Quên smartphone đi, công nghệ năm 2020 thú vị hơn bạn nghĩ
Nhà thông minh, mạng 5G… là những xu hướng công nghệ không mới nhưng sẽ đi vào cuộc sống một cách rõ nét hơn trong năm 2019.
Thập niên 2010 đã kết thúc với sự phát triển vượt bậc của công nghệ. Từ xe hơi, TV, đồng hồ đến ngôi nhà của chúng ta, công nghệ xuất hiện ở mọi nơi mang đến những lợi ích trong cuộc sống.
Trong năm 2020 và 10 năm tới, công nghệ sẽ tiếp tục phát triển, thay đổi cách chúng ta sống và làm việc. Đây là 4 công nghệ được dự đoán sẽ “phủ sóng” triển lãm CES 2020 diễn ra từ 7/1, đồng thời trở thành xu hướng của thế giới trong năm nay.
Nhà thông minh ngày càng “khôn” hơn
Trong những năm qua, nhà thông minh trở thành mảnh đất cạnh tranh mới giữa Amazon, Apple và Google. Những trợ lý ảo như Alexa, Google Assistant hay Siri liên tục được cải tiến giúp chúng ta cập nhật thông tin, điều khiển mọi thiết bị trong nhà bằng giọng nói.
Thiết lập khó khăn là một trong những cản trở khiến người dùng e dè khi lựa chọn sản phẩm nhà thông minh.
Tuy nhiên, việc thiết lập những thiết bị nhà thông minh còn phức tạp nên hầu hết chúng ta chỉ sử dụng trợ lý ảo để tìm kiếm thông tin, đặt hẹn giờ hay nghe dự báo thời tiết.
Đến tháng 12/2019, Amazon, Apple và Google đã hợp tác tạo ra tiêu chuẩn chung giúp những thiết bị nhà thông minh kết nối, tương tác lẫn nhau. Điều đó có nghĩa nếu mua bóng đèn hỗ trợ Alexa, bạn hoàn toàn có thể điều khiển nó bằng Siri hay Google Assistant.
Tóm lại, tiêu chuẩn mới nhằm đơn giản hóa việc thiết lập, điều khiển sản phẩm trên nhiều trợ lý ảo khác nhau.
Loại bỏ sự phức tạp là điều cần thiết để các công ty tiến đến mục tiêu tự động hóa việc điều khiển nhà thông minh mà không cần người dùng ra lệnh cụ thể. Nó sẽ cần đến trí tuệ nhân tạo thay vì chỉ “tự động hóa” nhờ vào hệ thống cảm biến và các chuỗi kịch bản bạn thiết lập sẵn trên ứng dụng.
“Bạn sẽ muốn chúng giao tiếp với nhau thay vì nghe lệnh từ bạn rồi mới hiểu. Nếu tôi mở cửa nhà, cánh cửa sẽ phát tín hiệu để đèn tự bật”, bà Carolina Milanesi – nhà phân tích công nghệ hãng nghiên cứu Creative Strategies, cho biết.
Mạng 5G phổ biến hơn
Năm 2019, thế giới bắt đầu đón nhận mạng 5G, công nghệ mạng mới cho tốc độ cao đến nỗi tải một bộ phim chỉ mất vài giây, cho phép xây dựng các hệ thống Internet of Things kết nối liền mạch.
Dù vậy, việc triển khai 5G chưa thực sự đồng bộ tại các quốc gia. Trong khi nhiều nước vẫn đang thử nghiệm, 5G mới chỉ có mặt ở một số ít thành phố tại Mỹ. Lượng smartphone hỗ trợ 5G còn rất ít.
Video đang HOT
So với 4G, mạng 5G cho tốc độ nhanh hơn, băng thông cao hơn, độ trễ thấp hơn.
Điều đó sẽ thay đổi trong năm 2020 khi có thêm nhiều nhà mạng thử nghiệm, triển khai công nghệ mạng mới. Việt Nam cũng đã lên kế hoạch để triển khai 5G trong năm 2020.
Không chỉ nhà cung cấp, các công ty sản xuất thiết bị đầu cuối cũng sẽ ra mắt nhiều smartphone hỗ trợ 5G. Nếu như năm ngoái, 5G chỉ xuất hiện trong một biến thể riêng của dòng Galaxy S10 hay Note10 thì năm nay, 5G sẽ là tiêu chuẩn trên dòng smartphone cao cấp của Samsung.
Không chỉ Samsung mà Apple cũng được đồn đại sẽ ra những chiếc iPhone hỗ trợ 5G ngay trong năm nay bên cạnh sản phẩm từ các hãng Trung Quốc như Xiaomi, Huawei… Ngoài lượng thiết bị nhiều hơn, giá bán rẻ hơn cũng sẽ giúp 5G tiếp cận đến nhiều người.
