Quốc hội vào cuộc giám sát in SGK
Bộ Giáo dục và Đào tạo được yêu cầu phải rõ ràng, tích cực trong phát ngôn và chú trọng đến vấn đề sách giáo khoa vì ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội
Sáng 19-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp cho ý kiến đối với báo cáo tổng hợp của Chính phủ, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao và cá nhân có liên quan việc thực hiện nghị quyết của QH về giám sát chuyên đề và chất vấn tại kỳ họp, kết luận của UBTVQH về chất vấn tại phiên họp.
Có độc quyền trong phát hành SGK?
Trình bày báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của QH, Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết kết quả kỳ thi THPT quốc gia còn để xảy ra sai phạm ở một số địa phương, gây bức xúc trong nhân dân. “Công tác sửa đổi, phát hành sách giáo khoa (SGK) còn nhiều bất cập” – ông Phúc nhấn mạnh. Đáng chú ý, dự thảo đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2035 không được công khai để lấy ý kiến của người dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo làm rõ có độc quyền trong xuất bản SGK hay không?
Cho ý kiến báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ rà soát lại quy trình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để ngăn chặn các tiêu cực phát sinh.
Cầm trên tay cuốn SGK, bà Lê Thị Nga bày tỏ lo lắng về sự lãng phí trong in ấn. Bà Nga cho biết cử tri đề nghị Bộ GD-ĐT và Chính phủ làm rõ nghi ngại xung quanh việc độc quyền trong hoạt động của Nhà Xuất bản Giáo dục. Tại sao SGK bây giờ khác các thế hệ trước, một bộ sách không dùng được 2-3 thế hệ?.
“Như cuốn sách toán lớp 1 tôi đang cầm trên tay, rất khác lạ. Trước đây, bài tập riêng, SGK riêng. Bây giờ, toán lớp 1 luyện tập chung với SGK. Các cháu làm bài tập, nối hình, kẻ thêm hình, ghi bài tập vào trong đó. Như thế này đương nhiên là khóa sau không dùng được. Mỗi một năm khoảng 100 triệu bản SGK, xã hội mất khoảng 1.000 tỉ đồng nhưng đến năm sau không dùng được nữa” – bà Nga đặt vấn đề.
Đồng tình, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đề nghị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quan tâm tới SGK vì mỗi cuốn sách chỉ có giá 10.000-12.000 đồng nhưng ảnh hưởng tới hàng triệu gia đình. “Đề nghị bộ trưởng tổ chức thanh tra ngay vấn đề này và làm rõ có hay không lợi ích nhóm giữa biên soạn và phát hành SGK?” – bà Hải nhấn mạnh và cho rằng việc sử dụng lại SGK cũng nhằm rèn luyện, uốn nắn học sinh đức tính tiết kiệm, cẩn thận.
Video đang HOT
Đặc biệt, Trưởng Ban Dân nguyện đề nghị Bộ GD-ĐT làm rõ việc phát hành sách tham khảo. “Có hay không việc ép học sinh mua sách tham khảo? Có phụ huynh nhắn tin cho tôi nói là sách tham khảo mua từ đầu năm đến cuối năm không dùng gì cả, còn mới tinh” – bà Hải nêu.
Bộ GD-ĐT cần có chính kiến
Liên quan tới thí điểm, thực nghiệm, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho rằng cần có tổng kết, đánh giá, tránh thí điểm, thực nghiệm quá lâu mà cử tri không biết việc đó tốt, xấu ở điểm nào.
Sau cùng, vấn đề bà Hải gửi đến người đứng đầu ngành GD-ĐT là chú trọng đến người phát ngôn. Để mỗi khi xảy ra vấn đề nóng, bộ có phát ngôn thể hiện chính kiến, dẫn dắt dư luận, tránh hoang mang. “Phụ huynh đi mua sách không biết sách công nghệ giáo dục bán ở đâu hay bán theo chương trình. Cá nhân tôi đi mua sách công nghệ giáo dục cũng không được dù ở Hà Nội có nhiều trường dạy chương trình này. Bộ trưởng phải quan tâm vấn đề SGK và có thái độ rõ ràng trong các vấn đề liên quan” – bà Hải nói.
Còn Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (Ủy ban) Phan Thanh Bình thẳng thắn đánh giá ngành giáo dục thời gian qua có nhiều thành quả nhưng cũng gây xao động trong xã hội mà nổi cộm là SGK. Ông Bình đề nghị Bộ GD-ĐT công khai lộ trình triển khai các công việc để mọi người biết bộ đang giải quyết những vấn đề gì? Riêng Ủy ban đã giám sát vấn đề xuất bản SGK và cuối năm nay sẽ công bố kết quả.
