Quốc gia nào có tuổi thọ trung bình cao nhất và thấp nhất ở châu Âu?
Tây Ban Nha có tuổi thọ trung bình tốt nhất, trong khi một số nơi khác có tỷ lệ này thấp hơn ở Liên minh châu Âu (EU).
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Nga cần trang trải chi phí tái thiết Ukraine Trung Quốc thử nghiệm công nghệ AI ‘phá vỡ quy tắc’ trên vũ trụ Lò phản ứng hạt nhân khổng lồ bắt đầu phát điện giúp châu Âu giảm lệ thuộc vào năng lượng Nga INTERFAX: Mỹ bắt đầu sản xuất hàng loạt bom hạt nhân mới để triển khai ở châu Âu
Tuổi thọ trung bình của con người ngày càng được cải thiện. Ảnh: cbs.nl
Ước tính tuổi thọ là một công cụ quan trọng để theo dõi phúc lợi xã hội, nhưng đối với các nhà hoạch định đường lối, vấn đề này còn là nền tảng để phát triển những chính sách của chính phủ.
Chẳng hạn, Pháp đang vật lộn với thách thức về già hóa dân số và hệ quả là hệ thống an sinh xã hội đang gặp căng thẳng. Để giải quyết thách thức này, chính phủ Pháp đang nỗ lực – nhưng bị nhiều phản đối – thông qua một loạt cải cách nhằm tăng tuổi nghỉ hưu và khuyến khích các cá nhân làm việc lâu hơn.
Nhưng Pháp phải là quốc gia duy nhất đối mặt với tình trạng già hóa dân số và họ cũng không phải là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất. Trên khắp EU, tuổi thọ trung bình đã có xu hướng tăng lên trong vài thập kỷ.
Video đang HOT
Năm 2021, tuổi thọ trung bình ở EU là 80,1 tuổi, nhưng số liệu mới nhất tương đối thấp hơn so với năm 2020 và 2019, có thể là do tỷ lệ tử vong tăng đột biến vì đại dịch COVID-19, theo dữ liệu từ Eurostat, cơ quan thống kê của EU.
Năm 2019, tuổi thọ trung bình của EU đạt mức cao nhất mọi thời đại là 81,3 nhưng sau đó giảm xuống 80,4 vào năm 2020.
Nhìn chung trên toàn EU, phụ nữ sống lâu hơn nam giới (82,9 tuổi so với 77,2 tuổi vào năm 2021), nhưng người dân ở một số quốc gia – và thậm chí cả vài khu vực – sống lâu hơn những quốc gia khác.
Quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất là Tây Ban Nha, với mức trung bình là 83,3, tiếp theo là Thụy Điển (83,1 tuổi), Luxembourg và Italy (cùng 82,7 tuổi).
Tuổi thọ thấp nhất được báo cáo ở EU là ở Bulgaria (71,4 tuổi), Romania (72,8 tuổi) và Latvia (73,1 tuổi).
Sự khác biệt giữa các quốc gia rất thú vị, nhưng có lẽ còn hấp dẫn hơn nữa là sự so sánh giữa các vùng trong những quốc gia có tỷ lệ sống thọ cao hơn mức trung bình ở châu Âu.
Ví dụ, ở Tây Ban Nha, những người sinh ra ở vùng Andalucia có tuổi thọ trung bình 81,7 năm, nhưng những người sống ở vùng thủ đô Madrid, sống trung bình 85,4 năm, nhiều hơn 4 năm.
Xu hướng tương tự cũng được quan sát thấy ở Italy. Người Italy sống trên hòn đảo phía Nam Sicilia có tuổi thọ trung bình 81,3 năm, nhưng những người sống ở phía Bắc Trentino, gần biên giới Áo, có tuổi thọ trung bình là 84,2 năm, chênh lệch gần 3 năm.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ thừa nhận đã lầm về lạm phát
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhìn nhận bà đã lầm về hướng diễn biến của lạm phát, nhưng khẳng định ưu tiên của chính quyền Tổng thống Joe Biden là khống chế giá cả leo thang.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen - Ảnh: REUTERS
Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn ngày 31-5 với Đài CNN rằng liệu bà có sai khi hạ thấp mối đe dọa do lạm phát trong các tuyên bố thời gian một năm qua hay không, bà Yellen thừa nhận: "Tôi nghĩ lúc đó tôi đã sai về hướng mà lạm phát sẽ diễn ra".
Trong một số phát ngôn trong năm 2021, bà Yellen từng nhận định rằng lạm phát chỉ là "nguy cơ nhỏ".
"Như tôi đã đề cập, đã có những cú sốc lớn và không lường trước được đối với nền kinh tế đã làm tăng giá năng lượng, thực phẩm cũng như tắc nghẽn nguồn cung ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của chúng ta, mà vào thời điểm đó tôi không hiểu hết được", bà Yellen giải thích.
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ, những cú sốc đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn tiếp diễn và nguy cơ xảy ra những cú sốc mới trong bối cảnh giá dầu vẫn rất cao và châu Âu vừa công bố trừng phạt dầu mỏ của Nga.
"Nhưng lạm phát là mối quan tâm số một đối với Tổng thống Biden", bà Yellen khẳng định và cho biết các số liệu gần đây cho thấy lạm phát tại Mỹ đã bắt đầu giảm.
Trong cuộc họp với Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell và bà Yellen trong ngày 31-5, ông Biden ủng hộ FED chống lạm phát và kêu gọi tôn trọng sự độc lập của cơ quan này sau khi các động thái của FED gây nhiều lo ngại khiến kinh tế Mỹ suy thoái.
"Hãy bắt đầu với một đề xuất đơn giản: tôn trọng FED, tôn trọng sự độc lập của FED", ông Biden nói.
Ngày 4-5, FED công bố đợt tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 2000 với mức tăng nửa điểm phần trăm, để kiềm chế lạm phát đang tăng vọt của Mỹ. Dù vậy, cơ quan này vẫn tự tin rằng nền kinh tế Mỹ đủ mạnh để chịu đựng việc tăng lãi suất mà không rơi vào suy thoái.
Mỹ và EU 'ngắt' Nga khỏi kinh tế toàn cầu như thế nào? Những bước điều phối chưa có tiền lệ từ cuối tháng 11/2021 đã đặt tiền đề để Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra loạt biện pháp trừng phạt mạnh tay chống Nga ngay sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen (trái) dự một cuộc họp tại Nhà Trắng vào đầu...