Quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh phải tự nguyện, công khai
Theo đó, sở đặc biệt lưu ý các đơn vị trường học không được quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho cha mẹ học sinh.
Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học, gia đình người học các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện hoặc không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh. Việc thu, chi kinh phí của ban đại diện phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ.
Sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và cuộc họp toàn thể ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Sở cũng yêu cầu các đơn vị có chế độ miễn, giảm phù hợp với các đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tuyệt đối không để học sinh khó khăn vì không có tiền đóng góp mà phải bỏ học. Các đơn vị phải thực hiện giãn thời gian thu, không tổ chức thu gộp nhiều khoản trong cùng một thời điểm.
Phòng máy tính của Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái (quận 5, TPHCM) với hơn 50 máy tính, được trang bị từ kinh phí ủng hộ của phụ huynh học sinh
Nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, Sở GD-ĐT TPHCM cũng có văn bản yêu cầu các đơn vị trường học (từ mầm non đến THPT) trên địa bàn không cho phép các phương tiện xe cơ giới lưu thông hoặc dừng đỗ trái phép trong khu vực có học sinh đang học, sinh hoạt và vui chơi trong khuôn viên trường, ngoài ra đặt biển báo hạn chế tốc độ, quy định khu vực cấm phương tiện giao thông cá nhân lưu thông và dừng đỗ trong khu vực trường học.
Tăng cường trách nhiệm của nhân viên bảo vệ trong việc quản lý, bao quát, kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông trong khuôn viên trường học bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các thành viên trong nhà trường, đặc biệt là đối với học sinh.
Video đang HOT
Theo sggp.org.vn
Gỡ "khó" ở ngôi trường quá tải sĩ số
GD&TĐ - Sĩ số lớp học đầu cấp quá đông, đặc biệt là học sinh lớp 1 ở một số trường tiểu học (TH) tại Hà Nội đang khiến dư luận quan tâm liệu sẽ ảnh hưởng ra sao tới chất lượng giáo dục. Để giải bài toán này đòi hỏi các trường có số HS đầu vào quá tải phải nỗ lực tháo gỡ đồng loạt trên nhiều phương diện: Từ cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng đội ngũ, tinh thần trách nhiệm nhà giáo...
Đảm bảo tốt nhất hoạt động bán trú dù sĩ số HS tăng đột biến. Ảnh: Việt Cường
Không để HS không có chỗ học
Thực tế cho thấy, một số trường trên địa bàn Hà Nội có sĩ số học sinh lớp 1ngoài 60. Tuy nhiên, sự quá tải này được cho là bất khả kháng bởi nhiều nguyên nhân như tăng dân số cơ học; bùng nổ sĩ số vào năm sinh tuổi "vàng"; phụ huynh học sinh (PHHS) cùng dồn con vào học ở một khu vực nhất định... Nhiều nơi, chỉ tính số học sinh học đúng tuyến thì sĩ số vẫn cao đột biến. Một số khu vực thuộc quận Thanh Trì, Hoàng Mai, Thanh Xuân năm nay có sĩ số lớp 1 tăng mạnh so với vài năm trước.
Trường TH Phan Đình Giót - (quận Thanh Xuân, Hà Nội) là một trường nằm trong số trường có tỉ lệ học sinh lớp 1 tăng đột biến năm học 2018 - 2019. Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc - Hiệu trưởng cho biết: Từ tháng 1/2018, UBND phường Thượng Đình đã báo con số dự tuyển hơn 500 HS trong khi theo biên chế trường chỉ tuyển sinh 408 chỉ tiêu. Sĩ số ban đầu chia trung bình vượt quá số quy định HS/lớp của Bộ GD&ĐT.
Học sinh đúng tuyến phường Thượng Đình đến ngày tuyển sinh tiếp tục có sự biến động số lượng. Đặc biệt, nếu những năm trước, HS ở các khu chung cư cao cấp trên địa bàn, PHHS thường có tâm lý và nhu cầu cho con học trường ngoài công lập thì năm nay đều chọn Trường TH Phan Đình Giót để gửi gắm con em mình bởi chất lượng của trường được khẳng định. Điều đó cũng khiến lượng HS tăng lên ngoài dự kiến.
Từ số lượng ban đầu dự tính tuyển 8 lớp với 408 HS, nhưng để đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con em trong khu vực trường buộc phải tuyển tăng lên 522 HS/9 lớp (tăng 114 HS, trung bình: 58 HS/lớp). "Đa số HS trúng tuyển đều đúng tuyến. Chúng tôi không thể vì khó khăn nhất định mà từ chối quyền học tập chính đáng tại trường của học sinh. Quan trọng là tìm cách gỡ khó để chất lượng giáo dục được đảm bảo" - bà Nguyễn Thị Kim Ngọc khẳng định.