Bên cạnh tốc độ cao, độ trễ giữa các thiết bị 5G cũng ngắn hơn giúp các thiết bị liên lạc với nhau mà không gặp gián đoạn. Ví dụ, 2 chiếc xe trang bị 5G có thể lập tức cảnh báo nhau nếu một chiếc phanh gấp hay chuyển làn, điều không thể làm được nếu độ trễ mạng cao.
Thiết bị đeo thông minh
Trong vài năm gần đây, sự cạnh tranh khốc liệt khiến các hãng chăm chút, tạo ra những chiếc vòng đeo tay, đồng hồ thông minh tốt hơn.
Rất nhiều hãng gia nhập thị trường thiết bị đeo thông minh sau khi Apple Watch xuất hiện.
Khởi đầu với Nike Fuelband, thiết bị nhỏ gọn đeo trên cổ tay có thể cung cấp những thông số cơ bản về sức khỏe thông qua ứng dụng kết nối với smartphone. Đến năm 2015, sự ra đời của Apple Watch là bước ngoặt của thiết bị theo dõi sức khỏe đeo tay khi có thể đếm bước đi, tính toán lượng calo, đưa ra cảnh báo khi chúng ta ngồi quá lâu và nhiều công cụ hữu ích khác.
Năm 2016, Apple ra mắt tai nghe không dây hoàn toàn AirPods tích hợp trợ lý ảo Siri, khả năng kết nối và đồng bộ hoàn hảo với các thiết bị thuộc hệ sinh thái của Apple. Nhờ ra mắt đúng thời điểm, Apple đã trở thành một trong những hãng sản xuất thiết bị đeo lớn nhất thế giới.
Sau Apple, rất nhiều cái tên lớn như Xiaomi, Samsung hay Huawei cũng gia nhập thị trường này. Cuối năm ngoái, Google đã chi 2,1 tỷ USD mua lại Fitbit nhằm hy vọng cạnh tranh sòng phẳng với Táo khuyết.
Với chip xử lý siêu nhỏ, những thiết bị đeo trong tương lai có thể đảm nhiệm nhiều công việc hơn, ví dụ như tai nghe theo dõi sức khỏe kiêm máy trợ thính.
Dịch vụ phát nội dung trực tuyến (streaming)
Chỉ trong 10 năm, cách chúng ta xem phim tại nhà đã khác rất nhiều khi xem phim trực tuyến dần thay thế các dịch vụ thuê băng đĩa. Netflix là một trong những dịch vụ trải qua sự chuyển mình này.
Sang năm 2020, Netflix sẽ phải cạnh tranh với nhiều ông lớn trong ngành công nghệ, phim ảnh để bảo toàn ngôi số một.
Năm 2019, Netflix là dịch vụ xem phim trực tuyến lớn nhất tại Mỹ với thời gian xem trung bình 23 phút mỗi ngày. Xem video cũng chiếm đến 1/4 thời gian sử dụng thiết bị điện tử mỗi ngày.
Nếu thập niên 2010 chỉ có Netflix hay Hulu, sang năm 2020 nhiều đối thủ mới như Disney Plus, HBO Max, Apple TV hứa hẹn khiến cuộc cạnh tranh thị phần streaming hấp dẫn hơn.
Theo Zing
Công nghệ được chờ đợi tại CES 2020
TV độ nét cao, thiết bị đeo thông minh và xe tự hành được dự đoán là điểm nhấn tại triển lãm CES diễn ra ngày 7-10/1 ở Las Vegas.
TV 8K và micro LED
Samsung đã giới thiệu "The Wall" 146 inch tại CES 2019 ở Las Vegas.
Những năm qua, Samsung, LG và Sony đều đem những mẫu TV ấn tượng tới trình diễn tại CES, như "The Wall" của Samsung hay màn hình cuộn của LG. Theo Business Insider, công nghệ màn hình độ phân giải 8K và micro LED sẽ tiếp tục thống trị CES 2020.
Màn hình micro LED có nhiều ưu điểm của màn hình diode hữu cơ phát quang (OLED) như không cần đèn nền, độ tương phản cao, màu đen tuyệt đối... nhưng tiết kiệm năng lượng hơn. Trong khi đó, 8K là tiêu chuẩn độ phân giải cao nhất của truyền hình độ nét cực cao (UHDTV), kế thừa độ phân giải 4K. Dù hai công nghệ này không mới, các chuyên gia dự đoán người dùng sẽ dễ dàng tiếp cận các mẫu TV 8K và Micro LED nhờ giá giảm đáng kể.
"8K từng đại diện cho tiêu chuẩn cao cấp nhất và đắt nhất, nhưng bạn sẽ thấy các mẫu TV 8K trở nên phổ biến hơn trong năm nay", Patrick Moorhead, Chủ tịch Moor Insights & Strategy, nói.
Xe tự hành, luôn kết nối và xe điện
Công nghệ hỗ trợ lái thông minh sẽ có mặt trên các mẫu ôtô cao cấp tại CES 2020.
