Quên ghi mã chuyên ngành có phải làm lại hồ sơ?
Nên chọn ngành CNTT của ĐH Bách khoa hay Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông? Quên không ghi mã chuyên ngành có phải làm lại hồ sơ? Học viện Báo chí & Tuyên truyền có tuyển sinh hệ liên thông?
Cháu muốn học ngành Kinh doanh Nông nghiệp khối D của trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, vậy cháu phải làm hồ sơ như thế nào?(nguyenyennhi31121995@gmail.com)
Cháu làm hồ sơ bình thường đăng ký theo mã ngành kinh doanhmà trường đã công bố trong cuốn “Nhữngđiều cần biết”.
Nếu em học ngành Công nghệ thông tin thì nên học ĐH Bách khoa hay là HV Bưu chính viễn thông? Khả năng của em chỉ được tầm 17 điểm chưa kể điểm cộng. Nếu học thì nên học Bưu chính hệ ngoài ngân sách hay học hệ cử nhân của Bách khoa? Và hệ ngoài ngân sách của trường Bưu chính học phí có cao không. Hoặc nếu tầm dưới 17 điểm thì em nên học trường gì về ngành CNTT. Hiện tại em vẫn đang phân vân giữa 2 trường này. Trong hồ sơ ĐKDT, số CMT thì ghi bỏ 3 ô đầu hay 3 ô cuối? (hoangquyengroup@gmail.com)
2 trường này đều là những trường có bề dày đào tạo về ngành này nên trường nào đào tạo cũng tốt, em học
trường nào cũng được. Năm 2012, mức điểm chuẩn của Học viện CN Bưu chính viễn thông, ĐH Bách khoa Hà Nội đều từ 17 điểm trở lên.Học phí của Học viện hiện tại 860.000đ/tháng.Học Bách khoa thì học phí không cao theo quy định của nhà nước.
Nếu mức điểm của em dưới 17 điểm, em có thể đăng ký Trường ĐH FPT nhưng trường này học phí cũng cao. Em nên cân nhắc kỹ việc chọn trường sao cho phù hợp với kinh tế gia đình, năng lực học tập của mình.
Việc điền số CMT trong hồ sơ, em điền 9 ô phần cuối, bỏ trống 3 ô đầu.
Năm nay, em dự thi Học viện Bưu chính Viên thông. Em đăng kí vào ngành Kê toán nhưng quên không ghi chuyên ngành mặc dù ngành đó có chuyên ngành. Hỏi em có phải làm lại hô sơ không? (khongoanh@hotmail.com.vn)
Không sao em ghi đầy đủ tên ngành đăng ký là đủ. Khi em vào trường học rồi thì lúc đó mới tính đến chuyên ngành.
Em đăng kí trường ĐH hoa học XH&NV khoa Viêt Nam học, đã nôp hô sơ tại trường THPT. Tuy nhiên, em muôn đăng kí ngành khác của ĐH Khoa học XH&NV và không dự thi ngành cũ nữa thì nên làm thê nào? Bên cạnh đó, em muôn đăng kí vào Trường ĐH Lao đông Xã hôi cùng khôi D1 với Trường Khoa học XH&NV thì nên ghi hô sơ thê nào vì trường đó chỉ xét tuyên mà không thi tuyên? (hotuyetle.102@gmail.com)
Video đang HOT
Em có thể làm thêm bộ hồ sơ ĐKDT nữa.Do cùng khối thi D1 nên theo Ban tư vấn em cần cân nhắc kỹ giữa Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Lao động Xã hội để lựa chọn. Em có thể dự thi ở trường ĐH Xã hội nhân văn, trong trường hợp không đỗ, em có thể xét tuyển sang trường ĐH Lao động Xã hội.
Đối với cách ghi NV1 vào trường ĐH không tổ chức thi. Trong mục 3,em không cần ghi mã ngành ở mục 2 (là ghi trường sẽ dự thi nhưng không có nguyện vọng học) nhưng tại mục 3 phải ghi đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi và mã ngành của trường mà thí sinh có nguyện vọng học. Thí sinh ghi tên chuyên ngành đào tạo (nếu có) theo tên chuyên ngành đào tạo được đăng ký trên trang thông tin điện tử của trường ĐKDT (hoặc trường không tổ chức thi).
Trong kì tuyển sinh năm nay, Học viện Báo chí Tuyên truyền có tuyển sinh liên thông chính quy theo thông tư 55 của Bộ GD-ĐT hay không?(dieullinh@gmail.com)
Học viện Báo chí & Tuyên truyền năm nay chưa tuyển sinh hệ liên thông.
