Quick Save: Vị cứu tinh hay kẻ phá game?
Tương đồng với Save, Quick Save là chức năng mang ý nghĩa giúp người chơi có thể lưu lại quá trình, thành quả của mình bất cứ thời điểm nào trong game. Trong khi game thủ thường phải đi tới một điểm nhất định được đặt trước hoặc trải qua vài tầng menu để có thể lưu game thì Quick Save lại mang tới sự tiện lợi trông thấy khi chỉ cần một nút bấm đơn giản trên bàn phím để game thủ an tâm về thành quả của mình.
Bên cạnh đó, Quick Save cũng là một chức năng gần như đặc trưng cho hệ máy PC thay vì được sử dụng rộng rãi trên tất cả các loại máy chơi game. Giải thích cho điều này là sự giới hạn tài nguyên của các cỗ máy Console, vì không như Save thông thường khi chỉ cần lưu lại vài đặc tính quan trọng như chỉ số máu, đạn dược.., Quick Save phải lưu lại toàn bộ dữ liệu của cả màn chơi, cũng là điều khiến dung lượng File Save tạm thời chiếm không gian lớn hơn rất hơn nhiều. Lấy ví dụ như Quick Save của Doom 3 chiếm tới 10 megabytes trong khi File Save bình thường trên các hệ Playstation chỉ cần vài Kilobytes để Save. Nhưng làng game cũng chứng kiến sự ngoại lệ khi tựa game Half Life lưu trực tiếp Quick Save vào bộ nhớ máy PS2.
Quick Save gần như chỉ xuất hiện trên các cỗ máy PC.
Kể từ khi khai sinh tới nay bất cứ game thủ nào cũng phải hơn một lần cảm thấy Quick Save có hiệu quả hay thực sự yêu quý và muốn nó có mặt trong tất cả các tựa game mình chơi. Chỉ cần một nút bấm rất đơn giản không rườm rà mất thời gian hay là vô tình làm mạch cảm xúc của game thủ khi bắt họ qua vài lớp Menu nhàm chán, game thủ với Quick Save có thể đương đầu với mọi thử thách trong thế giới game.
Trong rất, rất nhiều tựa game đã và sẽ xuất hiện trong tương lai tới đây, Quick Save hoàn toàn thay đổi khái niệm thưởng thức game trên toàn thế giới. Bạn muốn thử một bước đi mạo hiểm nhưng lo lắng thành quả sau lưng với một thời gian dài nhọc công thực hiện, Quick Save đã ở đó với phím F5 chực chờ bạn sử dụng. Nhanh gọn và thoải mái, nhưng thực sự Quick Save có là một sự giúp đỡ hay là một một bức tường cản trở? Liệu chúng ta có đang sử dụng Quick Save một cách mù quáng và tự đánh mất những trải nghiệm, thử thách đáng ra phải có ở những tựa game? Người đọc, người viết và toàn bộ game thủ trên thế giới vẫn đang đấu tranh trong bản thân hay đứng về một phía để đưa ra ý kiến riêng của mình về cái lợi và cái hại của Quick Save.
Quick Save sẽ là sự bảo dảm cho game thủ đối mặt với những giờ phút nguy hiểm trước mắt.
Video đang HOT
Trong những game như XCOM, việc lưu thành quả của mình liên tục giúp người chơi hoàn toàn loại bỏ được gánh nặng về sự nguy hiểm trong game. Đó là lý do để người chơi trở nên mạo hiểm hơn mà dấn thân vào các độ khó cao hơn nữa. Với sự đảm bảo lận lưng, chúng ta sẽ làm mọi thứ mà không phải đắn đo mà sẽ luôn được đón nhận vô số bất ngờ từ các phép thử của bản thân mình khi gặp một vài tính huống tò mò nào đó.
Với tựa game Far Cry 2 trên Xbox360 lại là một chuyện khác khi chỉ cho phép game thủ lưu thành quả của mình trong Safe House. Far Cry 2 sở hữu một môi trường cực kỳ rộng lớn với các vị trí từ các Safe House với nhau hay từ các Safe House tới địa điểm thực hiện nhiệm vụ là một khoảng cách không hề nhỏ, dù là người chơi di chuyển bằng đôi chân hay trên xe Jeep. Đó là còn chưa kể tới kẻ địch sẽ đi tuần liên tục trên các tuyến đường chính, mặc dù cũng không gây quá nhiều khó khăn với một tay súng kỹ năng khá, nhưng cũng phần nào đó tăng sự ức chế và mệt mỏi.
Quick Save tỏ ra hiệu quả trong môi trường rộng lớn như ở Far Cry 2.
Nhưng đáng mừng là trên phiên bản PC đã mang tới Quick Save cho game thủ và gần như ngay lập tức trút bỏ được gánh nặng cho người chơi trên mảnh đất sa mạc của Far Cry 2. Game thủ sẽ được quyền thử nghiệm bất cứ phương án tấn công nào, và nếu mọi thứ vượt khỏi tầm tay thì chỉ cần một nút bấm đơn giản mọi thứ sẽ trở lại như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Quick Save không phải vì thế mà không mang tới những tiêu cực. Tưởng tượng như ở các tựa game cho game thủ thoải mái Save và Quick save không giới hạn miễn sao dung lượng bộ nhớ máy tính còn thoải mái. Sẽ có một ai đó sử dụng một cách quá đà khi cứ đi qua một cánh cửa – quick save, đi qua một hành lang – quick save, thấy nghi ngờ ở góc khuất – quick save, hạ gục được vài tên địch trong khu vực – tiếp tục quick save. Trải qua một quá trình không biết mệt mỏi như vậy, vô hình chung làm tựa game bị phân mảnh thành các vụn nhỏ và thử thách cũng như trải nghiệm mà game muốn gửi gắm gần như biến mất. Hay có những game chắc chắn không nên cho Quick Save góp mặt, như một Dark Souls với Quick Save liệu có sản sinh ra một tựa game với tiếng tăm và sự trải nghiệm độc nhất như ngày nay?
