“Quên camera 108MP đi, độ phân giải tối ưu nhất hiện nay phải là 12MP”
Đây là quan điểm của cây viết Ryan- Thomas Shaw trang Android Authority.
Hiện tại đã đi gần hết năm 2019 và một số hãng smartphone vẫn ‘dậm chân tại chỗ’ với camera 12MP – Apple, Google. Trong khi đó, rất nhiều điện thoại đang có camera 40MP hay 48MP, thậm chí mới đây Xiaomi còn đi đến 108MP. Nhưng thực tế thì độ phân giải 12MP vẫn đang rất lý tưởng trên smartphone rồi. Chúng ta chưa cần đến mức 108MP như Xiaomi đang khoe khoang đâu!
Các hãng điện thoại Trung Quốc đang tích cực chạy đua số ‘chấm’ – 48MP, 64MP thậm chí là 108MP
Tại sao ư? Dung lượng bộ nhớ, thời gian xử lý, chụp thiếu sáng, độ phân giải khi quay video và thiết bị thưởng thức nội dung. Bên cạnh các yếu tố trực tiếp đó, thời lượng pin và hiệu suất ứng dụng camera cũng là những lí do gián tiếp để chúng ta không cần quan tâm camera 108MP. Bây giờ, tôi sẽ giải thích kỹ hơn với các bạn để thấy vì sao 12MP lại lí tưởng hơn 108MP thời điểm hiện tại.
Càng nhiều điểm ảnh, càng ngốn dung lượng
Điểm ảnh nhiều hơn đương nhiên lượng dữ liệu cần được xử lý cũng nhiều hơn. Hệ quả là chúng ta cần thời gian lưu ảnh lâu hơn, thời lượng pin bị hao đi một chút. Điều này đặc biệt đúng với những chiếc smartphone giới hạn phần cứng hay các chế độ đặc biệt, như Night Mode hay Portrait Mode, có rất nhiều thuật toán phức tạp cần phải xử lý.
Bạn sẽ nhanh chóng hết sạch dung lượng lưu trữ vì các bức ảnh quá nặng
Không chỉ tốn nhiều thời gian xử lý ảnh và pin, lượng dữ liệu khổng lồ cũng cần chỗ chứa rộng rãi hơn. Như vậy, bạn sẽ tốn thêm nhiều không gian lưu trữ. Với những người có thói quen chụp ảnh mọi lúc, hàng ngàn bức ảnh sẽ ních đầy vào bộ nhớ trong của bạn, hoặc ‘đám mây’ sẽ là phương án dự phòng hợp lý. Nhưng nhìn chung, sau vài năm sử dụng bạn chắc chắn không muốn thấy thông báo bộ nhớ đầy chỉ vì ảnh có độ phân giải quá cao.
Các màn hình của chúng ta không hiển thị nhiều hơn một tấm ảnh 12MP
Sự thật mà rất ít ai nói với bạn: Hầu như các màn hình mà chúng ta dùng để xem ảnh hay video đều có độ phân giải không nhiều hơn Ultra HD. Với độ phân giải 4K UHD rất phổ biến trên màn hình máy tính, TV và một số ít điện thoại dòng Xperia, chúng chỉ có khoảng 8,3 triệu điểm ảnh.
Hầu hết các màn hình hiển thị ảnh và video hiện nay không có nhiều hơn 8,3 triệu điểm ảnh
Như vậy, camera 12MP hay 12 triệu điểm ảnh hoàn toàn đủ để đáp ứng hầu hết các màn hình hiển thị. Từ những màn hình di động chỉ 5 đến 6 inch, máy tính (từ 13 đến 32 inch, gồm cả laptop lẫn màn hình desktop), TV hay kể cả máy chiếu. Một sự thật thú vị nữa: hầu như camera chụp tele cũng chỉ có độ phân giải 12MP mà thôi.
