Quốc lộ 1 hay quốc lộ 1A?
Đây là vấn đề gây tranh cãi trong đề thi tham khảo môn Địa lý của Bộ GD&ĐT được công bố ngày 14/5.
Chia sẻ với báo chí, thầy Nguyễn Văn Thuật, giảng viên ĐH Đồng Nai, cho rằng câu 44, mã đề 003, đề thi Địa lý không có đáp án đúng.
Câu 44 hỏi: Quốc lộ 1 bắt đầu từ tỉnh Lạng Sơn và kết thúc ở? A. Cần Thơ; B. Kiên Giang; C. Cà Mau; D. Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Thuật khẳng định nước ta không có quốc lộ 1 mà chỉ có quốc lộ 1A, quốc lộ 1B, quốc lộ 1K.
Nhiều ý kiến trái chiều tranh luận về vấn đề này. Độc giả Lê Linh viết: “Việt Nam chỉ có quốc lộ 1 mà không có quốc lộ 1A . Quốc lộ 1A chỉ là cách gọi dân dã, không phải tên chính thức của Nhà nước quy định”.
Trả lời Zing.vn ngày 16/5, PGS.TS Nguyễn Đức Vũ (thay mặt tổ ra đề môn Địa lý) khẳng định: Tên quốc lộ 1 được ghi theo SGK Địa lý lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam và trong Atlat Địa lý Việt Nam do NXB Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.
Trao đổi thêm về vấn đề này, một giáo viên dạy Địa lý tại Hà Nội thông tin: Quốc lộ 1 được viết trong SGK Địa lý lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam (trang 131, mục a, dòng thứ 5). Theo đó, quốc lộ 1 chạy suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn đến Năm Căn, Cà Mau dài 2.300 km).
Giáo viên này băn khoăn: “Nếu không theo SGK thì giáo viên chúng tôi biết dạy học sinh thế nào?”.
Tham khảo thông tin trên văn bản pháp lý của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (tại hướng dẫn và thông tin chung về hệ thống quốc lộ, ban hành kèm theo Quyết định số 3937/QĐ-TCĐBVN ngày 1/12/2015), Việt Nam không có quốc lộ 1A mà chỉ có quốc lộ 1.
Quốc lộ 1 ở các tỉnh phía Bắc từ Ninh Bình trở ra được đề cập tại hướng dẫn và thông tin chung về hệ thống quốc lộ. Ảnh chụp màn hình.
Theo Khu Quản lý đường bộ VII (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), một số cơ quan hành chính vẫn sử dụng tên quốc lộ 1A theo thói quen do sợ nhầm lẫn với các quốc lộ 1B, 1C hay 1K. Tuy nhiên, tên gọi chính thức vẫn là “quốc lộ 1″ do Bộ Giao thông Vận tải quy định.
Video đang HOT
Từ năm 2012, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã có văn bản yêu cầu các khu quản lý giao thông đô thị thành phố khẩn trương kiểm tra, thay thế tên gọi “quốc lộ 1A” thành “quốc lộ 1″ trên hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ ở thành phố cho đúng quy định.
Theo Zing
Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2017: Khó đạt điểm cao
Theo nhận định của một số giáo viên, đề thi tham khảo THPT quốc gia 2017 tương đối dễ so với các năm trước. Tuy nhiên, áp lực thời gian làm bài khiến thí sinh khó đạt điểm cao.
Chiều 14/5, Bộ GD&ĐT công bố đề thi tham khảo THPT quốc gia 2017 với 5 bài thi là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Toán: Nên có những câu thật dễ
Theo thầy Lại Tiến Minh - giảng viên ĐH Kiến trúc Hà Nội - đề thi có nhiều câu hay, phân hóa tốt, các câu được sắp xếp từ dễ đến khó giúp học sinh không bị mất tinh thần khi làm bài.
Nhìn chung, với đề thi tham khảo lần này, học sinh trung bình có thể làm được 15-20 câu đầu tiên. Các câu phân loại học sinh khá giỏi tập trung ở khoảng cuối, từ câu 44-50. Học sinh khá giỏi nếu biết căn chỉnh thời gian có thể làm hết đề thi trong 90 phút.
Giảng viên Lại Tiến Minh. Ảnh: NVCC.
So với hai đề thi minh họa trước đó của Bộ GD&ĐT, đề thi lần này có sự phân loại học sinh tốt hơn, đồng thời hạn chế việc sử dụng máy tính của học sinh.
Thầy Tiến Minh đề xuất do đề thi có hai mục đích là xét tốt nghiệp và tuyển sinh vào đại học nên cần có nhiều hơn những câu thật dễ (khoảng 15-20 câu) để thuận lợi cho việc xét tốt nghiệp. Điều này cũng giúp giáo viên có định hướng tốt hơn trong việc ôn thi giai đoạn nước rút.
Theo giảng viên này, học sinh cũng gặp khó khăn khi phần lớn quen với cách làm Toán theo hình thức tự luận. Nhiều em chưa có kỹ năng tính toán nhanh. Tuy nhiên, hình thức thi trắc nghiệm giúp thí sinh tránh nguy cơ bị điểm liệt.
Hóa học: Giảm số lượng câu khó
Hoàng Đình Quang - á khoa ĐH Ngoại thương, giáo viên dạy Hóa học online, nhận định: Đề thi được sắp xếp từ dễ đến khó với thời gian làm bài hợp lý, không có nhiều câu đánh đố học sinh. Đề bám sát chương trình trong SGK.
