Quốc gia bí ẩn nhất thế giới tổ chức khai giảng như thế nào?
Nhà nước phát cho học sinh những bộ đồng phục. Theo truyền thống, cha mẹ, thầy cô hoặc anh chị lớp trên sẽ đeo cho các em nhỏ hoa cài ngực.
Lễ khai giảng năm học mới của Triều Tiên thường được tổ chức vào ngày 1/4 hàng năm. Đây là mùa đâm chồi, nảy lộc trên bán đảo Triều Tiên. Do đó, đất nước bí ẩn nhất thế giới chọn ngày này với ý nghĩa trẻ em là mầm non của đất nước. Ảnh: KCNA.
Nhà nước sẽ phát cho học sinh những bộ đồng phục. Theo truyền thống, cha mẹ, thầy cô hoặc anh chị lớp trên sẽ đeo cho các em nhỏ hoa cài ngực. Ảnh: AP.
Trước khi buổi lễ dưới sân trường bắt đầu, toàn bộ học sinh diễu hành qua một con đường giăng kín băng giấy màu. Ảnh: AP.
Sau những phát biểu ngắn của thầy cô trong trường cũng như đại diện học sinh, các em vào lớp để học tiết đầu tiên. Ảnh: AP.
Trong ngày khai giảng, mẹ của các em học sinh đều mặc trang phục truyền thống. Họ có thể chụp ảnh trong trường với con để lưu giữ kỷ niệm. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể dự tiết học đầu tiên trong năm cùng con. Ảnh: AP
Theo KCNA, lễ khai giảng năm học 2017-2018 rất có ý nghĩa, bởi đây là năm đầu tiên quốc gia này thực thi chương trình cải cách phổ cập 12 năm, gồm một năm mẫu giáo, 5 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông. Ảnh: AP.
Thực tế, trước đây, hệ thống giáo dục của quốc gia này chỉ gồm 11 năm học. Nhà nước đã thông qua đề án cải cách vào cuối năm 2012 song phải gần 5 năm sau, chương trình này mới được áp dụng. Ảnh: AP.
Ngoài ra, mọi học phí đều do chính phủ trợ cấp.
Theo Zing
Nhớ những mùa khai giảng ngợp sắc hoa rừng
Giữa lúc người ta đang tranh cãi về ý nghĩa ngày khai giảng, tôi chợt nghĩ rằng có lẽ không phải thế hệ nào cũng trải qua ngày tựu trường đáng nhớ như chúng tôi từng có.
Ngày khai giảng ấy diễn ra trong tiết trời thu, khi "lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc" như trong lời văn đã đi vào lòng bao thế hệ học sinh của tác giả Thanh Tịnh.
Ký ức ấy khó quên đến mức mỗi lần bước trên con đường làng quen thuộc, tôi vẫn nhớ lại cảm giác nắm tay chị gái đi trên con đường còn đẫm hơi sương vào buổi sáng của gần 20 năm trước.
Nhưng thứ đọng lại rõ nét nhất không phải cảm giác hồi hộp xen lẫn mong chờ, cũng không phải ấn tượng khác lạ về ngôi trường tôi đã ghé chơi không biết bao nhiêu lần trước đó.
Với tôi, khai giảng là ký ức ngập tràn sắc hoa rừng, hoa dại và cảm giác khó nói thành lời khi tặng chúng cho người thầy vỡ lòng của mình.
Thời ấy, mọi thứ đều rất đơn giản, việc chuẩn bị cho lễ tựu trường nhẹ nhàng vô cùng. Trước đó mấy hôm, mẹ sắm đồng phục, sách vở, bảng đen, cha giúp bọc sách giáo khoa, ghi nhãn.
Học sinh tiểu học trong lễ khai giảng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Tôi cùng lũ trẻ hàng xóm chạy dọc đường làng hoặc leo lên ngọn đồi gần nhà, tìm kiếm những đóa hoa mình cho là đẹp nhất, chờ đến chiều trước ngày khai giảng thì hái về.
Chúng tôi không quan tâm ý nghĩa của loài hoa, không cần đến những tờ giấy gói đẹp mắt mà chỉ cần những bông hoa thật rực rỡ như chính niềm háo hức của đứa trẻ 6-7 tuổi.
Sáng 5/9, tôi mặc chiếc váy đồng phục màu xanh ắt hẳn đã trở thành "huyền thoại" của thế hệ 9X đời đầu, đeo cặp sách và cầm hoa, theo chị gái đến trường dự lễ khai giảng đầu tiên trong đời.
Những đứa trẻ là bạn bè từ thuở tấm bé vui vẻ bước trên đường làng, mặc sức tưởng tượng "cuộc sống mới", thỉnh thoảng tiếc vì biết chắc thời gian tới sẽ không còn quà bánh giờ nghỉ giải lao hay phiếu bé ngoan.