Năm nay em dự định thi vào trường ĐH Văn hóa, ngành Việt Nam học, c huyên ngành Hướng dẫn du lịch quốc tế. Theo như trang mạng của trường thì ngành Việt Nam và chuyên ngành Hướng dẫn du lịch quốc tế có 2 mã ngành khác nhau. Em phân vân không biết phải ghi mã ngành như thế nào? ( mtduys@gmail.com)
Em ghi theo mã chuyên ngành Hướng dẫn du lịch quốc tế.
Hiện nay em đang học ĐH năm thứ nhất. Em muốn thi lại vào 1 trường khác (không thuộc khối quân đội). Nếu thi đỗ thì em có được học cả 2 trường không? (bichhuong.hup@gmail.com)
Em chỉ được chọn 1 trong 2 trường để học.
Năm nay em định thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngành Khoa học quản lý nhà nước – D310201. Nếu em thi đỗ, em có thể chuyển sang ngành/khoa khác được không? (thanh171194@yahoo.com)
Năm 2013, Học viện thực hiện xét điểm trúng tuyển theo ngành đối với từng khối thi. Riêng đối với những ngành có nhiều chuyên ngành, Học viện xét điểm trúng tuyển theo chuyên ngành. Điểm các môn thi có hệ số 1. Do vậy, em không được chuyển sang ngành và khoa khác.
Ban Tư vấn tuyển sinh
Theo dân trí
Gặp chàng trai quê lúa giành vé vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia
Giành chiến thằng thuyết phục và lọt vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia nhưng Nguyễn Văn Nam (huyện lúa Yên Thành, Nghệ An) vẫn cho rằng đó chỉ là may mắn. Với chàng trai này, thắng thua không phải là vấn đề quan trọng nhưng đã đi thi là phải cố gắng hết mình.
Cậu học trò quê lúa Nguyễn Văn Nam và niềm vui lọt vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia.
Đã hơn 1 tuần trôi qua nhưng người dân quê lúa Yên Thành (Nghệ An) vẫn "sôi sùng sục" trước thông tin em Nguyễn Văn Nam xuất sắc giành một suất vào trận chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2013. Gặp Nam ở Trường THPT Phan Đăng Lưu khi em mới trở về từ Hà Nội sau cuộc thi quý, Nam hồn nhiên, nghịch ngợm và khá liến láu về bản thân.
Sinh ra trong một gia đình có mẹ làm giáo viên cấp 2, bố là cán bộ của môt công ty thủy lợi, từ nhỏ, Nam được mẹ bao bọc "như nuôi gà con". Nam lên lớp 5, chị Phạm Thị Thu Hằng (Giáo viên Trường THCS Bạch Liêu - Yên Thành) mới nhận ra cách dạy con của mình chưa phù hợp và quyết định "thả" con ra ngoài và hướng con tham gia các hoạt động xã hội. Năng khiếu của Nam dần được bộc lộ và em trở thành hạt nhân trong các phong trào văn hóa, thể dục thể thao của trường.
Nam tự nhận mình là học không xuất sắc. "Điểm số cao nhất của em là môn thể dục quốc phòng, còn môn học tốt nhất của em là tiếng Anh, Hóa học. Các môn học khác thì cũng chỉ làng nhàng thôi", Nam chia sẻ. Thế nhưng chính cậu học trò này, với niềm đam mê đặc biệt với cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, đã đến gặp ban giám hiệu đề nghị được tạo điều kiện tham gia sân chơi này.
"Em có niềm yêu thích đặc biệt với Đường lên đỉnh Olympia ngay từ khi chương trình này bắt đầu, lúc đó hình như em đang học cấp 1. Lúc nào em cũng mơ mình sẽ được tham gia cuộc thi này nhưng chỉ quyết tâm để hiện thực hóa ước mơ khi lên cấp 3", Nam tâm sự. Với Nam, động lực tham gia Đường lên đỉnh Olympia chỉ để thực hiện ước mơ từ khi còn nhỏ. Và chính cậu cũng bất ngờ với những kết quả mình đạt được.
Hồ sơ đăng ký dự thi của Nam được gửi đi từ hồi tháng 9/2012. Đợi mãi không thấy ban tổ chức liên lạc, cứ nghĩ rằng mình không đủ điều kiện tham gia, Nam tập trung cho việc ôn thi đại học. Ngày 5/3, em nhận được điện thoại từ ban tổ chức. Chỉ có 7 ngày để chuẩn bị nhưng em vẫn quyết định tham gia và không đặt mục tiêu phải giành chiến thắng lên đầu tiên. Để tạo điều kiện hết mức cho Nam, ban giám hiệu Trường THPT Phan Đăng Lưu đã cử hẳn một "Hội đồng cố vấn" hộ tống Nam ra Hà Nội để bồi dưỡng thêm kiến thức trước trận đấu.
