Quấy rối tăng cao trên Instagram
Dựa vào số liệu của cảnh sát cung cấp, các trường hợp kẻ xấu lợi dụng Instagram để tiếp cận và dụ dỗ trẻ em đã tăng gấp ba lần so với năm 2017.
Phụ huynh cần chú ý và giám sát kỹ hơn khi trẻ em sử dụng mạng xã hội – Ảnh: AFP
Theo Business Insider, Instagram đang trở thành nơi lý tưởng cho kẻ xấu thực hiện mục đích quấy rối hoặc dụ dỗ trẻ em. Hiệp hội Quốc gia Phòng Chống Bạo hành trẻ em (NSPCC) tại Anh cho biết các hành vi đó đã được ghi nhận 428 lần từ tháng 4 đến tháng 8.2018, tăng hơn 3 lần so với 126 vụ trong cùng thời điểm vào năm 2017.
Phía cảnh sát Anh cũng xếp hạng tần suất các hành vi dụ dỗ trẻ em diễn ra trên những mạng xã hội khác nhau dựa vào 1.317 vụ bị họ phát hiện. Instagram đứng nhất khi chiếm 32% trên tổng số vụ, theo sau là Facebook (23%) và Snapchat (14%). Ngoài ra còn có Twitter và một trò chơi online tên House Party.
NSPCC chia sẻ rằng các bé tuổi từ 12 – 15 là đối tượng thường bị nhắm đến bởi kẻ xấu, nhưng trẻ em 5 tuổi cũng được ghi nhận đã bị tiếp cận. Instagram có quy định nêu rõ tuổi của người dùng phải tối thiểu là 13, nhưng rất khó để kiểm soát người dùng có tuân thủ hay không. NSPCC rất quan ngại về thông tin vừa được công bố và khẳng định Instagram cần phải tạo ra những biện pháp bảo vệ kỹ càng khi họ cung cấp dịch vụ.
Đại diện của Instagram chia sẻ phía họ đang sử dụng những công nghệ tiên tiến cũng như phối hợp với cảnh sát để chống lại tình trạng này. Người này nói việc bảo đảm sự an toàn cho người dùng trẻ tuổi nằm trong những ưu tiên hàng đầu của nền tảng.
Dụ dỗ trẻ em trên mạng là mối quan tâm của chính phủ Anh và các công ty có thể bị phạt hàng tỉ USD nếu như họ thất bại trong việc loại bỏ những nội dung độc hại liên quan.
Theo thanh niên
8 kiểu Instagram Stories bị cho là dễ gây tức mắt nhất, đã ai "dính" đủ trọn bộ chưa?
Phổ cập văn hóa đăng Stories cũng là cả một nghệ thuật sống ảo cho hợp tình hợp lý trên Instagram đó nha.
Video đang HOT
Tính năng Stories đang là một trong những đặc trưng được yêu thích và sử dụng nhiều nhất của Instagram. Dù cho đó vẫn là một sản phẩm "cóp nhặt" nguồn gốc từ Snapchat, nhưng chính những đổi mới riêng rẽ và sáng tạo, lạ lẫm đã thuyết phục tâm trí mọi người một cách hoàn toàn, không hề phản tác dụng với hàng loạt các hình thức đăng Stories khác nhau.
Thế nhưng, không vì thế mà trải nghiệm đăng/xem Stories luôn luôn được tất thảy mọi người yêu thích. Sau đây là 10 kiểu Stories được cho là "chướng mắt nhất" được trang tin Mashable vui nhộn tự tìm hiểu từ thói quen dùng Instagram nói chung và tổng hợp lại. Cùng khám phá xem đó là gì nhé.
1. Thông báo về post mới
Post ảnh riêng lên trang cá nhân là một chuyện, đăng Stories là một chuyện khác, chúng sinh ra để phục vụ những mục đích riêng rẽ khác nhau.
Tất nhiên, chẳng ai cấm bạn dùng thứ này để nhắc đến thứ kia, vì xét cho cùng cũng chẳng có gì vi phạm hay sai trái gì cả. Chỉ đơn giản là nhiều người cảm thấy hơi lố bịch khi đã đăng ảnh xong phải kèm thêm một Story giới thiệu về việc đó. Đối với họ, nếu ảnh đã đăng lên, tự khắc nó sẽ hiện cho bạn bè thấy, chẳng chạy đi đâu được cả. Nếu ảnh đẹp và hot, tự khắc nó sẽ nhiều Like, chẳng cần phải nhắc khéo qua Stories.
2. Khoe hình đi tập luyện
Thật tốt khi người người nhà nhà ngày nay đều đi tập gym, hoặc chí ít là rèn luyện một bộ môn nào đó để cải thiện cơ thể. Nhiều người thừa nhận những bức hình mướt mát mồ hôi trông khá hot và lạ lẫm so với nhiều ảnh đời thường khác, nhưng vẫn có phần "gậy ông đập lưng ông" vì trông không tự nhiên, hoặc cảm thấy bối rối. Hơn nữa, họ không lo lắng cho bàn tay mải tập luyện bị dính bẩn và mồ hôi lại cầm vào smartphone để quẹt trái lướt phải hay sao...