Nhiều cuộc thi sắc đẹp quá!
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết nhiều cử tri băn khoăn là các cuộc thi sắc đẹp thời gian qua diễn ra tràn lan. “Câu hỏi cử tri đặt ra là mục đích của các cuộc thi sắc đẹp hiện nay là gì và Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đánh giá các cuộc thi này đã đạt được mục đích đặt ra hay chưa?” – bà Hải nêu và đề nghị bộ này sớm có tổng kết việc tổ chức các cuộc thi sắc đẹp trong thời gian qua để hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực, đặc biệt là định hướng lối sống cho giới trẻ. “Hiện nay có rất nhiều dư âm từ các cuộc thi sắc đẹp, khi nhiều cô gái chỉ sau một ngày, một giờ trở nên nổi tiếng, dẫn đến nhiều vấn đề khác” – bà Hải nhận xét.
Bài và ảnh: Thế Dũng
Theo nld.com.vn
Chủ nhiệm Lê Thị Nga cầm cuốn SGK Toán lớp 1 trên tay và đặt câu hỏi nhức nhói với Bộ trưởng Giáo dục
Phát biểu tại buổi họp, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã bày tỏ những thắc mắc rất nhức nhói với Bộ trưởng Giáo dục.
Sáng nay (19/9), tại phiên họp 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp.
Báo cáo Thẩm tra của Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Bộ GD-ĐT đã thể hiện sự quyết tâm trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; đề án đổi mới cơ bản được thực hiện theo lộ trình.
Việc xây dựng chương trình GDPT tổng thể và dự thảo các chương trình môn học được triển khai khá thận trọng, lấy ý kiến rộng rãi để có căn cứ hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Các khâu biên soạn sách giáo khoa mới, chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cũng đang được gấp rút triển khai cho thấy sự quyết tâm cao của ngành Giáo dục.
Tuy nhiên, theo Tổng Thư ký Quốc hội, vẫn còn nhiều băn khoăn về tiến độ và chất lượng triển khai thực hiện Nghị quyết vì Báo cáo chưa nêu được kết quả cụ thể cũng như chưa đánh giá rõ mức độ hoàn thành từng khâu, từng công đoạn trong tổ chức thực hiện, ghi nhận của VOV.
Phát biểu tại buổi họp, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã bày tỏ những thắc mắc về sách giáo khoa và sự lãng phí trong in ấn.
Bà Nga cầm cuốn sách giáo khoa môn Toán lớp 1 giơ lên và cho biết, trước đây bài tập có sách riêng, sách giáo khoa có sách riêng, nhưng bây giờ bài tập lại chung với sách giáo khoa và học sinh buộc phải ghi bài tập vào sách.
"Tại sao bây giờ khác thế hệ trước, một bộ sách không dùng được 2 - 3 thế hệ? Tại sao lại phải ghi bài tập vào sách giáo khoa? Tại sao chúng ta lại để phí mỗi năm chúng ta xuất bản hơn 1 triệu cuốn SGK, xã hội mất 1.000 tỉ đồng, nhưng đến năm sau không dùng được nữa?", báo Thanh niên ghi lời Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp.
Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện cho rằng, mỗi cuốn sách chỉ 10.000 đến 12.000 đồng nhưng ảnh hưởng muôn nhà.
"Đề nghị Bộ trưởng quan tâm tổ chức thanh tra ngay vấn đề này, có biểu hiện gì ở đây? Thể hiện lợi ích nhóm giữa biên soạn và phát hành sách hay không?
Trước đây SGK không phải như vậy nhưng sau đó người ta cứ đưa vào các bài tập, hình vẽ. Nhà in không tự in như thế được mà có thể người đặt hàng người biên soạn yêu cầu sách phải như vậy", báo VOV ghi lời bà Nguyễn Thanh Hải.
"Có phụ huynh nhắn tin cho tôi nói là sách tham khảo mua từ đầu năm nhưng đến cuối năm vẫn còn mới tinh, không dùng gì cả", bà Hải nói thêm và đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo phải có tổng kết, đánh giá việc thực hiện việc này.
Theo noichungla
Cả nước sẽ chỉ còn 10 trường đào tạo sư phạm Bộ GD&ĐT đang xây dựng đề án quy hoạch lại các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có các trường sư phạm. Theo đó sẽ rà soát, sắp xếp để hình thành 10 cơ sở đào tạo giáo viên có uy tín. Hiện nay, việc đào tạo, sử dụng giáo viên thiếu thống nhất về tổ chức quản lí và kiểm...