Quay video chủ yếu vẫn dừng lại ở 4K
Khoảng 5 năm trở lại đây, quay video 4K UHD đã trở thành tiêu chuẩn của ngành công nghiệp, bao gồm cả smartphone. Như đã nói ở trên, một camera 12MP hoàn toàn có thể đáp ứng được, chẳng cần đến 108MP. Bất kể là bạn muốn quay 2160p@60fps, 720p@1000fps,… miễn là chip xử lý ảnh (ISP) có thể đảm đương được.
Video đang HOT
Chụp ảnh hay quay phim, camera 12MP cũng đều đáp ứng đủ
Vừa rồi Qualcomm công bố Snapdragon 865 có thể ‘cân’ được cả quay phim 8K. Điều này đồng nghĩa chúng ta sẽ cần đến một cảm biến 33MP trở lên. Tuy nhiên, xem xét việc ngay cả nhiều máy quay chuyên dụng hiện nay cũng chưa đạt tới 8K, TV hay màn hình máy tính độ phân giải này cũng rất hiếm (và cực kỳ đắt nữa), liệu smartphone có cần thiết?
Độ phân giải chỉ là một phần câu chuyện
Lượng điểm ảnh không quyết định đến chất lượng ảnh. Đừng để con số Megapixel làm mê hoặc bạn. Vẫn còn nhiều yếu tố quan trọng khác như dynamic range, độ chính xác màu sắc, thấu kính… Rất nhiều điện thoại hiện nay chụp rất khá mà chỉ có camera 12MP thôi, Google Pixel 4, Apple iPhone 11 hay Samsung Galaxy S10, Note 10,…
Ảnh chụp từ Pixel 1
Ảnh chụp từ Pixel 4
So sánh camera 12MP của Pixel đời đầu (năm 2016) và Pixel 4 (năm 2019). Chúng ta dễ nhận ra dù chúng có cùng độ phân giải, nhưng nâng cấp về phần cứng lẫn phần mềm mới khiến ảnh của Pixel 4 có dynamic range rộng hơn, màu sắc đẹp hơn.
Trong khi Google đã là một “lão đại” về sử dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao chất lượng ảnh, các hãng Android khác lại phụ thuộc vào một công nghệ gộp điểm ảnh (pixel binning). Nó sẽ giảm độ phân giải bức ảnh xuống 4 lần nhằm đánh đổi cho lượng chi tiết phong phú hơn. Tức camera 40MP chỉ chụp ra ảnh 10MP, 48MP sẽ thành 12MP.
Nhiều smartphone hiện nay gộp điểm ảnh để chụp thiếu sáng tốt hơn
Các hãng sẽ gộp 4 điểm ảnh liền kề làm một và xử lý thông tin của cả 4 như thể đó là 1 điểm ảnh. Đó là lí do vì sao lượng thông tin thu được giàu có hơn. Nếu muốn có độ phân giải đầy đủ, bạn phải hy sinh dynamic range, khả năng thu sáng. Trong khi với một camera 12MP thông thường, bạn chẳng phải quan tâm đến điều kiện đủ sáng hay không để chụp ảnh ở độ phân giải cao nhất. Chỉ đơn giản là chụp và thuật toán sẽ lo nốt phần còn lại.
Với smartphone, phần mềm đang trở nên quan trọng hơn
Do phần cứng camera trên smartphone quá nghèo nàn, các nhà sản xuất phải dựa vào phần mềm để cải thiện chất lượng. Khái niệm “AI camera” chắc hẳn bạn không còn lạ nữa. Những hãng có camera ấn tượng nhất như Google, Apple, Samsung, Huawei đều tập trung nhiều vào việc xử lý ảnh bằng thuật toán.
Ảnh chụp từ OnePlus 7 Pro ứng dụng camera gốc
Ảnh chụp từ OnePlus 7 Pro qua Google Camera
Dưới đây là ảnh chụp từ cùng một máy OnePlus 7 Pro. Chỉ khác là ứng dụng chụp ảnh gốc và ứng dụng Google Camera. Kết quả từ ứng dụng Google cho thấy dynamic range rộng hơn, màu sắc chân thật hơn. Còn ở ứng dụng gốc của OnePlus, tương phản và bão hòa màu được đẩy cao hơn nhưng lại không trong trẻo bằng ảnh từ Google Camera.