Triển lãm CES luôn hấp dẫn người dùng một phần bởi màn trình diễn của các nhà sản xuất xe. Công ty nghiên cứu thị trường Moor Insights & Strategy dự đoán, nhiều nhà sản xuất ôtô sẽ trang bị hệ thống tự hành cấp hai trên các mẫu xe cao cấp. Hệ thống tự hành cấp hai là công nghệ hỗ trợ lái tiên tiến, gồm giữ ga thông minh, duy trì làn đường và phanh khẩn cấp. Để đạt tiêu chuẩn này, các công nghệ tích hợp cần có khả năng phối hợp và chủ động can thiệp khi xảy ra sự cố.
Theo các chuyên gia phân tích của Greengart, cuộc cách mạng viễn thông sẽ thay đổi trải nghiệm xe luôn kết nối. Người dùng có thể chiêm ngưỡng những nguyên mẫu ôtô với kết nối 5G, xe máy điện hay ván trượt thông minh tại CES 2020 nhờ "tiến bộ của công nghệ pin và ứng dụng rộng rãi của động cơ điện".
Thiết bị đeo và tai nghe True-Wireless
Các nhà sản xuất sẽ ra nhiều tai nghe True-Wireless để thách thức vị trí độc tôn của Apple.
Apple đang dẫn đầu thị trường thiết bị đeo, nhưng họ cần sẵn sàng đối mặt với sự cạnh tranh dữ dội tại CES 2020. "Toàn bộ ngành công nghiệp đang tìm cách để vượt Apple", Moorhead nhận định. "Thiết bị đeo của Apple có giá cao hơn và đang chiếm thị phần lớn bởi chúng là những sản phẩm chưa từng có".
Theo Greengart, việc Qualcomm phát triển bộ vi xử lý dành riêng cho tai nghe không dây và sự phổ biến của Apple AirPods sẽ thúc đẩy xu hướng tai nghe True-Wireless tại CES 2020. Bộ vi xử lý được Qualcomm công bố cuối năm ngoái sẽ giúp các công ty tạo ra thiết bị Bluetooth kích cỡ nhỏ và có thể đeo được. "Chúng tôi mong đợi sự xuất hiện của hàng chục mẫu tai nghe không dây cạnh tranh với AirPods tại CES. 2020 có thể là năm bùng nổ của dòng sản phẩm này", chuyên gia của Greengart nói.
Bên cạnh đó, các chuyên gia dự đoán về làn sóng thiết bị đeo chăm sóc sức khỏe, tương tự các kỳ CES trước. Các thiết bị đeo mới có thể đo lượng calo tiêu thụ, theo dõi giấc ngủ và quá trình luyện tập.
Thiết bị nhà thông minh
Thiết bị gia dụng tích hợp trợ lý giọng nói đã phổ biến tại CES nhiều năm qua.
Một trong những điểm đáng chú ý của CES vài năm gần đây là trợ lý giọng nói của Google hay Amazon tích hợp trên thiết bị gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, lò nướng... "Bạn chắc chắn sẽ muốn đưa trợ lý Amazon Alexa lên sản phẩm nếu khả thi. Đó là một xu hướng quan trọng và sẽ tiếp tục xuất hiện tại CES 2020", Greengart nói.
Sự phổ biến của trợ lý Alexa có ý nghĩa quan trọng với Amazon. Khác với Google hay Samsung, Amazon không trực tiếp sản xuất thiết bị tiêu dùng như smartphone hay PC. "Alexa là chìa khóa phát triển hệ sinh thái của Amazon", Moorhead nhận xét.
Sản phẩm mang tính cách mạng
Kính tăng cường có tính ứng dụng thực tế cao sẽ xuất hiện tại CES trong vài năm nữa.
Triển lãm CES không chỉ là sân chơi của các công ty lớn, mà còn là nơi những nhà sản xuất nhỏ công bố thành tựu của quá trình nghiên cứu và phát triển trước công chúng. "Năm nay, ngành công nghiệp đang bước vào thời kỳ chuyển giao công nghệ, giống như từ điện thoại cơ bản lên điện thoại thông minh", Tuong Nguyen, chuyên gia phân tích của Gartner nói.
Nhiều công ty đã thể hiện sự quan tâm với thiết bị đeo tiên tiến như kính thực tế tăng cường (AR), nhưng những sản phẩm đột phá có thể chưa xuất hiện trong năm 2020. "Tôi cho rằng cần một khoảng thời gian nữa, ít nhất vài năm, trước khi chúng ta chứng kiến tiến bộ lớn tiếp theo sẽ được ứng dụng hàng loạt", Nguyen nói thêm.
Theo vnexpress
Sau nhiều thập kỷ, cuối cùng Apple cũng chịu tham dự CES 2020 và đây là sản phẩm được hãng giới thiệu Kể từ CES 1992, Apple đã không tham dự triển lãm công nghệ này. Tuy nhiên, trong một động thái mới khá bất ngờ, Apple xác nhận sẽ chính thức tham dự CES 2020, chứ không phải cái kiểu góp mặt cho có như hồi CES 2019. Tại CES 2019, Apple chỉ treo một tấm biển quảng cáo khổng lồ có nội dung:...