Quốc hội TQ bàn việc lùi lại kỳ họp thường niên vì dịch virus corona
Thường vụ quốc hội Trung Quốc sẽ nhóm họp vào ngày 24/2 để thảo luận về kế hoạch dời lại kỳ họp thường niên vào tháng 3, giữa lúc ứng phó với dịch virus corona.
Tân Hoa Xã hôm 17/2 cho biết Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (gọi tắt là Nhân Đại, tức quốc hội Trung Quốc) khóa 13 sẽ họp để quyết định xem có lùi lại kỳ họp Nhân Đại thường niên dự kiến diễn ra vào tháng 3 hay không.
Theo kế hoạch, khoảng 3.000 đại biểu Nhân Đại sẽ tham dự kỳ họp kéo dài trong ít nhất 10 ngày tại Bắc Kinh, bắt đầu từ 5/3, để thông qua luật và công bố các mục tiêu kinh tế quan trọng trong năm.
Việc hoãn lại lần này sẽ là lần đầu tiên kể từ khi Trung Quốc tổ chức họp Nhân Đại vào tháng 3 như hiện tại vào năm 1995. Theo hiến pháp Trung Quốc, Nhân Đại phải tổ chức kỳ họp toàn thể hàng năm.
Đội quân nhạc tập dượt trước phiên bế mạc kỳ họp quốc hội Trung Quốc hồi tháng 3/2019. Ảnh: Reuters.
Theo bản tin của Tân Hoa Xã, Ủy ban Thường vụ Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc xem việc phòng chống dịch là “nhiệm vụ quan trọng nhất hiện tại”, nhấn mạnh việc “dựa vào quần chúng nhân dân” để giành chiến thắng trong “cuộc chiến” này.
“Hiện tại, để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và giành chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch đang ở giai đoạn then chốt này, chúng ta phải tập trung sức mạnh, toàn lực tiến lên”, bản tin viết.
Cũng theo bản tin, lực lượng lãnh đạo tỉnh thành và bộ ngành, chiếm 1/3 trong số gần 3.000 đại biểu Nhân Đại, đều đang ở tuyến đầu chống dịch, do đó cần “dời lại một cách hợp lý” kỳ họp thứ 3 Nhân Đại khóa 13.
Video đang HOT
Reuters hôm 7/2 dẫn nguồn tin cấp cao trong chính phủ Trung Quốc cho biết nước này đang xem xét các phương án, bao gồm việc lùi lại kỳ họp quốc hội, vì “tình hình (dịch bệnh) dường như chưa thể được ngăn chặn vào tháng 3″.
Virus, được cho là có nguồn gốc ở thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, đã làm tử vong 1.775 người (1.770 người ở Trung Quốc đại lục) và lây nhiễm cho hơn 71.000 người trên toàn cầu, phần lớn ở Hồ Bắc.
Nhiều quan chức thường tham gia chuẩn bị cho kỳ họp Nhân Đại bị cách ly bắt buộc 14 ngày ở nhà, khi họ từ quê nhà trở lại Bắc Kinh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, theo Reuters. Các quan chức chính quyền trung ương ở Bắc Kinh trở lại làm việc hôm 3/2.
Kỳ họp Nhân Đại năm nay rất quan trọng, vì được cho là sẽ thông qua bộ luật dân sự đầu tiên của Trung Quốc, cột mốc quan trọng trong nỗ lực cải cách tư pháp của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Kỳ họp Nhân Đại của Trung Quốc vốn diễn ra cùng lúc với kỳ họp của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (gọi tắt là “Chính Hiệp”, tương đương mặt trận tổ quốc), với hơn 2.100 đại biểu. Hai kỳ họp này được gọi chung là “Lưỡng Hội”.
Theo news.zing.vn
Với 1 triệu người Trung Quốc sinh sống, châu Phi lo sợ dịch virus corona
Châu Phi hiện chưa xác nhận có ca nhiễm virus corona chủng mới nhưng nhân viên y tế thế giới lo ngại nguy cơ đe dọa châu lục này, nơi có khoảng 1 triệu người Trung Quốc đang sinh sống.
Các nước châu Phi đang chạy đua đề phòng dịch bệnh vì mỗi ngày tiếp nhận hàng trăm du khách đến từ Trung Quốc. Hoạt động an ninh bao gồm tăng cường giám sát tại các cảng nhập cảnh, cách ly và xét nghiệm được áp dụng trên khắp châu Phi, khu vực có 1,2 tỉ dân với một số hệ thống phát hiện và điều trị bệnh yếu nhất thế giới.