Thêm nữa, độ phân giải thấp giúp mỗi điểm ảnh riêng lẻ lớn hơn, đem đến cơ hội thu sáng nhiều hơn. Nếu có hai cảm biến hầu như tương tự nhau về thông số, chỉ có khác biệt độ phân giải 12MP và 48MP. Cảm biến 12MP rõ ràng ‘hứng’ được nhiều ánh sáng hơn, qua đó cung cấp thông tin xử lý ảnh dồi dào hơn. Ví dụ với ảnh chụp từ Xiaomi Mi 9, kết quả vô cùng choáng váng! Thông tin màu sắc và dynamic range bị mất mát khá nhiều khi chuyển sang chế độ chụp 48MP.
Ảnh chụp từ Xiaomi Mi 9 chế độ 48MP
Ảnh chụp từ Xiaomi Mi 9 chế độ 12MP
Hiện tại, 12MP là quá đủ cho smartphone!
Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn đang bị giới hạn nhiều ở chất lượng thấu kính, bộ xử lý, dung lượng bộ nhớ,… Vậy nên cố gắng nhồi nhét điểm ảnh chỉ tạo thêm gánh nặng không cần thiết cho hệ thống.
Camera 12MP là đủ đáp ứng nhu cầu của bạn trên điện thoại, quan trọng là thuật toán của các hãng tối ưu sâu đến đâu với phần cứng. Không phải là tăng megapixel lên ngang với… cảm biến medium format của máy ảnh. Bạn biết đấy, ngay cả Sony Alpha A7R IV cũng đang dùng cảm biến full-frame 61MP mà thôi!
108MP để làm gì khi chip xử lý thiếu hụt sức mạnh, thuật toán chưa đủ đầu tư, chất lượng thấu kính bị cắt giảm, cảm biến thì bé tí xíu?
Theo GenK
Apple và Google đã chứng minh phần mềm chụp ảnh quan trọng hơn nhiều so với độ phân giải cao
Sức mạnh của máy ảnh đang trở thành yêu tố định hình smartphone ở thời điểm hiện tại.
Các nhà sản xuất điện thoại từ phân khúc tầm trung đến cao cấp đều đua nhau tích hợp cảm biến với độ phân giải lớn. Với khái niệm độ phân giải càng cao, hình chụp được càng đẹp, Apple và Google đã chứng minh được điều ngược lại trong mắt người dùng.
Một số thị trường sản xuất điện thoại, tiêu biểu là Trung Quốc đang chạy đua với thời gian để cho ra mắt những điện thoại với cảm biến tích hợp từ 48, 64 cho đến 108 megapixel. Những nhà sản xuất này cho rằng, chỉ số pixel của ống kính càng cao thì chất lượng ảnh chụp càng tốt. Nhưng đối với những nhà sản xuất điện thoại hàng đầu như Apple, Google và Samsung họ chỉ cần tích hợp cảm biến 12 MP cũng đủ để đáp ứng được hầu hết nhu cầu chụp ảnh của người dùng.
Megapixel của ống kính càng cao, chất lượng ảnh chụp càng tốt?
Về mặt lý thuyết, độ phân giải cao sẽ cho bức ảnh chụp trông rất tuyệt, nhưng để có được một bức ảnh đẹp thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Một số điện thoại có ống kính với độ phân giải cao nhưng lại cho một bức ảnh trông rất mờ và thiếu chi tiết. Lý do là ngoài pixel, điện thoại cần tích hợp một cảm biến chất lượng kết hợp với thuật toán xử lý ảnh tốt để tạo một bức ảnh có độ phân giải cao.
Giả thuyết này liệu có thuyết phục bạn? Cùng kiểm tra cuộc đọ sức giữa cảm biến 48 MP tích hợp trên Honor 9X (bên phải) và cảm biến 12 MP trang bị trên Pixel 3 (bên trái). Hình ảnh cho thấy Pixel 3 có chỉ số cảm biến thấp hơn rất nhiều Honor 9X nhưng lại cho bức ảnh có màu sắc và chi tiết hơn.