Chẳng mấy chốc, ngôi trường đã chào đón học sinh trở lại cùng lớp học trò mới bằng không khí nhộn nhịp. Giáo viên, phụ huynh, học sinh vui vẻ cười nói. Lúc này, chúng tôi tặng hoa cho thầy cô, nhận lại những lời cám ơn và cái xoa đầu trìu mến.
Giữa sân trường là khoảng trống rộng rãi, đặt các tấm biển ghi tên lớp học. Phụ huynh hoặc anh chị lớp trên dẫn học sinh lớp 1 đến khu vực xếp hàng. (Trước đó, chúng tôi được phân lớp theo thôn và trưởng thôn đến tận nhà thông báo).
Chị gái dẫn tôi tới lớp xếp hàng ngay ngắn rồi trở về lớp của mình. Phụ huynh dẫn con tới trường thì lùi về phía sau cùng của hàng.
Lễ khai giảng diễn ra rất nhanh chóng. Sau khi chào cờ và hát quốc ca, cô hiệu trưởng phát biểu chào mừng học sinh, giới thiệu giáo viên. Bác chủ tịch xã bước lên dặn dò vài điều, chúc học sinh học tốt.
Cuối cùng, cô hiệu trưởng đánh trống, tuyên bố năm học mới chính thức bắt đầu. Từng đoàn học trò nhỏ rồng rắn theo giáo viên về lớp, hoàn toàn không có cảnh khóc lóc, lưu luyến cha mẹ.
Lớp học cũng rực rỡ sắc hoa do các anh chị đặt sẵn trên bàn giáo viên. Chúng tôi lần lượt bước vào lớp, đi đến chỗ ngồi do cô giáo chỉ định, tay vẫn còn cầm những bông hoa chưa kịp tặng. Buổi học đầu tiên đơn giản chỉ là ngày cô trò làm quen, học qua mấy chữ cái, con số, ghi thời khóa biểu và ra về.
Sắc hoa ngập tràn trên những chiếc giỏ xe của giáo viên. Chúng tôi lại bước đi trên con đường quen thuộc, ríu rít kể về lớp học, bạn bè mới và mong chờ đến buổi học tiếp theo.
Hồi đó, thầy trò thiếu thốn rất nhiều, lễ khai giảng không có sân khấu được trang trí cầu kỳ hay những tiết mục văn nghệ công phu. Nhưng tôi tin chắc chúng tôi đã rất hạnh phúc khi được bắt đầu năm học mới sau tiếng trống khai trường với niềm hân hoan thay vì những bài diễn văn, bản báo cáo thành tích dài lê thê.
Tôi cũng cảm thấy may mắn khi được đón chờ ngày đến trường đầu tiên bằng cảm giác háo hức chuẩn bị hoa tặng thầy cô thay vì sự chán nản sau núi bài tập hè hay nỗi lo sợ cho kỳ thi sắp tới.
Sau này, cuộc sống phát triển hơn, cha mẹ có tiền giúp chị em tôi mua hoa được gói cẩn thận để tặng giáo viên trong buổi tựu tường hay nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Lễ khai giảng hay bất kỳ lễ nào ở trường cũng kéo dài hơn và dường như không còn khó quên như những buổi tựu trường trước nữa.
Tôi bỗng thèm cảm giác trở lại buổi chiều rong ruổi đường quê tìm hoa, nhớ những lần tặng hoa cải, hoa dâm bụt và những loài hoa không tên đơn giản nhưng chứa đựng lòng trân trọng thành kính tới thầy cô trong ngày đầu tiên đi học.
Đến nay, tôi vẫn không biết đây có phải là quy định của trường hay không nhưng hầu hết học sinh đều chuẩn bị hoa tươi, cùng lá cờ nho nhỏ bằng giấy màu trong ngày tựu trường.
Tôi chỉ nhớ trong suốt 5 năm học tiểu học, con đường đến trường ngày 5/9 luôn ngập sắc cờ, hoa. Sân trường cùng rực rỡ hơn ngày thường rất nhiều khi mỗi phòng học đều có lọ hoa, giáo viên, học sinh ai cũng cầm hoa và gương mặt nào cũng rạng ngời niềm vui.
Theo Zing
Có cần ngày khai giảng nữa không? Nhà báo Trương Anh Ngọc cho rằng khai giảng không còn cần thiết khi nó không phải ngày đầu tiên trẻ đến trường và không có ý nghĩa thực sự như ngày xưa. Hàng năm, 5/9 ở nước ta được quy định là ngày khai giảng, bắt đầu năm học mới. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, việc đi học thường bắt...