Quốc vương Thái Lan chú trọng phát triển giáo dục từ xa
Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej rất chú trọng đầu tư cho giáo dục thông qua các dự án xây dựng trường cho trẻ em khó khăn, cấp học bổng và phát triển việc giảng dạy từ xa.
Ngày 13/10, Quốc vương Bhumibol Adulyadej của Thái Lan băng hà. Các chuyên gia nhận định đây là nỗi đau, mất mát lớn đối với người dân nước này.
Vua Bhumibol Adulyadej là vị vua được yêu mến và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho dân tộc. Ông có những đóng góp to lớn trong các lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, văn hóa, giáo dục.
Kế thừa truyền thống hiếu học
Quốc vương Bhumibol Adulyadej sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học. Cha ông – vua Mahidol Adulyadej – tốt nghiệp trường Y Harvard. Mẹ ông – bà Srinagarindra – sinh ra sớm mồ côi cha mẹ, ở nhờ nhà người thân nhưng vẫn cố gắng theo học trường đào tạo y tá và bà đỡ khi mới 13 tuổi.
Sau này, bà nhận học bổng, sang Mỹ tiếp tục sự nghiệp học hành. Dưới sự giúp đỡ của ông Mahidol Adulyadej, mẹ Vua Rama IX hoàn thành chương trình điều dưỡng và hóa học tại Đại học Simmons, nghiên cứu về y tế học đường tại Viện Công nghệ Massachusetts.
Vua Bhumibol Adulyadej được coi là thánh sống của nhân dân Thái Lan. Ảnh: Cục quan hệ công chúng Thái Lan.
Hiếu học là truyền thống lâu đời của hoàng tộc vương triều Chakri. Vua Mongkut (Rama IV) nghiên cứu nhiều lĩnh vực, từ thần học, khoa học, toán học tới khoa học chính trị, ngoại ngữ. Ông cũng lập trường học hoàng gia, mời giáo viên phương Tây về giảng dạy cho các hoàng tử, công chúa.
Vua Chulalongkorn (Rama V) thành lập trường công lập đầu tiên ở Thái Lan, đồng thời cử những cá nhân xuất sắc du học.
Vua Vajiravudh (Rama VI) góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục trong nước thông qua Đạo luật Giáo dục tiểu học bắt buộc.
Vua Prachadipok (Rama VII) cũng chú trọng phát triển giáo dục. Những nỗ lực của ông mang lại cơ hội học tập cho trẻ em Thái Lan, bất kể giới tính hay hoàn cảnh xuất thân của họ. Ông cũng đặt ra thông lệ tổ chức lễ tốt nghiệp đại học, tự tay quốc vương trao bằng cho tân cử nhân để khuyến khích tinh thần học tập.
Tiếp nối truyền thống gia đình, quốc vương Bhumibol cố gắng theo đuổi việc học. Sau khi hoàn thành chương trình tiểu học tại Thái Lan, ông sang Thụy Sĩ học và nhận bằng tú tài văn chương Pháp, tiếng Latin và Hy Lạp.
Năm 1945, ông Bhumibol theo ngành Khoa học tại Đại học Lausanne. Một năm sau, Vua Rama VIII qua đời. Ông về Thái Lan chịu tang anh trai rồi nhanh chóng trở lại Thụy Sĩ để hoàn thành chương trình học.
Với vai trò là người kế vị, ông Bhumibol chuyển sang học ngành Luật và Khoa học chính trị, dù ngành học ưa thích là Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên, những hiểu biết cùng đam mê của ông đối với khoa học giúp Vua Rama IX trở thành vị vua duy nhất nhận được bằng sáng chế cho các công trình của mình.
Video đang HOT
Chính sự nghiệp học hành của quốc vương cùng truyền thống hiếu học từ hoàng tộc vương triều Chakri đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm cũng như những hoạt động của Vua Rama IX trong giáo dục.
Những đóng góp lớn cho giáo dục Thái Lan
Sau khi lên ngôi, ông Bhumibol chú trọng phát triển giáo dục nước nhà, bắt đầu bằng việc kế thừa truyền thống tổ chức lễ tốt nghiệp từ Vua Rama VII và Vua Rama VIII.
Đây là việc khó khăn khi nhà vua phải ngồi hàng giờ liền, tự tay trao bằng cho hàng nghìn sinh viên. Đầu thập niên 90, công việc trở nên vất vả hơn nhiều khi Thái Lan có đến 9 đại học nghiên cứu quốc gia, 22 đại học công lập, 41 đại học trực thuộc tỉnh, 9 đại học công nghệ và hơn 50 đại học tư thục.
Quốc vương cố gắng duy trì truyền thống tự tay trao bằng tốt nghiệp cho người trẻ trong vài năm vì lo ngại nếu phá bỏ truyền thống sẽ khiến nhiều tân cử nhân thất vọng. Đến khi việc này ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các hoạt động khác, Vua Rama IX mới ủy quyền cho các thành viên hoàng tộc khác.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej rất chú trọng đầu tư giáo dục. Ảnh: Boston Globe.