Trong suốt các cuộc thi tuần, thi tháng rồi thi quý, các "đối thủ" của Nam đều đến từ các trường THPT chuyên nổi tiếng. Thế nhưng cũng chính vì không đặt nặng vấn đề thắng thua, đi thi đấu với tâm lý thoải mái và với kiến thức khá rộng về các lĩnh vực, Nam lần lượt giành chiến thắng một cách thuyết phục để giành suất tham dự trận chung kết năm.
Được biết, Nam đã đọc rất nhiều sách báo để bổ trợ thêm kiến thức cho mình. Nói về thế mạnh ở môn tiếng Anh, Nam chia sẻ: "Em thích học tiếng Anh từ nhỏ, tự học là chính. Cũng không có bí quyết gì đặc biệt nhưng em nghiêng về tiếng Anh giao tiếp nhiều hơn và thường xem phim nước ngoài, nghe nhạc quốc tế để rèn luyện khả năng nghe và nói tiếng Anh". Với khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt, năm 2012, Nam giành giải Nhất giao lưu tiếng Anh toàn tỉnh Nghệ An và được một suất tham dự trại hè tiếng Anh tổ chức tại Thái Lan.
"Chàng trai vui tính nhất lớp" không đặt nặng vấn đề thắng thua nhưng hy vọng sẽ đưa vòng nguyệt quế cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia về với đất học xứ Nghệ.
Môi trường giáo dục gia đình cũng đã giúp Nam rất nhiều trong việc trang bị kiến thức tổng hợp về mọi mặt đời sống xã hội. Chị Phạm Thị Thu Hằng - mẹ của Nam chia sẻ: "Trong gia đình, mọi người đều có quyền đề đạt ý kiến và tranh luận bình đẳng với nhau trước mỗi vấn đề, tất nhiên là phải phải chứng minh được ý kiến của mình là đúng. Ngoài ra, gia đình tôi thường tổ chức và duy trì trò chơi hỏi đáp từ khi các con còn nhỏ. Các thành viên trong gia đình đều có thể sưu tầm, đưa ra câu hỏi cho các thành viên khác trả lời. Nếu trả lời sai sẽ bị chê. Bởi vậy ai không muốn chê thì phải cố gắng thôi".
Trận chung kết năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia dự kiến diễn ra vào tháng 7, trong khi đó Nam đang phải tập trung cho kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học, do vậy việc ôn luyện cho cuộc thi sẽ bị hạn chế. Cậu học trò quê lúa cho biết: "Em không đạt nặng vấn đề thắng thua nhưng sẽ cố gắng hết mình để giành thành tích cao nhất. Trong trận đấu quan trọng này, kiến thức thì chia đều 25% cho cả 4 thí sinh. Ai tự tin, bình tĩnh và có bản lĩnh hơn thì người đó có nhiều cơ hội hơn".
Nam cũng tiết lộ, mục tiêu lớn nhất bây giờ là kỳ thi tuyển sinh đại học. Em cho biết đã đăng ký dự thi khoa Tự động hóa Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và khoa Kinh tế đối ngoại Trường ĐH Ngoại thương.
Thầy Bùi Văn Hưng - hiệu trưởng Trường THPT Phan Đăng Lưu cho biết: "Nam có kiến thức khá chắc, có lợi thế về môn tiếng Anh và là hạt nhân trong các phong trào văn hóa - thế dục thể thao của trường. Trong các cuộc thi tuần, thi tháng và thi quý, Nam có chiến thuật thi đấu khá tốt, bình tĩnh nên đã lần lượt vượt qua các đối thủ nặng ký đến từ các trường chuyên nổi tiếng khác. Với kiến thức của Nam, nhà trường cũng rất hy vọng em sẽ đưa vòng nguyệt quế lần đầu tiên về với đất học Nghệ An".
Hoàng Lam
Theo dân trí
3 trường đại học công bố chỉ tiêu tuyển thẳng 2013 Đó là các trường ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Dược và Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông. Riêng ĐH Quốc gia Hà Nội không giới hạn chỉ tiêu tuyển thẳng. Cụ thể, ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển thẳng những thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực, quốc tế, những thí sinh là thành...