Quốc hội đồng thuận giải thể trường ĐH “non” điều kiện
Thống nhất cao về chủ trương ưu tiên các trường đại học hoạt động theo nguyên tắc “không vì lợi nhuận” kiên quyết giải thể các trường không đảm bảo điều kiện…, đại biểu quốc hội đã bấm nút thông qua Nghị quyết về việc thành lập trường, đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH.
Dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đối với giáo dục đại học (ĐH) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) tổ chức xin ý kiến đại biểu QH. Đến 16h ngày 17/6 đã có 218 đại biểu gửi ý kiến, tất cả đều tán thành dự thảo Nghị quyết, trong đó có 53 đại biểu có ý kiến góp ý trực tiếp vào văn bản.
Đánh giá chung về việc thành lập trường, mở ngành, mở rộng quy mô đào tạo thời gian qua, QH khẳng định còn nhiều bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Ngân sách nhà nước và nguồn thu từ học phí chưa bảo đảm được yêu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục ĐH cơ chế, chính sách về xã hội hoá chậm được bổ sung đổi mới, ảnh hưởng đến khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư cho các cơ sở giáo dục ĐH phương thức đầu tư, phân bổ kinh phí còn bất cập cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục ĐH còn chưa được thực hiện đầy đủ và thiếu đồng bộ.
Nghị quyết về giáo dục đại học nhận sự đồng thuận cao trong Quốc hội. (Ảnh: Việt Hưng).
Đội ngũ cán bộ, giảng viên còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu suất đầu tư cho sinh viên còn thấp chất lượng đầu vào chưa cao nội dung, phương pháp đào tạo và công tác quản lý giáo dục ĐH chậm được đổi mới chưa có sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động, công tác nghiên cứu khoa học chưa được coi trọng và chưa gắn kết chặt chế với hoạt động đào tạo hoạt động kiểm định chất lượng mới bắt đầu và còn mang tính chất thử nghiệm.
Video đang HOT
Nghị quyết nêu yêu cầu Chính phủ tiếp tục tổng kết công tác hợp tác quốc tế về giáo dục ĐH giai đoạn 2000 – 2010 báo cáo Quốc hội về lộ trình đầu tư, hoạt động và tác động vào nền giáo dục ĐH Việt Nam của các trường “ĐH xuất sắc” được hình thành trên cơ sở hợp tác giữa Việt Nam và chính phủ một số nước.
Bàn về các giải pháp “gỡ khó”, nghị quyết khẳng định chính sách ưu tiên thành lập các cơ sở giáo dục ĐH tư thục có vốn đầu tư lớn và bảo đảm đầy đủ các tiêu chí và điều kiện theo quy định. Chỉ thành lập thêm các cơ sở giáo dục ĐH công lập của địa phương khi ngân sách địa phương đủ đầu tư cho nhà trường để bảo đảm chất lượng đào tạo.
Nguyên tắc “không vì lợi nhuận” trong giáo dục ĐH (khoản 3 Điều 2) nhận một số ý kiến lo ngại sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư tham gia. UB Thường vụ xác nhận, thực tế đa số các cơ sở giáo dục ĐH tư thục lựa chọn mô hình hoạt động có tính đến “lợi nhuận hợp lý”. Nhưng cũng có một số cơ sở giáo dục ĐH tư thục lựa chọn mô hình hoạt động “không vì lợi nhuận”.
Nhà nước cần có chính sách ưu tiên hợp lý để khuyến khích các trường thực sự hoạt động theo nguyên tắc “không vì lợi nhuận”, đồng thời có biện pháp ngăn chặn biểu hiện thương mại hóa giáo dục. Nội dung này đã được bổ sung, chỉnh lý rõ hơn trong dự thảo Nghị quyết.
Quả quyết bấm nút! (Ảnh: Việt Hưng).
Nội dung về chế tài đối với các trường chưa xây dựng được cơ sở riêng nhưng vẫn được tổ chức đào tạo mà không bị xử lý ngay (khoản 4 Điều 2) cũng còn gây nhiều băn khoăn.
UB Thường vụ “giải trình”, trước năm 2009, các quy định của pháp luật về quy trình thành lập trường chưa chặt chẽ, chưa tách quy định thành lập trường thành hai bước: thành lập trường và cho phép hoạt động giáo dục. Vì vậy, một số cơ sở giáo dục ĐH đã được thành lập mặc dù chưa có cơ sở riêng nhưng vẫn được phép hoạt động.
UB Thường vụ cho rằng để khắc phục thực trạng này, cần có lộ trình, thời hạn hợp lý để các trường có điều kiện xây dựng cơ sở của mình nên vẫn đề nghị giữ nguyên nội dung quy định trong dự thảo.
Nguyên tắc được các đại biểu tán thành cao là không tăng chỉ tiêu tuyển sinh đối với các trường nếu điều kiện bảo đảm chất lượng của trường không tốt hơn năm trước. Giảm chỉ tiêu tuyển sinh đối với những trường đã được thành lập trước năm 2010 mà chưa xây dựng được cơ sở riêng tại địa điểm theo hồ sơ đăng ký thành lập và sau 3 năm (kể từ năm 2010) nếu các trường này vẫn không xây dựng được cơ sở tại địa điểm đăng ký thì đình chỉ hoạt động đào tạo và xem xét giải thể nhà trường.
Nghị quyết đã nhận được 429 phiếu thuận (tương đương 87,02%), chỉ 1,22% phiếu chống, là nội dung cuối cùng được thông qua trong kỳ họp này.
Theo dân trí
Năm học mới, tựu trường sớm nhất vào ngày 1/8
Năm học 2010-2011, các cơ sở giáo dục tựu trường sớm nhất vào ngày 1/8 và muộn nhất vào ngày 28/8. Các trường có thể khai giảng sau ngày tựu trường hoặc vào ngày toàn dân đưa trẻ đến trường (5/9) và kết thúc năm học muộn nhất vào ngày 31/5/2011.
Đây là khung thời gian năm học 2010-2011 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành hôm nay (25/5).
Theo đó, thời gian học đối với bậc tiểu học có ít nhất 35 tuần thực học (kỳ một ít nhất 18 tuần, kỳ hai ít nhất 17 tuần), đối với bậc học trung học cơ sở và trung học phổ thông có ít nhất 37 tuần thực học (kỳ một ít nhất 19 tuần, kỳ hai ít nhất 18 tuần), giáo dục thường xuyên (bổ túc trung học cơ sở và trung học phổ thông) có ít nhất 32 tuần thực học chia đều cho hai kỳ học.
Ngày thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2010-2011 cũng tương tự năm học này, vào ba ngày 2, 3 và 4/6/2011. Quyết định về khung thời gian năm học cũng quy định trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai thì giám đốc sở giáo dục và đào tạo sẽ quyết định cho học sinh nghỉ học và bố trí học bù.
Theo vietnam