Tuy nhiên, những nỗ lực này gặp phải những trở ngại do thiếu thốn trầm trọng bộ xét nghiệm và nhiều chứng bệnh cũng có triệu chứng tương tự như do virus corona gây ra.
Bảo vệ tại Bệnh viện Hữu nghị Sino-Zambia, nơi điều trị cho nhiều người Trung Quốc và đã thực hiện biện pháp phòng ngừa tăng cường hơn so với các bệnh viện khác trong khu vực. Ảnh: AP Photo/Emmanuel Mwiche
Trong số những người lo lắng có các nhân viên của bệnh viện Hữu nghị Sino-Zambia ở thành phố mỏ Kitwe phía Bắc Zambia, gần biên giới Congo. Tại vùng ngoại ô của thành phố này, nhiều công ty Trung Quốc đang khai thác mỏ và 1 công ty có trụ sở ở TP Vũ Hán. Theo đó, hàng trăm công nhân đã di chuyển giữa Zambia và Trung Quốc trong vài tuần qua.
"Chúng tôi hoàn toàn chưa sẵn sàng. Nếu phát hiện vài trường hợp, dịch bệnh có thể lan rộng rất nhanh" - bác sĩ vật lý trị liệu Fundi Sinkala nói.
Bệnh viện Hữu nghị Sino-Zambia đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa gồm kiểm tra thân nhiệt của bệnh nhân bằng nhiệt kế hồng ngoại và lập các khu vực cách ly. Nhân viên đeo khẩu trang và tiến hành dự trữ găng tay, thuốc khử trùng và bình thở oxy.
Thế nhưng, một số nhân viên giấu tên cho biết các bệnh nhân Trung Quốc được kiểm tra có triệu chứng ho, sốt nhưng không được cách ly. Các bệnh nhân không được điều trị đặc biệt và không xét nghiệm virus. Sau khi phục hồi, bệnh nhân được cho về nhà với thuốc kháng sinh.
Một người đàn ông đeo khẩu trang tại nhà thuốc ở TP Kitwe, Zambia. Ảnh: AP Photo/Emmanuel Mwiche
Đầu tuần này, một quan chức Zambia lần đầu tiên thừa nhận quốc gia này đang theo dõi một số lượng không cụ thể các ca nghi nhiễm. Zambia là 1 trong 13 nước được WHO xác định là nguy cơ cao do có đường liên kết vận chuyển tấp nập với Trung Quốc.
Giống như hầu hết các nước ở châu Phi, Zambia đến nay vẫn không thể tự xét nghiệm virus corona mới. Bệnh nhân phải chờ một hợp chất gọi là chất phản ứng mà các phòng thí nghiệm yêu cầu để xác nhận có bị nhiễm hay không. Chỉ có 6 trong 54 nước châu Phi có phòng thí nghiệm được trang bị vào giữa tuần qua.
Không có xét nghiệm, nhân viên chỉ dựa trên các triệu chứng và theo dõi tình trạng có bị dai dẳng không. Bác sĩ Sinkala nói: "Nhưng theo những gì chúng ta biết hiện nay, một số người không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào".
Một bảng chỉ dẫn đường đến phòng khám sốt ở Bệnh viện Hữu nghị Sino-Zambia. Ảnh: AP Photo/Emmanuel Mwiche
Zambia một trong những quốc gia bổ sung được WHO trang bị thiết bị vào cuối tuần này. Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp của WHO cho biết có 28 phòng thí nghiệm khắp châu Phi có thể chẩn đoán virus corona chủng mới.
Một số nước châu Phi như Ghana, Nam Phi và Ethiopia đã tuyên bố tiến hành biện pháp phòng ngừa và cập nhật các kết quả xét nghiệm âm tính trong các ca nghi nhiễm. Đồng thời, các nước đã chứng tỏ hoạt động giám sát và khả năng cách ly.
Mặc dù hãng hàng không Ethiopian Airlines phải đối mặt với những câu hỏi về việc vẫn thực hiện hơn 30 chuyến bay với Trung Quốc trong một tuần, các hãng hàng không khác của châu Phi cũng đã đình chỉ các chuyến bay.
Minh Yến
Theo AP/nguoilaodong
Campuchia bác thông tin hành khách bị ngất ở sân bay Phnom Penh do nhiễm nCoV Ngày 9/2, Bộ Y tế Campuchia bác bỏ thông tin trên mạng xã hội cho rằng một hành khách người Anh gốc Ấn Độ vừa ngất xỉu tại sân bay quốc tế Phnom Penh lúc 9h30 phút sáng cùng ngày là do nhiễm chủng mới của virus corona (2019-nCoV). Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Ly Sovann lên tiếng bác bỏ tin...