3. Quay lén rồi up Stories
Sẽ chẳng có gì đáng lo nếu bạn bè mình muốn được ghi hình lại và đăng lên đâu đó để chia sẻ lẫn nhau, nhưng ít nhất chúng phải được họ xem qua và góp ý trước khi "lên sóng". Đặc biệt, tệ hơn nữa là việc ghi hình liên tục mọi lúc mọi nơi như thể thu thập chứng cứ cả đời của người ta, hay thậm chí là... quay lén cả người lạ khi thấy gì đó hay ho. Đó không nên bị ngộ nhận là hành vi cool ngầu chút nào cả, đôi khi có thể... bị kiện vì vi phạm hình ảnh riêng tư khi chưa được phép nữa.
4. Lồng nhạc vào Stories nhưng không dùng sticker Music
Instagram đã và đang làm hết sức để phục vụ người dùng, liên tục cập nhật các tính năng mới để thỏa mãn nhiều nhu cầu sống ảo đa dạng. Mới đây nhất, khả năng lồng nhạc trực tiếp vào Stories qua Sticker Music đã được update cho người dùng Việt Nam, nhưng thực ra đã có mặt cho nhiều khu vực khác trên thế giới từ vài tháng trước rồi.
Hãy là một người lồng nhạc Stories có tâm: Dùng sticker Music thay vì phát nhạc từ loa khác để thu vào smartphone.
Đó cũng là lý do cư dân mạng quốc tế sớm nhận ra sự ngược đời khi nhiều người vẫn có thói quen.. cố tình thu ghép nhạc từ một thiết bị loa ngoài khác khi quay Stories. "Tại sao phải khổ sở dùng tới 2 thiết bị để phát nhạc vào nhau, lại còn không đảm bảo chất lượng thu trong khi có sẵn nhạc ghép trực tiếp từ Sticker Music?" - đó là một trong những câu hỏi thường trực trong đầu rất nhiều người.
5. Kể lể liên hồi quan điểm cá nhân thái quá
Quyền chia sẻ lên mạng xã hội những quan điểm cá nhân là hoàn toàn đúng, vì đó là mục đích của những Facebook, Instagram được sinh ra. Thế nhưng, mấy ai hiểu được độ phức tạp của lòng người, họ hầu như không thích những ai cố tình chia sẻ quá nhiều, đặc biệt là những phát ngôn thái quá, mạnh mẽ lặp lại liên tục thường ngày về đủ thứ chuyện trên trời dưới bể.
Xu hướng người dùng mạng xã hội vẫn luôn thích được cuốn vào những nội dung tươi sáng, vui vẻ và hài hước hơn là các drama nhỏ lẻ liên tục xuất hiện. Một vài biến cố thi thoảng có là vừa vặn, nhưng tần suất nhiều hơn thì sẽ phản tác dụng ngay lập tức với số đông cư dân mạng.
6. Tường thuật trực tiếp một ngày kỷ niệm hay sự kiện cá nhân
"Hôm nay là sinh nhật 20 tuổi của mình, và sau đây là 19275 chiếc Stories ghi lại cảnh tổ chức cũng như kết quả!" - đó là kiểu người dùng Instagram gần như sẽ gặp những cái lắc đầu ngay lập tức khi bạn bè thấy.
Nhìn đống thanh gạt Stories ở rìa trên màn hình mà phát sợ...
Nếu đang tận hưởng một cuộc vui, lời khuyên sáng suốt nhất là hãy gạt bỏ những yếu tố sống ảo nhiều nhất có thể ra để thực sự sống trong khoảnh khắc đó. Điều này vừa tốt hơn cho bản thân, vừa giúp bạn bè trên Instagram đỡ bị "khủng bố" bởi hàng loạt những hình ảnh party tới bến mà họ không hề tham gia cũng như có cảm xúc gì liên quan cả.
7. Chèn chữ nhưng cố tình làm nhỏ tới mức không thể đọc được
Không khó hiểu khi loại Stories trên nghiễm nhiên có chân trong danh sách này. Người đăng nó không cần phải có bằng tiến sĩ trong ngành thao túng tâm lý nhưng rất biết cách làm người khác bực mình vì kiểu khoe nửa vời như vậy. Nếu đã cố tình thu nhỏ chữ được chèn tới mức không ai đọc được, vậy tại sao không nghĩ đơn giản là đừng đăng Stories lên nữa cho xong.
8. Đăng Stories cảnh đang... lái xe
Khía cạnh này không đơn thuần là phạm trù yêu-ghét tùy quan điểm mỗi người nữa rồi, mà nó thực sự sai vì vi phạm đến chính an toàn và tính mạng của chủ nhân Stories cũng như người khác.
Chưa bàn tới chuyện mở Instagram, hành vi sử dụng điện thoại khi đang lái xe cũng khó mà thông cảm rồi, thậm chí còn xử theo pháp luật nếu bị bắt gặp. Việc đăng Stories cảnh bản thân đang lái xe không chỉ tự khiến mình rơi vào nguy hiểm, mà thực ra còn dễ khiến người xem bất bình, chẳng thèm đoái hoài nhiều lắm tới nội dung và bối cảnh bạn đang quay - cho dù đó là nội thất mới cứng của chiếc xế vừa tậu xong đi chăng nữa.
Theo Tri Thuc Tre
'Aquaman' Jason Momoa là một người đam mê nhiếp ảnh, có một bộ sưu tập máy ảnh Leica đắt giá Ai ngờ một người bận rộn với các dự án phim và các bài tập thể hình như Jason Momoa lại có thời gian để cho bộ môn nhiếp ảnh chứ! Diễn viên Jason Momoa hiện đang 'nổi như cồn' với vai diễn Aquaman trong các bộ phim của DCEU, nhưng không phải ai cũng biết anh là một người rất đam mê...