Quảng Trị “Vàng tặc” “đào nát” xã Vĩnh Hà
Từ năm 2011 đến nay, “ vàng tặc” đã trở lại Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh đào nát sông suối, rừng đầu nguồn và vườn cây cao su của bà con nơi đây. Điều đáng nói, “vàng tặc” công khai hoạt động mà không hề bị lực lượng chức năng truy quét… xử lý.
Hoạt động như chốn không người
Trung tâm xã Vĩnh Hà cách ngã 3 thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh chừng 3 Km. Đến đây, quanh khu vực UBND xã và khu dân cư thấy ngổn ngang máy móc, thiết bị đào đãi vàng của các đối tượng “vàng tặc” chủ yếu là người Bến Quan đưa vào đây tập kết để khai thác vàng.
Làm việc với chúng tôi, ông Võ Văn Sanh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hà cho biết: “Xã và huyện đã từng có ý định chốt chặn, không để người và phương tiện vào Vĩnh Hà khai thác vàng trái phép. Muốn làm vậy thì phải thành lập tổ với lực lượng liên ngành, nhưng việc làm này là trái luật nên chúng tôi đành chịu”.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi: “Về lý, về luật thì trái, nhưng việc làm này là thiết thực với địa phương và thực tế qua các lần nhân dân tiếp xúc cử tri đều rất mong muốn chính quyền, ngành chức năng thực hiện việc làm này. Vậy sao xã và huyện không thử xin chủ trương của trên?”, ông Sanh tỏ ra ấp úng: “Việc này cũng phức tạp, thực chất chúng tôi không thể làm cạn tàu ráo máng vì đụng đến người này người kia”.
Video đang HOT
“Vàng tặc” đưa máy móc tập kết quanh xã, khu dân cư như vào chốn không người; việc đào bới sông suối, rừng đầu nguồn, vườn cây cao su của người dân nơi đây còn rầm rộ hơn. Hơn 20 cây số đường sông từ vực Tiên ngay sau trụ sở UBND xã ngược lên đầu nguồn sông Sa Lung đã bị đào nát, chặn dòng, lở loét, ngổn ngang như bãi chiến trường.
“Vàng tặc” đang cày nát xã Vĩnh Hà
Vượt qua đây là các khe Ná, khe Dẻ, A Nẫy và khe Môn đang bị gần trăm con người cùng gần 20 chiếc máy xúc băm nát để tìm vàng. Dòng sông Sa Lung lịch sử từ bao đời hứng nguồn nước mát, xanh rờn đổ ra từ các vách đá núi nghìn năm, rừng già bạt ngàn của hai xã Vĩnh Ô, Vĩnh Hà chảy về tưới tắm ruộng đồng, cung cấp nước sinh hoạt cho hàng trăm hộ dân ở vùng hạ lưu, từ 3 năm nay đã bị “vàng tặc” cày xới phá nát lòng sông, đất đai cây cối hai bên bờ trở nên đỏ quạch, hôi thối.
Người dẫn đường khoát một vòng tay quanh chỗ chúng tôi quan sát, ghi hình, buồn bã: “Đời sống của người dân Vĩnh Hà vốn khó khăn nay càng trở nên khó khăn hơn vì sông suối, núi rừng, đất đai sản xuất đã bị “vàng tặc” tàn phá quá khốc liệt”.
Bất lực và… “bảo kê”?
Trở lại vấn nạn “vàng tặc” ở Vĩnh Hà, ông Võ Văn Sanh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hà cho biết: “Các đối tượng “vàng tặc” làm mưa làm gió ở địa phương từ 3 năm nay. Tháng 7/2011, huyện và tỉnh tổ chức đợt cao điểm… “vận động” “vàng tặc” ra khỏi địa bàn. Vĩnh Hà nhờ đó được yên ắng, nhưng chỉ sau 2 tháng bọn chúng lại ồ ạt tràn vào đây, khiến chính quyền, lực lượng chức năng ở cơ sở bất lực”.
Ông Sanh cho biết thêm: “Mỗi năm, xã nhiều lần tổ chức truy quét, đẩy đuổi “vàng tặc”, nhưng thực tế chúng tôi không làm xuể, đuổi đầu này bọn chúng chạy đầu kia. Do cấp xã nên các phương án đẩy đuổi, chế tài xử lý loại đối tượng này cũng bị hạn chế. Chúng tôi chủ yếu vận động “vàng tặc” ra khỏi địa bàn. Những lần chính quyền, ngành chức năng cấp huyện phối hợp với chúng tôi cũng chỉ làm thế(!)”.
“Đẩy đuổi, xử lý “vàng tặc” bằng giải pháp… vận động nghe có vẽ khôi hài, nhưng thực tế nó đã… một lần hiệu quả(!), ông Hồ Xưng, Trưởng thôn Khe Hó, Vĩnh Hà chua xót- “Đó là lần ngay trước Đại hội Đảng năm 2011. Thời điểm này, chỉ bằng một văn bản của Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh, rằng hạn cho “vàng tặc” 3 ngày sau khi có thông báo phải đưa máy móc, con người khai thác vàng ra khỏi vùng rừng, sông suối Vĩnh Hà. Văn bản này quả nhiên hiệu quả.
Còn bây giờ, cũng bằng các văn bản tương tự, nhưng dường như “vàng tặc” thấy chưa cần thiết nên chưa rút đi(!)”. Điều tra của chúng tôi cho thấy, sở dĩ việc truy quét, đẩy đuổi, triệt tiêu “vàng tặc” ở Vĩnh Hà chỉ nằm trên giấy tờ, câu khẩu hiệu cửa miệng của chính quyền, ngành chức năng các cấp ở Vĩnh Linh, Quảng Trị là do khu vực khai thác thuộc về số ít doanh nghiệp ở Vĩnh Linh. Số ít “đại gia” này lại có những quan hệ mật thiết với lãnh đạo, ngành chức năng địa phương trong quá trình “làm ăn” của họ?
Theo PLXH
Khai thác vàng trái phép ngay thành phố
Ngày 10-6, bà Nguyễn Thị Trinh, Chủ tịch UBND phường An Phú, TP Tam Kỳ - Quảng Nam, cho biết đoàn kiểm tra của Công an TP Tam Kỳ cùng Phòng Tài nguyên môi trường TP vừa đánh sập 3 hộ gia đình tổ chức khai thác vàng trái phép.
3 gia đình vi phạm quy định pháp luật gồm hộ ông Lê Quang Bửu (SN 1963, trú phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ - mua đất tại phường An Phú để sử dụng), hộ bà Hồ Thị Phương và hộ ông Nguyễn Quốc Huy, cùng trú tại phường An Phú.
Một điểm khai thác vàng gia đình ở TP Tam Kỳ - Quảng Nam vừa bị đánh sập
Trước đó, 3 chủ hộ này đều đã bị UBND phường An Phú xử phạt hành chính nhưng vì lợi nhuận trước mắt, họ lại tiếp tục khai thác vàng trái phép, bất chấp những cảnh báo nguy hại đến môi trường xung quanh.
Hiện toàn bộ máy móc cùng nhiều tang vật khác liên quan đã được lực lượng chức năng tạm giữ để tiếp tục điều tra, xử lý.
Theo NLD
Truy quét 120 đối tượng khai thác vàng trái phép Lực lượng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an tỉnh Quảng Nam vừa truy quét, xử lý 120 đối tượng đang khai thác vàng trái phép tại thôn 1, xã Tiên Lập, huyện Tiên Phước và thôn 10, xã Trà Đông, Bắc Trà My. Khai thác vàng trái phép tại Quảng Nam Lực lượng Cảnh sát môi trường đã tiến hành lập biên...