Quốc hội Anh “nói không” với Brexit không thỏa thuận
Diễn biến này mở ra cánh cửa hoãn Brexit và điều chỉnh lại các điều khoản của vụ “ly dị” lịch sử…
Quốc hội Anh ngày 13/3 đã bỏ phiếu chống lại việc nước này ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, mà không có một thỏa thuận nào với khối thị trường chung. Diễn biến này mở ra cánh cửa hoãn Brexit và điều chỉnh lại các điều khoản của vụ “ly dị” lịch sử – hãng tin Bloomberg cho hay.
Giới đầu tư toàn cầu “thở phào” nhẹ nhõm khi kịch bản xấu nhất là Brexit cứng sẽ không xảy ra. Đồng Bảng Anh nhờ đó mà tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 6.
Vào lúc gần nửa đêm, Hạ viện Anh bỏ 321 phiếu chống là 278 phiếu thuận đối với kịch bản Anh rời EU không có thỏa thuận.
Trong một ngày “hỗn loạn” nữa ở London, Thủ tướng Theresa May một lần nữa đương đầu với sự “nổi loạn” của các nghị sỹ trong chính Đảng Bảo thủ của bà, hứng thất bại trong cuộc bỏ phiếu, và cuối cùng phải cảnh báo rằng Brexit sẽ bị trì hoãn nhiều tháng nếu không có thỏa thuận nào đạt được vào tuần tới.
Video đang HOT
Trong cuộc tranh luận ở Hạ viện về Brexit, bà May thậm chí không thể tham gia vì bà đang bị ốm và bị mất giọng. Phát biểu sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu được công bố, bà thể hiện thái độ không vui. “Hạ viện sẽ phải đối mặt với những hậu quả của quyết định mà mình đưa ra”, bà nói.
Đã gần 3 năm trôi qua kể từ khi cử tri Anh bỏ phiếu chọn chấm dứt địa vị thành viên 40 năm EU. Chỉ còn 16 ngày nữa là đến lúc Anh phải chính thức ra khỏi khối, trong khi Chính phủ của bà May chưa thể đạt được một thỏa thuận với Brussels đủ sức làm hài lòng Quốc hội. Tuy nhiên, Quốc hội Anh giờ đây cũng không chấp nhận Brexit không thỏa thuận.
Bởi vậy, vấn đề đặt ra lúc này là một thỏa thuận như thế nào thì mới được Quốc hội Anh nhất trí, và các chính trị gia nước này cần phải mất bao nhiêu thời gian nữa thì mới đưa ra được quyết định của mình?
Sau cuộc bỏ phiếu, bà May nói rằng nếu không có thỏa thuận nào được nhất trí trong thời gian đến ngày 20/3 – trước khi diễn ra một cuộc gặp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU – thì bà sẽ đề nghị khối cho hoãn Brexit.
Việc hoãn Brexit đồng nghĩa với việc Anh sẽ tham gia vào cuộc bầu cử nghị viện châu Âu vào tháng 5, điều mà bà May nói là “không đúng đắn”.
Trong khi đó, ở Brussels, nhà đàm phán cấp cao nhất của EU và Brexit, ông Michel Barnier, cảnh báo rằng việc hoãn Brexit sẽ không suôn sẻ.
“Đó có thể sẽ là một chiến thuật, một sự trì hoãn chính trị”, ông Barnier nói với Euronews TV. “Trong trường hợp đó, phía EU sẽ đặt câu hỏi: Mục đích là gì? Tại sao các vị cần trì hoãn? Để tổ chức một cuộc trưng ý mới, một cuộc bầu cử mới, hay là không?”.
Theo VNEconomy
Nước Anh vẫn bế tắc trong việc tìm đường rời EU
Chỉ trong hai ngày 12 và 13-3, theo giờ London, (tức ngày 13 và 14-3 theo giờ Hà Nội), Quốc hội Anh đã phải tiến hành hai cuộc bỏ phiếu liên tiếp để xác định con đường đi của mình sau khi ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Tuy nhiên, tương lai nước Anh vẫn mịt mù bởi tiến trình Brexit đến nay vẫn bế tắc.
