuyển bổ sung đối với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2022 ở khối ngành Sức khỏe là từ 19 đến 22 điểm.
Cụ thể: Răng Hàm mặt và Y khoa lấy 22 điểm, Y học cổ truyền và Dược nhận thí sinh từ 21 điểm, các ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm, Kỹ thuật phục hồi chức năng và Hộ sinh xét từ 19 điểm, ngành Giáo dục mầm non và Giáo dục tiểu học tuyển thí sinh đạt từ 19 điểm và 18 điểm đối với ngành Giáo dục thể chất. Tất cả các ngành còn lại là mức điểm chung lấy 15 điểm.
Điểm xét tuyển với phương thức xét học bạ là 18 điểm (tổng điểm trung bình 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của lớp 12 hoặc điểm trung bình 3 năm trung học phổ thông). Trong đó tổng điểm 5 học kỳ cần đạt 30 điểm.
Trường đại học không tuyển đủ chỉ tiêu sau xét tuyển đợt 1, Bộ GDĐT lưu ý gì? Bộ GDĐT lưu ý cơ sở đào tạo không tuyển đủ chỉ tiêu sau xét tuyển đợt 1 được tiếp tục tuyển sinh các đợt bổ sung. Chiều 15/9, Bộ GDĐT có công văn gửi các đại học, học viện, trường đại học; các trường sĩ quan có đào tạo trình độ đại học; các trường cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục...