Quốc hội thận trọng chọn phương án lùi triển khai Chương trình sách giáo khoa
Ngày 02/11/2017, Quốc hội thảo luận về Tờ trình của Chính phủ về việc điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cho thấy, các đại biểu rất thận trọng lựa chọn phương án lùi 1 năm hay 2 năm.
Đại biểu Quốc hội thận trọng lựa chọn phương án lùi thời điểm triển khai Chương trình – sách giáo khoa (Ảnh minh họa: tienphong.vn).
Chưa phương án nào quá bán
Ngày 02/11/2017, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về Tờ trình của Chính phủ về việc điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Các đại biểu thống nhất cao với sự cần thiết phải điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông mới để bảo đảm tính khả thi và chất lượng chương trình.
Ngay sau phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cùng các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội;
Gửi phiếu xin ý kiến các vị Đại biểu Quốc hội về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông mới.
Theo đó, đa sô Đai biêu Quôc hôi đông y lui thơi gian thưc hiên Nghị quyết 88 va thay đôi triên khai chương trinh, sach giao khoa Giáo dục phổ thông mơi theo hinh thưc cuôn chiêu tuân tư:
Năm đâu tiên ap dung vơi lơp đâu câp tiêu hoc, năm thư hai đôi vơi lơp đâu câp trung hoc cơ sơ va năm thư ba vơi lơp đâu câp trung hoc phô thông;
Video đang HOT
Hoan thanh qua trinh ap dung chương trinh, sach giao khoa Giáo dục phổ thông mơi sau 5 năm kê tư năm băt đâu triên khai.
Đối với thời điểm bắt đầu triển khai chương trinh, sach giao khoa Giáo dục phổ thông mơi, co hai loai y kiên:
Nhiều Đại biểu đồng tình với phương án Chính phủ đề xuất, bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông mới từ năm học 2019 -2020, lui 1 năm so vơi thơi gian quy đinh trong Nghị quyết 88 (Phương án 1).
Tuy nhiên, cũng có nhiều Đại biểu đề nghị bắt đầu áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2020-2021, lui 2 năm (Phương án 2), vì thực tế thời gian qua các công việc đều chậm tiến độ, trong khi phần việc còn lại là rất lớn, đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị để bảo đảm chất lượng triển khai chương trình.
Căn cứ ý kiến các Đại biểu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký gửi phiếu xin ý kiến Quốc hội về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông mới với hai phương án nêu trên.
Kết quả co 412 Đại biểu Quốc hội cho y kiên, trong đó:
Phương án 1 (lui 1 năm): Có 193 Đại biểu đồng ý, chiếm 46,84% số Đại biểu trả lời và chiếm 39,31% tổng số Đại biểu Quốc hội.
Phương án 2 (lui 2 năm): Có 208 Đại biểu đồng ý, chiếm 50,49% số Đại biểu trả lời và chiếm 42,36% tổng số Đại biểu Quốc hội.
Như vậy, kết quả lấy phiếu xin ý kiến cho thấy, cả 2 phương án, chưa có phương án nào có trên 50% tổng số Đại biểu Quốc hội bày tỏ chính kiến.
Điều này thể hiện sự cân nhắc thận trọng của cac Đại biểu đối với thơi gian cân thiêt đê chuân bi triển khai chương trình, sách giáo khoa mới.
Đồng thời cũng mong muốn với sự quyết tâm cao hơn nữa của Chính phủ trong việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, hạn chế kéo giãn thời gian cũng như yêu cầu sử dụng kinh phí khi thực hiện chương trình phải hiệu quả, thiết thực.
Để tạo điều kiện thuận lợi, chủ động trong điều hành của Chính phủ, đồng thời, không gây áp lực về thời gian, cân đối điều hành kinh phí hợp lý, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm tính khả thi và chất lượng của việc triển khai chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông mới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị:
Quốc hội cho quy định về lộ trình áp dụng theo hướng Quốc hội đồng ý cho phép lùi thời gian va thưc hiên phương thưc triên khai cuôn chiêu tuân tư chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông mới;
Thời hạn bắt đầu áp dụng chậm nhất là từ năm học 2020-2021 đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022-2023 đối với cấp trung học phổ thông.
Tăng thêm trách nhiệm của Chính phủ
Theo Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong thời gian lấy ý kiến, cần tăng trách nhiệm của Chính phủ trong việc đảm bảo nguồn lực thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông; đồng thời cũng có Đại biểu đề nghị lùi thời điểm thực hiện nhưng không tăng kinh phí.
Với các nội dung góp ý trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo điều chỉnh khoản 1, Điều 2 Dự thảo Nghị quyết.
Theo đó, Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bảo đảm không tăng kinh phí.
Đồng thời, bố trí đủ nguồn lực, chuẩn bị đồng bộ các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất để triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Khi chuẩn bị đủ các điều kiện, Chính phủ báo cáo Quốc hội thời điểm áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo lộ trình quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị, dự thảo Nghị quyết chỉ tập trung vào việc điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông mới và xác định trách nhiệm của Chính phủ trong việc bảo đảm thực hiện đúng theo lộ trình được điều chỉnh.
Theo GDVN
Quốc hội quyết lùi hai năm thực hiện Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới
Thời hạn áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với cấp tiểu học.
Ngày 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Với 438 đại biểu Quốc hội tán thành, chiếm 89,21% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (ảnh quochoi.vn).
Với 438 đại biểu Quốc hội tán thành, chiếm 89,21% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Như vậy, thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới được lùi 2 năm so với quy định cũ.
Cụ thể, thời hạn áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022-2023 đối với cấp trung học phổ thông.
Nghị quyết giao Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bảo đảm không tăng kinh phí;
Đồng thời, bố trí đủ nguồn lực, chuẩn bị đồng bộ các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất để triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Khi chuẩn bị đủ các điều kiện, Chính phủ báo cáo Quốc hội thời điểm áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo lộ trình quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này.
Theo GDVN
Quan điểm của một Phó Hiệu trưởng về vấn nạn dạy thêm học thêm tràn lan Một trong các biện pháp căn cơ để giải quyết được tình trạng dạy học thêm tràn lan, nhất là bậc tiểu học hiện nay, nằm ở nhận thức của các bậc phụ huynh. Giáo viên làm nghề tay trái "nuôi" nghề giáoSao lại cấp phép dạy thêm cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng?Con quay như chong chóng, tối mắt tối mũi vì...