Tại lễ tốt nghiệp, nhà vua thường chia sẻ với người trẻ quan điểm của ông về giáo dục.
Quốc vương Bhumibol cho rằng bằng cấp và điểm số không quá quan trọng. Ông muốn giáo viên, học sinh hiểu mục đích chính của giáo dục là giúp tương lai mỗi người và cả đất nước tốt hơn.
“Người trẻ phải nhận thức được đi học là để thu nhận kiến thức chứ không phải điểm số. Đây là khoảng thời gian mỗi người chuẩn bị hành trang cho tương lai, giúp ích cho xã hội, không phải để làm hài lòng cha mẹ”, Vua Rama IX phát biểu tại trường Hoàng gia Chitralada.
Nhà vua cũng khuyến khích tinh thần sáng tạo, lối tư duy logic và khả năng phân tích vấn đề. Theo ông, giáo dục là học cách suy nghĩ, không đơn giản là việc ghi nhớ kiến thức có sẵn trên sách giáo khoa.
Ngoài ra, trong vấn đề giáo dục, ông Bhumibol rất chú trọng việc đưa tư tưởng Phật giáo để rèn luyện đạo đức cho học sinh. Ông quan niệm một người đủ tài, đức mới được coi là người có hiểu biết và có ích.
Là người chú trọng công tác giáo dục, Vua Rama IX luôn sẵn lòng hỗ trợ những người gặp khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục như sinh viên nghèo tài năng, những đứa trẻ phải bỏ học vì hoàn cảnh gia đình.
Từ năm 1963-1973, trong khi ngân sách khan hiếm, nhà vua đã quyên góp 121 triệu baht, trong đó 25,4 triệu baht được đầu tư cho giáo dục.
Trước đó, năm 1953, một thời gian ngắn sau khi kế vị, ông Bhumibol bắt đầu khởi động các dự án giáo dục, bao gồm việc phát triển giáo dục truyền hình, giáo dục từ xa và cấp học bổng du học cho sinh viên tài năng.
Năm 1959, tổ chức Anandamahidol được thành lập để tưởng nhớ anh trai Vua Rama VIII (anh trai của Bhumibol). Với nguồn vốn 1,8 triệu USD, tổ chức này cấp học bổng du học hàng năm.
Đến năm 2006, số người nhận học bổng là 250 người. Đây không phải số lượng lớn trong lịch sử 57 năm hoạt động nhưng điều quan trọng, hầu hết người này đều trở lại Thái Lan, cống hiến tài năng cho sự nghiệp giáo dục thế hệ kế tiếp.
Bên cạnh việc đầu tư phát triển nhân tài, quốc vương cũng chú trọng thu hẹp khoảng cách trong giáo dục. Đối tượng được Quốc vương Bhumibol chăm lo thường là bệnh nhân mắc bệnh phong, trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ khuyết tật và những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Bốn trường đầu tiên do ông đứng ra thành lập được gọi chung là trường phúc lợi Chao Pho Luang Upatham, phân bố ở miền Bắc, Đông Bắc và miền Trung Thái Lan. Ngoài ra, nhà vua cũng mở trường Rajpracha Samasai ở Prapadaeng dành cho con cháu những người mắc bệnh phong.
Năm 1963, ông gây quỹ hỗ trợ trẻ em mất cha mẹ trong thiên tai và trích tiền để lập tổ chức Rajaprajanugroh, nhằm xây dựng lại trường học vùng bão lũ. Sau này, quỹ còn được dùng để mở trường cho trẻ em mồ côi mắc bệnh AIDS và trẻ em miền núi.
Đến năm 2010, quỹ Rajaprajanugroh nhận gần 4 tỷ baht tiền quyên tặng, góp phần hỗ trợ hoạt động cho khoảng 44 trường. Ngoài ra, năm 1968, nhà vua tự chi tiền để biên soạn bách khoa toàn thư phục vụ nhu cầu tự học của trẻ em.
Không những thế, Quốc vương Bhumibol còn có công phát triển giáo dục từ xa ở Thái Lan. Xuất phát từ mối quan tâm đối với công nghệ truyền thông, nhà vua lên ý tưởng ứng dụng công nghệ này vào dạy học.
Ông cho rằng vệ tinh truyền hình là công cụ hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng xa. Nhờ đó, Tổ chức Giáo dục Từ xa (DLF) được thành lập.
Theo Khwankeo Vajarodaya – chủ tịch DLF, dự án đầu tiên được tiến hành vào dịp sinh nhật nhà vua năm 1995. Với sự hỗ trợ từ truyền hình vệ tinh và tivi, học sinh có thể học bài mà không cần giáo viên. Ngoài ra, các em cũng có thể tự học tại nhà.
DLF cung cấp chương trình học từ tiểu học, trung học đến dạy nghề, đại học bằng 6 ngôn ngữ. Chúng được phát sóng 24/7 trên 15 kênh truyền hình. Dự án thu hút 60 giáo viên và 110 nhân viên kỹ thuật tham gia.
Đương nhiên, dự án này vẫn tồn tại nhiều khó khăn. Năm 2010, bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Thái Lan quyết định xem xét lại tính hiệu quả của giáo dục từ xa, phát hiện nhiều trường lãng phí sự đầu tư từ DLF.