Các cảm biến máy ảnh trên điện thoại đã cải thiện rất nhiều vào năm 2019, nhưng phần cứng của chúng không khác nhau nhiều.
Tại sao những cảm biến có độ phân giải "khủng" nhưng lại cho bức ảnh có độ chi tiết kém hơn? Câu trả lời chính là bộ lọc Quad-Bayer, bạn có thể xem chi tiết về bộ lọc Bayer (tại đây). Thay vì sử dụng bộ lọc Bayer truyền thống, các nhà sản xuất điện thoại tầm trung thường sử dụng mẫu lọc Quad-Bayer. Cảm biến Quad-Bayer cho phép phần mềm camera chụp được hai tấm ảnh cùng lúc. Điều này cho phép xử lý ảnh (HDR và chế độ ban đêm) trên điện thoại tốt và chất lượng ảnh đẹp hơn.
Đổi lại, chi tiết ở điều kiện thường sẽ không thể bằng được một camera 12 MP thông thường. Lúc này cần có thuật toán để làm bức ảnh đẹp hơn, điều mà điện thoại tầm trung hoặc giá rẻ không có. Điểm mấu chốt trong vấn đề này là không nên tin vào các con số, hãy tin tưởng vào hình ảnh mà điện thoại chụp được.
Nhiếp ảnh nhờ thuật toán là xu hướng của tương lai
Một số nhà sản xuất điện thoại hàng đầu hầu như không có thay đổi về phần cứng máy ảnh trong nhiều năm. Thay vào đó, họ tập trung cải thiện phần mềm và thuật toán xử lý để cho người dùng chụp được bức ảnh tốt nhất.
Những cải tiến trong xử lý ảnh đang tạo ra chi tiết ảnh tốt hơn, cân bằng độ sáng và màu sắc ngay cả khi người dùng chụp ảnh ở môi trường ánh sáng mạnh và yếu. Thiếp ảnh nhờ thuật toán cũng cung cấp cho người dùng nhiều tính năng thú vị hơn, bao gồm chế độ chụp đêm, phát hiện cảnh và người nhờ AI...
Dưới đây là một số bức ảnh được chụp nhờ sự hỗ trợ của thuật toán, bao gồm bức ảnh chụp trong môi trường thiếu sáng của iPhone và khả năng chụp ảnh ấn tượng của Pixel 4.
Các nhà sản xuất điện thoại Apple, Google và Samsung đã chứng minh thiếp ảnh nhờ thuật toán là con đường phát triển của tương lai
Các bức ảnh tuyệt vời được chụp từ máy ảnh của điện thoại Apple, Google hay Samsung không chỉ phụ thuộc vào phần cứng mạnh mẽ, thay vào đó là bộ xử lý hình ảnh và cơ chế máy học. Apple, Huawei và Samsung đã tăng gấp đôi khả năng xử lý trong chip tích hợp của họ, trong khi Google có xu hướng tích hợp bộ xử lý Neural Core bổ sung. Những con chip hoạt động riêng biệt này là cần thiết để chạy thuật toán một cách hiệu quả mà không làm giảm thời lượng pin của thiết bị.
Bài viết trên là lời giải thích cho câu hỏi "Chỉ số pixel của cảm biến máy ảnh càng cao, ảnh chụp được càng tốt?". Tuy nhiên, không ngoại trừ khả năng xuất hiện trường hợp chứng minh được điều tương tự.
Theo thegioididong
Bất ngờ với thị trường smartphone tại Ấn Độ Thống kê tăng trưởng thị trường smartphone quý 3 vừa qua tại Ấn Độ tạo ra rất nhiều sự bất ngờ Thị phần smartphone Ấn Độ tại quý 3 - 2019 Mặc cho nền kinh tế đang có phần đi xuống, tuy nhiên thị trường smart phone tại Ấn Độ đột nhiên tăng mạnh và đạt mức cao nhất mọi thời đại ở...