Hiệu trưởng Trường TH Phan Đình Giót - Nguyễn Thị Kim Ngọc. Ảnh: Việt Cường
Không để sĩ số ảnh hưởng chất lượng
Khai giảng năm học mới đã diễn ra gần 3 tuần, sự tích cực tháo gỡ khó khăn được ghi nhận tại trường. Trước hết, số lượng giáo viên phụ trách dạy lớp 1 được BGH trường dự trù đúng và đủ khi dự báo HS đông hơn mọi năm. Công tác rà soát đội ngũ được tiến hành sớm. Số giáo viên có thâm niên, chuyên môn dạy lớp 1 tốt nhất được dự trù và bố trí đủ vào dạy lớp 1...
Theo khẳng định của Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kim Ngọc: Vấn đề phòng học và phòng chức năng cũng sẽ được giải quyết triệt để vào năm sau khi công trình 4 tầng mới đã được UBND quận Thanh Xuân phê duyệt, đã chuẩn bị khởi công xây dựng và hoàn thiện vào 8/2019 sẽ tăng thêm số phòng học, phòng chức năng cho trường. Chắc chắn năm học sau, cơ sở vật chất sẽ không còn là trở ngại để Trường TH Phan Đình Giót tiếp tục hoàn thiện và khẳng định chất lượng giáo dục.
Ban đầu, sĩ số 522 HS lớp 1 chia đều 7 lớp, nhưng để giảm tải sĩ số HS trên lớp, trường đã tăng thành 9 lớp 1. Số HS được chuyển sang lớp thứ 9 PHHS được quyết định và tự nguyện. Trường hợp HS chuyển sang học một vài buổi nhưng vì lý do nào đó có nguyện vọng quay về lớp cũ vẫn được trường chấp nhận tránh tâm lý bị ép buộc bị chuyển đi hay phải học lớp "thêm". Hiện tại, lớp 1 đông nhất của trường là 58 HS; lớp ít nhất 49, và PHHS yên tâm, đồng thuận với nhà trường trong cách giảm sĩ số HS trên lớp.
Về CSVC, với dự báo tăng đột biến từ đầu năm 2018, BGH trường đã đi trước trong việc dự trù, sửa chữa tăng thêm 2 phòng học, bàn ghế, thiết bị giảng dạy. Việc dự trù và chuẩn bị chủ động, chính xác cho 2 lớp học này đã đảm bảo tốt cho hoạt động học tập và bán trú của HS tại trường.
Tuy nhiên, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kim Ngọc cho rằng: Mặc dù BGH, GV nhà trường đã chuẩn bị tốt nhất về CSVC, đội ngũ cho HS đầu vào lớp 1 và HS toàn trường song khó khăn nhất định cũng không tránh khỏi. Với tổng diện tích trường học 5.932m2 thì các hoạt động ngoài trời cùng một lúc của HS toàn trường gần như không thể. Trừ giờ chào cờ, HS toàn trường có thể tập trung cùng lúc còn lại học tập ngoại khóa, hoạt động thể chất, học trải nghiệm ngoài sân trường... đều phải bố trí luân phiên theo khối lớp, thời gian phù hợp; Giờ giải lao HS vẫn phải chơi ở hành lang lớp học thay vì ngoài sân trường...
Về cơ sở vật chất, trường thiếu hai phòng chức năng: Văn phòng và thể chất vì được trưng dụng làm phòng học. Hiện tại phòng Hiệu trưởng chung với văn phòng; Nhà thể chất được ngăn theo 3 khu để kiêm nhiệm thành 3 phòng: Hội đồng sư phạm; phòng đồ dùng dạy học; phòng thư viện.
Tuy nhiên theo ghi nhận, những khó khăn do quá tải sĩ số mang lại tại Trường TH Phan Đình Giót (Thanh Xuân - Hà Nội) ở thời điểm này về cơ bản đã được nhà trường khắc phục tốt. Hạn chế tối đa những ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học của GV, HS.
Theo Giáo dục Thời đại
Ban đại diện cha mẹ học sinh có trách nhiệm giám sát việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ "Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục", là một trong những nội dung mà Bộ GD-ĐT nhấn mạnh trong thông tư quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục. Trách nhiệm của Ủy ban nhân...