Bên cạnh đó, chương trình cũng còn nhiều điểm yếu như chưa có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, rắc rối trong việc đánh giá, kiểm tra chất lượng học tập. Dù vậy, việc áp dụng công nghệ vào giáo dục từ xa được coi là một trong những đóng góp lớn nhất của Quốc vương Bhumibol Adulyadej cho giáo dục Thái Lan.
Theo Zing
Nhà Vua Thái Lan băng hà, đã chọn người kế vị
Nhà Vua Thái Lan Bhumibol Abdulyadej đã băng hà vào hồi 15h52 ngày 13.10, hưởng thọ 88 tuổi.
Dự kiến, Nội các Thái Lan sẽ họp khấn cấp để bàn về các vấn đề liên quan đến kế vị và tình hình đất nước.Nhà Vua Bhumibol Abdulyadej sinh năm 1927. Theo Hiến pháp Thái Lan, ông được chỉ định làm Vua vào năm 1946 sau khi anh trai là Nhà Vua Ananda Mahidol băng hà.
Sau khi lên ngôi, ông sang Thụy Sĩ để hoàn tất chương trình chuyên về luật và khoa học chính trị. Nhà Vua Bhumibol Abdulyadej chính thức đăng quang vào năm 1950, là vị quân chủ trị vì lâu nhất thế giới hiện nay. Hầu hết người dân Thái Lan chưa biết đến vị vua nào khác trong cuộc đời mình. Nhà Vua Bhumibol Abdulyadej được xem là biểu tượng của sự đoàn kết đất nước.
Ông là một trong những vị vua được yêu mến nhất lịch sử Thái Lan nhờ hơn 2.000 dự án về phát triển làm thay đổi cuộc sống hàng triệu nông dân nghèo. Ngày sinh nhật Nhà Vua là quốc lễ, được xem như "Ngày của cha" và Quốc khánh của Thái Lan.
Với những đóng góp to lớn trên, Nhà Vua Bhumibol Abdulyadej đã được Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan trao tặng "Huy chương Thành quả trọn đời vì Phát triển nhân loại" vào tháng 6.2006. Theo Luật kế vị Hoàng gia, Hoàng Thái tử Maha Vajralongkorn sẽ là người kế vị Nhà Vua Bhumibol Abdulyadej.
Thái Lan để tang Nhà vua Bhumibol 1 năm và người dân nước này không được tổ chức "các lễ hội" trong vòng 30 ngày tới.
Quốc hội Thái Lan (NLA) ngày 13.10 cũng đã thông báo hủy lịch làm việc bình thường và sẽ triệu tập một cuộc họp đặc biệt tại nghị viện vào lúc 21g tối nay. Lý do được đưa ra là "tình huống đặc biệt".
Người dân Thái Lan oà khóc khi nhận tin Nhà vua băng hà.
Trong khi đó, quân đội Thái đã chuẩn bị cho tình huống hỗn loạn chính trị sau khi Nhà vua qua đời. Chính quyền quân sự Thái Lan đã cho tăng cường tuần tra trên khắp nước ngay từ lúc tin tức xấu về sức khỏe của Nhà vua Bhumibol Adulyadej.
Sau khi thông tin Nhà vua Bhumibol Adulyadej băng hà, người dân Thái Lan đã oà khóc. Một phụ nữ Thái nói với hãng tin CNN bên ngoài bệnh viện Siriraj rằng : "Chúng tôi đã mất đi người cha của mình. Ngài là cha của chúng tôi, người luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho con dân của mình".
Nhà vua Bhumibol Abdulyadej được xem là biểu tượng của sự đoàn kết đất nước. Ngài là một trong những vị vua được yêu mến nhất lịch sử Thái Lan nhờ hơn 2.000 dự án về phát triển làm thay đổi cuộc sống hàng triệu nông dân nghèo.
Ngày sinh nhật Nhà vua là quốc lễ, được xem như "Ngày của cha" và Quốc khánh của Thái Lan. Với những đóng góp to lớn trên, Quốc vương Bhumibol Abdulyadej đã được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan trao tặng "Huy chương Thành quả trọn đời vì Phát triển nhân loại" vào tháng 6.2006.
Nhà Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej (1946-2016) là vị quân vương có thời gian trị vì lâu nhất thế giới. Quốc vương Bhumibol chính thức lên ngôi vào ngày 5.5.1950 với vương hiệu Rama IX. Trong 7 thập kỷ ngồi trên ngai vàng, Nhà vua Bhumibol được nhiều người dân Thái Lan xem là trụ cột của sự ổn định trong suốt nhiều thập niên bất ổn chính trị tại đất nước này.
Theo Danviet
Nhà vua Thái Lan băng hà Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej vừa trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 88. Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej. Ảnh: Reuters Ông Bhumibol Adulyadej, quốc vương trị vì lâu nhất thế giới, qua đời tại bệnh viện vào lúc 15h52 (8h52 GMT) hôm nay, thông cáo của cung điện cho hay. "Quốc vương kính yêu của chúng tôi đã ra đi...