Quick Save vẫn có những mặt trái nếu quá lạm dụng.
Tất nhiên việc Quick Save vẫn nằm trong sự lựa chọn và quyền quyết định ở chính bản thân game thủ. Đơn giản là nếu không muốn sử dụng thì dần dần game thủ hoàn toàn có thể để mặc nó và khiến nó lãng quên trong đầu mình, tất cả vẫn xuất phát từ bản thân và khối óc của chúng ta. Tuy nhiên nói thì dễ, nhưng mỗi khi tiến tới một khu vực bí ẩn hoặc nguy hiểm, sức “cám dỗ” của phím F5 vốn nằm ngay trong tầm tay của bạn sẽ trở nên rất lớn và thật khó để cưỡng lại ý muốn “save cái cho chắc”.
Mặc dù vậy vẫn có các tựa game với việc giới hạn Save như Hitman mang tới sự cân bằng khi chỉ cho game thủ lưu thành quả từ 0 tới 5 lần (tùy thuộc độ khó) trong một màn chơi. Độ khó càng cao, thử thách càng tăng và ô Save cũng càng ít. Vậy nên ở một bên, Quick Save khuyến khích sự khám phá, thỏa mãn tính tò mò, để người chơi hoàn thiện nhiều hơn các phong cách chơi game và tiết kiệm thời gian của bản thân. Nhưng ở một bên, nó lại giảm đáng kể sự thử thách, hồi hộp và căng thẳng trong lối chơi cũng như thay đổi cách cảm nhận game của game thủ.
Chọn cách nào vẫn phụ thuộc ở phía người chơi.
Đây là những lựa chọn vẫn đang hiện hữu và gây tranh cãi rất nhiều trong cộng đồng game thủ thế giới khi người phản đối, người yêu thích và cũng có những người phân vân đứng giữa lằn vạch ranh giới. Bạn – những game thủ đích thực đang là ai? Những người Quick Save hay không Quick Save? Hay chỉ đơn giản là một người chưa tìm ra câu trả lời? Hãy cùng bàn luận và cho chúng tôi biết những suy nghĩ của bạn với bình luận bên dưới.
Theo Kotaku
Black Mesa: Sống lại một huyền thoại
Black Mesa (Được biết đến với cái tên Black Mesa: Source trước đây) là một bản Mod hoàn chỉnh engine đồ họa Source của tập đoàn Valve để tái tạo lại các trường đoạn của tựa game kinh điển Half Life phát hành vào năm 1998. Với đội ngũ tình nguyện viên gồm 40 người, bản mod này hứa hẹn sẽ khoác lên Half Life một bộ áo mới, lộng lẫy hơn, hấp dẫn hơn.
Black Mesa
Phát triển: Black Mesa Modification Team
Phát hành: Download miễn phí
Thể loại: FPS
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 14/9/2012
Ưu: Tái tạo và bổ sung chi tiết cho tượng đài Half Life, đồ họa nâng cấp rõ rệt, download miễn phí.
Nhược: Mô hình nhân vật thô cứng, lồng tiếng chất lượng chưa cao, nhiều Bug Crash game và tụt khung hình gây khó chịu.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển rất dài - 8 năm của mình, đội ngũ sản xuất đã gặp phải không ít khó khăn với vô số lần trì hoãn ngày phát hành. Lần đầu tiên ra mắt trailer vào 2005 và một đoạn Preview đầy đủ vào 2008. Tiếp theo đó là nhiều hình ảnh, video, concept art... Một thời điểm "Cuối năm 2009" đã được đưa ra nhưng sau đó, dự án đã bị hoãn lại vô thời hạn với lí do: Tiếp tục hoàn chỉnh để tận dụng hết tiềm năng của Source Engine. Cuối cùng thì sự chờ đợi cũng đã kết thúc. Bản Mod đã được tung lên Internet vào ngày 14 tháng 9 vừa qua. Đây là một cơ hội có một không hai cho những fan của Half Life, để một lần nữa đắm chìm vào thế giới của Black Mesa và đồng hành cùng nhà bác học Gordon Freeman. Liệu 40 người và 8 năm phát triển có đủ để làm hài lòng các fan? Cùng theo dõi review của Gamek ngay sau đây.
Gamek Review Black Mesa.
Theo Gamek
Khi các anh hùng thế giới game hội ngộ Trong thế giới giải trí tương tác, thuật ngữ "Crossover" dùng để chỉ sự lấn sân của các nhân vật game sang các Series của nhau, mà xuyên suốt chiều dài lịch sử làng game, chúng ta được chứng kiến không phải là ít. Những sự hội ngộ này có lẽ được bắt gặp nhiều nhất trong các hãng game từ Nhật Bản,...