Các nghị sĩ Anh tiếp tục bỏ phiếu loại bỏ phương án Brexit không có bất cứ thoả thuận nào. Ảnh: Reuters
Với 312 phiếu chống và 308 phiếu thuận, rạng sáng 14-3 (giờ Hà Nội), Quốc hội Anh đã bỏ phiếu loại phương án Brexit không có thỏa thuận (còn gọi là Brexit "cứng"). Động thái này đồng nghĩa với việc nước Anh sẽ phải đứng trước lựa chọn lùi thời hạn Brexit. Đây là kết quả đã được dự đoán từ trước bởi từ cuối tháng 1-2019, các nghị sĩ Anh cũng đã tiến hành một cuộc bỏ phiếu tương tự nhằm mục đích loại trừ kịch bản được xem là thảm hoạ đối với nền kinh tế Anh.
Trước đó một ngày, với tỷ lệ 391 phiếu chống và 242 phiếu thuận, Quốc hội Anh đã lần thứ 2 bác bỏ thỏa thuận Brexit mà Chính phủ nước này đã đạt được với EU hồi tháng 11 năm ngoái.
Kết quả của hai cuộc bỏ phiếu liên tiếp không mang lại lợi thế cho Thủ tướng Anh Theresa May, người vẫn luôn muốn giữ "Brexit không thoả thuận" như một phương án nhằm gây sức ép với Hạ viện Anh. Dù vậy, bà Theresa May không chấp nhận bỏ cuộc. Thủ tướng Anh yêu cầu các nghị sĩ Anh từ nay cho đến trước ngày 20-3 phải bỏ phiếu lại một lần nữa về thoả thuận Brexit mới bị bác bỏ hôm 12-3.
Nếu Hạ viện ủng hộ lại thoả thuận này thì bà sẽ yêu cầu EU gia hạn kỹ thuật trong thời gian ngắn đối với Điều 50 Hiệp ước Lisbon. Nếu Hạ viện lại bác bỏ thoả thuận thì bà sẽ phải yêu cầu lùi thời hạn thực thi Brexit xa hơn, đến tận ngày 30-6-2019 và khi đó Vương quốc Anh sẽ phải tham dự cuộc bầu cử châu Âu vào cuối tháng 5-2019.
Hiện nay, kịch bản được giới chuyên gia nhận định là khả thi nhất là Quốc hội phê chuẩn lùi thời hạn Brexit. Đây là kịch bản được giới chuyên gia nhận định là khả thi nhất song cũng khiến Anh phụ thuộc vào các yêu cầu của EU. Nói cách khác, Anh đã vô hình trung đẩy quyền kiểm soát tiến trình Brexit về phía khối liên minh.
Kịch bản này sẽ dẫn tới một Brexit không theo sự kỳ vọng của những người đã bỏ phiếu ủng hộ Luân Đôn rời khỏi EU trong cuộc trưng cầu lần thứ nhất vào ngày 23-6-2016, hoặc sẽ dẫn tới một cuộc trưng cầu ý dân lần hai với kết quả có nhiều khả năng ngược lại.
Nhưng đó mới chỉ là từ phía nước Anh. Bởi kể cả khi yêu cầu gia hạn của Anh được chấp nhận, cũng có nhiều câu hỏi đặt ra về việc chính phủ sẽ phải làm gì trong thời gian gia hạn này để phá vỡ thế bế tắc tại Quốc hội. Người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết, bà Mây hiện không có thêm các cuộc đối thoại với những đối tác châu Âu sau cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện, trong khi EU cũng bác bỏ bất cứ cuộc đàm phán nào với Anh về các điều khoản ly hôn.
Nhiều nước EU cũng cho rằng, với những diễn biến hiện nay thì nguy cơ Brexit không có thỏa thuận đã "tăng đáng kể". Trong khi đó, Trưởng đoàn đàm phán EU Michel Barnier khẳng định, khối này đã làm tất cả những gì có thể để giúp thỏa thuận được thông qua. Ông cho biết, sự bế tắc chỉ có thể được giải quyết ở nước Anh. EU hiện vẫn đang trông chờ một lý do đáng tin cậy cho khả năng và thời gian gia hạn Brexit, nhưng cũng tiếp tục khẳng định rằng bất kỳ sự trì hoãn nào cũng không ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu từ ngày 24 đến 26-5 tới.
Thu Uyên
Theo Baobienphong
Anh thiết lập các nhóm cố vấn tìm giải pháp thay thế cho đường biên giới Ai-len Anh cho biết họ đang thiếp lập nên các nhóm cố vấn mới nhằm tìm kiếm một giải pháp thay thế cho các trạm kiểm soát tại đường biên giới Ai-len. Một tấm biển còn lại từ thời đường biên giới "cứng" Ai-len vẫn tồn tại. Ảnh: Reuters Đây cũng là hạng mục quan trọng đã bị các nhà làm luật Anh chỉ...