Quốc hội Nhật Bản thông qua ngân sách kỷ lục cho tài khóa 2021
Ngày 26/3, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua khoản ngân sách kỷ lục trị giá 106.610 nghìn tỷ yen (976 tỷ USD) cho tài khóa 2021 để tăng cường các biện pháp giảm nhẹ tác động của dịch COVID-19, cũng như tăng chi phí an sinh xã hội và quốc phòng.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 5/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua ngân sách cho tài khóa 2021 bắt đầu từ ngày 1/4 tới. Trước đó, Hạ viện đã thông qua bản dự thảo này vào đầu tháng 3. Cả hai viện đều đang nằm dưới sự kiểm soát của liên minh cầm quyền tại Nhật Bản gồm đảng Dân chủ Tự do và đảng Komeito. Trong khoản tiền trên, có 5.000 tỷ yen (45,67 tỷ USD) được dùng làm quỹ dự phòng để hỗ trợ hệ thống chăm sóc y tế và kinh tế. Khoản tiền này có thể được chi ra mà không cần Quốc hội phải phê duyệt lần nữa.
Đây là năm thứ chín liên tiếp, Nhật Bản có dự thảo ngân sách kỷ lục và là năm thứ ba liên tiếp ngân sách nước này vượt mức 100.000 tỷ yen (913,38 tỷ USD). Con số này có khả năng tăng lên nếu Thủ tướng Suga Yoshihide quyết định thêm ngân sách bổ sung để tăng cường các biện pháp chống dịch. Trong tài khóa 2020, tổng chi tiêu của chính phủ là 175.690 tỷ yen (1.604,7 tỷ USD), cao hơn so với dự thảo ngân sách ban đầu là 102.660 yen (937,67 tỷ USD). Cho đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng ngân sách dự phòng liên quan COVID-19 để hỗ trợ tài chính, giúp các nhà hàng, quán bar có thể tuân thủ yêu cầu đóng cửa sớm để chống dịch, cũng như giúp các bệnh viên có thể tăng giường bệnh phục vụ công tác điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
Trong những năm gần đây, phần lớn ngân sách Nhật Bản được dùng để chi trả các dịch vụ an sinh xã hội, bao gồm chăm sóc sức khỏe và trợ cấp hưu trí trong bối cảnh dân số đang ngày càng già hóa. Con số này hiện đã lên tới 35.840 tỷ yen (327,3 tỷ USD), mức cao nhất từ trước đến nay. Chính phủ Nhật Bản dự báo chi phí an sinh xã hội sẽ tăng 350 tỷ yen (3,2 tỷ USD) trong tài khóa tới, sau khi cắt giảm kinh phí cho bảo hiểm y tế quốc gia. Trong khi đó, chi phí quốc phòng sẽ lên tới 5.340 tỷ yen (48,77 tỷ USD), mức kỷ lục trong 7 năm liên tiếp do Nhật Bản đang tăng cường năng lực trong lĩnh vực không gian mạng và vũ trụ. Chi phí an ninh quốc gia còn bao gồm 33,5 tỷ yen (310 triệu USD) để phát triển các loại tên lửa.
Để có đủ tiền cho dự thảo ngân sách, số trái phiếu mới do Nhật Bản phát hành sẽ tăng 11.040 tỷ yen (100,8 tỷ USD) so với tài khoá 2020 lên 43.600 tỷ yen (398 tỷ USD), trong khi thu ngân sách từ thuế sẽ giảm mạnh do ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Trước đó, vào cuối tài khóa 2019, nợ công tại Nhật Bản đã vượt 1.100 tỷ yen (10,05 tỷ USD), chiếm hơn 200% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nhật Bản: Năm thứ 3 liên tiếp đệ trình tăng ngân sách thường niên
Ngày 18-1, kỳ họp thường niên thứ 204 của Quốc hội Nhật Bản đã khai mạc ở thủ đô Tokyo với trọng tâm là các vấn đề kinh tế và các dự luật liên quan tới cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Nhật Bản tại Tokyo ngày 18-1. Ảnh: TTXVN
Trong ngày đầu tiên của 150 ngày nhóm họp, chính phủ nước này đã đệ trình dự thảo ngân sách cho tài khóa mới (bắt đầu từ ngày 1-4) lên tới 106.609,7 tỷ yen (1.028 tỷ USD), tăng 3,8% so với ngân sách của tài khóa trước, trong đó có ngân sách cho phòng chống dịch Covid-19.
Nếu được Quốc hội thông qua, đây là năm thứ 3 liên tiếp ngân sách thường niên của Nhật Bản vượt ngưỡng 100.000 tỷ yen và là mức ngân sách lớn nhất từ trước đến nay.
Trong kỳ họp này, nhiều khả năng Thủ tướng Suga Yoshihide sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích từ phe đối lập về sự ứng phó chậm chạp với dịch Covid-19.
Thủ tướng Nhật Bản chỉ định quan chức phụ trách chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 Trong bối cảnh làn sóng thứ ba dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát tại Nhật Bản, Thủ tướng Suga Yoshihide ngày 18/1 đã chỉ định Bộ trưởng Cải cách hành chính Taro Kono làm người phụ trách chiến dịch tiêm chủng. Quyết định này nhằm đảm bảo sự phối hợp suôn sẻ giữa các bộ ban ngành trong việc triển...