Với đề thi này, học sinh có năng lực trung bình sẽ đạt 5 điểm, nắm chắc kiến thức đạt 8 điểm và năng lực xuất sắc đạt trên 9 điểm.
Theo Quang, đề thi đạt được kỳ vọng khi không quá nặng nề về mặt tính toán như trong 2 đề minh họa mà Bộ GD&ĐT công bố trước đó. Đề thi tham khảo vừa sức hơn, khai thác tốt mức độ hiểu kiến thức của học sinh.
Với môn Hóa học, mức độ câu khó giảm xuống nhưng đồng thời sức ép khi làm bài thi cũng tăng lên. Vì vậy, đề yêu cầu học sinh phải hiểu sâu vấn đề mới làm được chính xác, nếu làm ẩu sẽ dẫn đến kết quả thấp.
Vật lý: 'Bẫy' ở câu dễ
Theo thầy Chu Văn Biên, giảng viên ĐH Hồng Đức, Thanh Hóa, đề thi Vật lý đạt được mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.
Các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, giúp học sinh tiết kiệm thời gian làm bài và lượng được sức mình. Tuy nhiên, học sinh nên chú ý bởi một số câu dễ được cài "bẫy" một cách khéo léo (ví dụ câu 11, 18 và 34...). Vì vậy, các em phải học kỹ SGK và làm nhiều bài thi thử mới có thể tránh được.
Thầy Biên cho rằng các câu phân loại trong đề thi khá quen thuộc nên học sinh nắm chắc kiến thức có thể đạt điểm tối đa. Đề thi phù hợp thời lượng 50 phút cho 40 câu.
Ngữ văn: Thất vọng vì câu nghị luận văn học
Theo TS Phạm Hữu Cường, đề thi tham khảo môn Ngữ văn chủ yếu nằm trong SGK, phần ngữ liệu đọc hiểu và câu viết đoạn văn nghị luận văn học nằm ngoài chương trình học.
Nhìn chung, đề đảm bảo được yêu cầu xét tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển vào đại học. Tuy nhiên, mức độ phân hóa của đề thi chưa cao. Các câu hỏi nghiêng về các vấn đề truyền thống, hầu như không đề cập vấn đề mang tính thời sự.
Cụ thể, ở phần Đọc hiểu, so với các đề trước, đề thi tham khảo không còn đề cập việc nhận biết phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận... mà yêu cầu nhận biết cách trình bày ý trong đoạn văn.
TS Phạm Hữu Cường. Ảnh: NVCC.
Câu 1, câu 2 của phần Đọc hiểu khá đơn giản. Câu 3 và câu 4 ít nhiều đòi hỏi học sinh phải có suy nghĩ riêng nên có khả năng phân hóa trình độ thí sinh.
Phần Làm văn và câu viết đoạn văn nghị luận xã hội khá hay, có thể coi là câu hay nhất trong đề, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ thực sự. Câu hỏi này cũng có ý nghĩa thiết thực với tuổi trẻ, vì nhiều bạn trẻ hiện nay không tìm thấy niềm đam mê thực sự của chính mình.
Câu nghị luận văn học gây thất vọng nhất trong đề này. Hai ý kiến cần bình luận trong đề khá đơn giản, chưa khái quát được nét đặc sắc của nhân vật. Cách dùng từ "đầy khao khát" để nói về Tràng chưa thực cụ thể và chính xác.
Theo TS Phạm Hữu Cường, để làm tốt đề thi THPT quốc gia trong thời gian tới, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn 12, làm tốt các kiểu bài đọc hiểu và viết đoạn nghị luận xã hội, cũng như 4 kiểu bài nghị luận văn học: Phân tích/cảm nhận văn học, chứng minh văn học, bình luận văn học và so sánh văn học.
Tiếng Anh: Thất vọng vì... dễ
Cô Vũ Mai Phương, giáo viên dạy tiếng Anh online, cho rằng đề thi tham khảo THPT quốc gia không quá khó với học sinh. Các câu hỏi dàn trải theo các mức nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Để đạt được 5 điểm học sinh chỉ cần học chắc trong SGK.
Nội dung vận dụng cao nằm ở dạng bài đọc hiểu, số câu hỏi vận dụng, vận dụng cao khoảng 15 câu, chiếm 30% câu hỏi trong đề. Vì thế, đề thi đảm bảo yếu tố phân loại học sinh để tuyển sinh đại học.
Là giáo viên chuyên luyện đề thi khối D, cô Mai Phương cho rằng đề thi tham khảo môn tiếng Anh với mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học dễ hơn so với các kỳ thi tách biệt trước đó. Xã hội ngày càng yêu cầu cao hơn với môn ngoại ngữ, nên đề thi dễ lại làm cô Mai Phương khá thất vọng.
Theo Zing
Tranh luận về đề thi tham khảo môn Địa lý, Hóa học Theo nhận định của một số giáo viên, đề thi môn Địa lý và Hóa học còn "sạn". Trước ý kiến tranh luận, tổ ra đề thi thử nghiệm của Bộ GD&ĐT khẳng định đề thi Địa lý không sai. Chiều 14/5, Bộ GD&ĐT công bố đề thi tham khảo THPT quốc gia 2017 với 5 bài thi là Toán, Ngữ văn, Ngoại...